Bi hài 1001 kiểu gian nan đấu trí với hàng giả

28/06/2012 07:37
Đỗ Phương
(GDVN) - Có nhà phân phối đã chấp nhận bỏ tiền túi ra gom bằng hết số hàng giả ngoài thị trường, đành ngậm bồ hòn làm ngọt để đổi lấy sự im lặng, không tai tiếng...
Trong cuộc đấu trí sinh tồn bảo vệ uy tín, hàng thật phải tìm ra những chiêu thức khác nhau để đối phó với những “gã tầm gửi thương hiệu” đang mỗi ngày ăn bám một chuyên nghiệp.Muôn vàn nẻo tìm cách tránh đụng hàng Để tránh bị làm giả, một hãng thuốc trừ sâu đã đăng k‎ý với Cục sở hữu trí tuệ dùng độc quyền hình ảnh nghệ sỹ Văn Hiệp đã quá quen thuộc với công chúng trên nhãn hiệu của mình. Chủ nhãn hàng này tâm niệm sẽ chẳng thể xuất hiện một “Văn Hiệp thứ hai” nào khác. Từ lâu nhiều nhãn hàng đã tạo điểm khác biệt bằng cách dùng hình ảnh ông chủ hãng hoặc một nhân vật nổi tiếng. Người ta quá quen với nhãn hiệu gà rán KFC luôn có biểu tượng ông già đặc trưng, thuốc phong tê thấp Bà Giằng với biểu tượng bà chủ bài thuốc hay mới đây là loại nước giải khát “Dr Thanh” với hình ảnh và tên sản phẩm được cho là của ông chủ Tân Hiệp Phát. 
Từ lâu nhiều nhãn hàng đã tạo điểm khác biệt bằng cách dùng hình ảnh ông chủ hãng hoặc một nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích tránh đụng hàng.
Từ lâu nhiều nhãn hàng đã tạo điểm khác biệt bằng cách dùng hình ảnh ông chủ hãng hoặc một nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích tránh đụng hàng.
Không chỉ đưa hình ảnh cá nhân lên nhãn hiệu, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng đưa vào địa danh xuất xứ nổi tiếng hay đề cao bí quyết sản xuất, đồng thời chịu chi cho thiết kế màu sắc, kiểu dáng đặc biệt, in ấn công nghệ cao với hy vọng tạo được mã gen “DNA” riêng cho sản phẩm. “Mục đích làm sao đó để sản phẩm của mình khó bắt chước hơn. Hơn nữa, đây cũng là “thông điệp” quan trọng và là những cách nhận biết dễ dàng nhất dành cho khách – Ông Trịnh Kim Bảng, PGĐ Công ty Dược Âu Châu cho biết. Tuy nhiên, dù nhà sản xuất chính hãng cố gắng tạo sự khác biệt và luôn thay đổi mẫu mã nhưng  hàng giả vẫn tiếp tục cuộc bám đuổi. Đại diện một hãng dược phẩm ngoại ở Việt Nam chia sẻ trước đây khi thuốc của công ty được sản xuất ở dạng viên tròn đã bị làm giả, hãng này phải thay đổi công nghệ và sản xuất mẫu mã mới là viên dài. Thế nhưng, mẫu mã mới tiếp tục bị làm giả. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam dẫn chứng thêm: Dù có hệ thống nhãn hiệu, kiểu dáng rất đặc trưng, tưởng bất khả xâm phạm nhưng một nhãn rượu ngoại vẫn không ngờ sản phẩm của mình vẫn bị làm giả. Kẻ gian đã đục đáy chai rượu xịn ngoại, rót rượu kém chất lượng pha lẫn, hàn lại chai và dán một mảnh giấy ghi hạn sử dụng phía trên “bịt mắt” người dùng. Vỏ, tem nhãn niêm phong đều là thật, chỉ có rượu bên trong là giả. 1001 kiểu tìm cách… sống chung Một nhãn hàng lớn của Đức chuyên về mặt nạ đã bị choáng sau 6 tháng đặt chân tới Việt Nam. Bằng cách nào đó các spa đã mua được sản phẩm với giá chỉ bằng một nửa. Bình tĩnh tìm hiểu, nhà phân phối mới ngã ngửa khi biết mặt nạ của mình bị làm giả bằng cách nhập hàng trôi nổi, đóng nhãn mác như thật. Sợ ảnh hưởng đến uy tín của hãng, họ âm thầm tự bỏ tiền túi đến từng spa tìm mua lại hết số hàng giả hoặc thương lượng đổi bằng hàng thật để bảo vệ uy tín. 
Người tiêu dùng mỹ phẩm rất khó tính nên có nhà phân phối khi phát hiện có hàng giả, đã chấp nhận bỏ tiền túi ra gom bằng hết số hàng giả ngoài thị trường, đành ngậm bồ hòn làm ngọt để đổi lấy sự im lặng, không tai tiếng...
Người tiêu dùng mỹ phẩm rất khó tính nên có nhà phân phối khi phát hiện có hàng giả, đã chấp nhận bỏ tiền túi ra gom bằng hết số hàng giả ngoài thị trường, đành ngậm bồ hòn làm ngọt để đổi lấy sự im lặng, không tai tiếng...
Nhà phân phối này cho biết người tiêu dùng mỹ phẩm rất khó tính, nếu có thông tin có sản phẩm của hãng bị làm giả, thì họ sẽ tẩy chay và yêu cầu dùng sản phẩm khác chứ các spa không hề thiệt hại. Vì thế dù là người bị hại, nhưng nhà phân phối đành ngậm bồ hòn làm ngọt để đổi lấy sự im lặng. Cũng sợ bị người tiêu dùng hiểu lầm không mua hàng nữa, nhiều chủ doanh nghiệp khi sản phẩm bị làm giả đã từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khiến việc xử lý rất khó khăn. Giám đốc một công ty rượu ở Hà Nội phân bua hàng giả thì rất nhiều, cơ quan chức năng có làm hết sức cũng chỉ giải quyết được vài vụ, vì thế nếu tiết lộ thông tin công ty có rượu bị làm giả ra ngoài thì trong lúc cạnh tranh gay gắt như bây giờ người chịu thiệt hại chính là doanh nghiệp vì người tiêu dùng đi mua sản phẩm khác. Thậm chí còn có trường hợp, nhà sản xuất âm thầm mua gom hàng giả để tránh điều tiếng. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam), phương pháp này chỉ là “cực chẳng đã”, không mang tính không triệt để và lâu dài. “Nếu nói lật ngược vấn đề, nó chẳng khác gì việc tiếp tay cho tội phạm, nối giáo cho kẻ thù”, ông Hùng khẳng định. Còn ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhận xét: Doanh nghiệp lâm vào tình trạng này có hai lý do. Thứ nhất là do sợ cơ quan chức năng xử không triệt để khiến đối tượng làm hàng giả nhờn và tiếp tục vi phạm. Thứ hai, do nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng vấn đề, không đấu tranh kiên quyết.Chống hàng giả: Không cần "đao to búa lớn" Trên thực tế im lặng không phải là giải pháp khi hàng giả được nước lấn tới, có khi chiếm thị phần không kém gì hàng thật do giá rẻ. 
"Chúng tôi muốn có càng nhiều người bệnh biết và phân biệt được Hoàng Tiên Đan thật - giả càng tốt. Khi người tiêu dùng biết rõ quan điểm chống hàng giả không khoan nhượng của doanh nghiệp thì họ sẽ ủng hộ vì chống hàng giả cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho mình” – đại diện của Hoàng Tiên Đan chia sẻ.
"Chúng tôi muốn có càng nhiều người bệnh biết và phân biệt được Hoàng Tiên Đan thật - giả càng tốt. Khi người tiêu dùng biết rõ quan điểm chống hàng giả không khoan nhượng của doanh nghiệp thì họ sẽ ủng hộ vì chống hàng giả cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho mình” – đại diện của Hoàng Tiên Đan chia sẻ.
Một doanh nghiệp ở Tp.HCM phát hiện sản phẩm của họ bị nhái ở tận Hà Nội. Hàng nhái được làm rất tinh vi công nghệ cao phân phối thông qua hệ thống chân rết ở phía Bắc, ngay chính cả chủ nhãn hiệu nhiều khi cũng không phân biệt được hàng thật giả. Cực chẳng đã đơn vị này đã phải “gõ cửa” một công ty thám tử tư, nhờ họ cài cắm người thâm nhập vào cơ sở này để điều tra thu thập chứng cứ và bí mật công nghệ của đối thủ. Sau đó đơn vị này phải bỏ tiền thay đổi lại toàn bộ công nghệ, mẫu mã sản xuất hàng thật. Cách đây không lâu, một doanh nghiệp sản xuất  mỹ phẩm đã gửi công văn riêng tới đối thủ làm hàng giả, yêu cầu chấm dứt và phải rút lui êm thấm. Công văn cũng không quên nhắc nhở thêm đã có đầy đủ bằng chứng, “nếu trong vòng một tháng nếu không rút thì sẽ kiện lên tòa án”. Theo doanh nghiệp, cách làm này vừa để cảnh cáo kẻ giả mạo vừa tránh “đao to búa lớn” để yên ổn làm ăn. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc làm giả vượt gấp nhiều lần số tiền phải nộp phạt nếu có nên sau khi nhận được công văn, đối thủ đã mở rộng quy hơn mô hơn để trêu ngươi.   Cũng đồng cảnh ngộ, nhưng ngay khi phát hiện bị làm giả nhãn hàng trị gút Hoàng tiên đan đã nhanh chóng phối hợp với Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ vào cuộc. Đồng thời cho thông tin rầm rộ trên báo chí về thông tin sản phẩm bị làm giả kèm theo cách phân biệt hàng thật hàng giả. Thậm chỉ họ còn lập hẳn trang web và đường dây nóng để bệnh nhân và người nhà phản hồi thông tin nhanh hơn. Đại diện đơn vị sản xuất Hoàng tiên đan chia sẻ để tránh bị hàng giả làm phiền, bên cạnh chú ý đăng ký ở hữu trí tuệ, đưa ra mẫu mã khó làm giả thì nhà sản xuất này đã có kế hoạch chống hàng giả từ xa như lập chế độ kiểm soát nội bộ chặt chẽ để bảo vệ chất lượng và bảo mật bí quyết, thường xuyên truyền thông rộng rãi, bám sát thông tin phản hồi từ thị trường, từ hệ thống phân phối, điểm bán lẻ để kịp thời phát hiện hàng nhái, hàng giả. “Đa số sản phẩm bị làm giả đều có thương hiệu và có doanh số bán ra lớn. Vì thế thời điểm sản phẩm có chỗ đứng cũng chính là lúc dễ bị làm giả nhất”, vị đại diện này cảnh báo. Khi phát hiện có hàng giả, nhà sản xuất không nên làm một mình mà cần tranh thủ sự giúp sức của người tiêu dùng và cơ quan chức năng thì mới diệt được tận gốc hàng giả. Chúng tôi muốn có càng nhiều người bệnh biết và phân biệt được Hoàng Tiên Đan thật - giả càng tốt. Khi người tiêu dùng biết rõ quan điểm chống hàng giả không khoan nhượng của doanh nghiệp thì họ sẽ ủng hộ vì chống hàng giả cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho mình” – đại diện của Hoàng Tiên Đan chia sẻ.
Người thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng

Trung tá Hà Thế Hùng, Đội trưởng Đội Chống hàng giả - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, CATP Hà Nội cho rằng trong mỗi vụ án hàng giả, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chính hãng đương nhiên được xem là bị hại.

Nhưng thực tế, phải chịu thiệt nhiều nhất chính là người tiêu dùng, bởi họ không có thông tin và không biết mình dùng phải hàng giả.

Vị chỉ huy Đội chống hàng giả này nêu quan điểm: Nhà sản xuất chính hãng phải có trách nhiệm vừa bảo vệ thương hiệu của mình, vừa bảo vệ người tiêu dùng, bằng việc thông tin công khai, rộng rãi. Nếu không, cần có chế tài đối với sự thiếu ý thức này, bởi trong chừng mực nào đó, có thể coi đó là hành vi gián tiếp tiếp tay cho hàng giả tồn tại.
Có thể bạn quan tâm:
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày
Đỗ Phương