Bí quyết nào để các 'ông lớn" VN thắng trên sân ngoại?

02/04/2013 09:00
PV
(GDVN) - Trong bối cảnh khó khăn, khi nhắc đến chiến thắng trên sân ngoại của các 'ông lớn' Việt Nam như Hoàng Anh Gia Lai, Viettel, nhiều người cho rằng, đó chính là nhờ chiến lược.


Chính vì nhanh chân đầu tư vào thị trường Lào mà các doanh nghiệp này đã gặt hái được nhiều thành công hơn mong đợi.

Nội dung chương trình Hội thảo "Xây dựng chiến lược doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh và thương hiệu mạnh": 
Các khái niệm và góc nhìn về chiến lược, ảnh hưởng của chiến lược tới năng lực cạnh tranh bền vững của DN; Các chiến lược cạnh tranh chủ đạo; Các điểm quan trọng trong xây dựng chiến lược; Chia sẻ tình huống xây dựng chiến lược của 1 số công ty Việt Nam và nước ngoài.
Chương trình có sự tham gia của diễn giả - ThS.Trịnh Đình Long, Chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, Tổng giám đốc công ty Giải pháp phát triển doanh nghiệp AMICA. Ths Trịnh Đình Long,có 20 năm kinh nghiệm về quản trị kinh doanh và thực tế trải nghiệm về xây dựng chiến lược, thương hiệu và tổ chức phân phối từ các tập đoàn đa quốc gia và Việt Nam.
Ông  là trưởng ban tư vấn chiến lược, phân phối trong nhiều dự án cho các thương hiệu như: Xây dựng TASCO; Nền móng và công trình ngầm FECON;  Thép Tisco- GSS, Kính Đáp Cầu Viglacera, Cà phê Trung Nguyên, rau sạch Hoàng Nguyên, chương trình đào tạo & phát triển nguồn lực cho Masan - Chin su, Ngân hàng Vietcombank, Vườn ươm doanh nghiệp Hà nội HBI...
Mới đây nhất dự án có vốn đầu tư 100 triệu USD của Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai đầu tư tại Lào vừa ra mẻ đường trắng kết tinh đầu tiên và Trung tâm Nhiệt điện (công suất 30 MW), cũng do Tập đoàn này đầu tư đã phát điện và hòa lưới điện quốc gia Lào... Không dừng lại ở thị trường Lào, Tập đoàn này còn đặt rất nhiều kỳ vọng vào thị trường Myanmar, nên đang dốc  toàn bộ tâm sức xây dựng khu phức hợp 300 triệu USD tại Yangon, cũng như các dự án khác ở Campuchia, Thái Lan, Lào.
Với 7 giấy phép đầu tư, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân, lớn hơn thị trường trong nước (gồm 3 nước châu Á là Lào, Campuchia, Đông Timor; 2 nước Châu Phi là Mozambique, Cameroon; 2 nước châu Mỹ là Haiti và Peru). Bốn nước đã kinh doanh có lãi với tổng số thuê bao đang hoạt động là gần 10 triệu. Đặc biệt, tại Mozambique, Viettel đã có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh.Với hơn 2 triệu thuê bao được phát triển mới, Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt Nam vào Châu Phi kể từ năm 2008 đến nay.

Trong năm 2012, tổng doanh thu từ đầu tư nước ngoài của Viettel là 734 triệu USD, tăng trưởng 41% đem lại lợi nhuận chuyển về Việt Nam là 77 triệu USD – gấp 4 lần so với năm 2011. 
Những mạng do Viettel đầu tư đều trở thành mạng viễn thông có thị phần và cơ sở hạ tầng lớn nhất.“Mục tiêu của Viettel là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để năm 2015 sẽ có thị trường với quy mô 400 - 500 triệu dân vào 2015 và 1 tỷ dân vào năm 2020. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3  lần thị trường trong nước và trở thành 1 trong 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất đầu tư ra nước ngoài.

Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ không có những hướng đi đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh mới. Doanh nghiệp không thể thắng được nếu không có chiến lược kinh doanh bài bản. Bởi đây là thời đại cạnh tranh khốc liệt, thị trường cạnh tranh tự do, mở cửa…Do vậy, bất kỳ công ty nhỏ hay lớn đều phải có chiến lược  riêng của mình để tồn tại. 
Chương trình được tài trợ bởi Công ty IDT.
Thời gian: 13h30 - 17h30, thứ Sáu ngày 05/04/2013.
Địa điểm: Tầng 20, Tòa nhà CharmVit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thông tin liên hệ:
Ms Thu: 0938 566 388
Email: info@hoclamgiau.vn
PV