Bia Trúc Bạch: Hồi sinh “phần hồn” Hà Nội

17/04/2015 13:17
Mai Anh
(GDVN) - “Mất tích” hơn 50 năm để rồi đến khi trở lại, bia Trúc Bạch đã thực sự thỏa mãn bốn giác quan của người thưởng thức.

Tiếc nuối thương hiệu bia cao cấp

Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco), tiền thân làNhà máy Bia Hommel, được thành lập từ năm 1890. Sau nhiều thăng trầm biến đổi cùng lịch sử đất nước, năm 1957 nhà máy bia Hommel được Chính phủ tiếp quản, khôi phục và được đổi tên thành Nhà máy bia Hà Nội.

15/8/1958  đánh dấu ngày ra đời “đứa con đầu lòng” của nhà máy với sản phẩm bia chai được đặt tên là Trúc Bạch với ý nghĩa gắn với địa danh hồ Trúc Bạch trên mảnh đất ngàn năm văn hiến và gần trụ sở Nhà máy Bia Hà Nội.

Thương hiệu bia chai Trúc Bạch của Nhà mát bia Hà Nội cùng với kem Tràng Tiền trở thành cái hồn Hà Nội
Thương hiệu bia chai Trúc Bạch của Nhà mát bia Hà Nội cùng với kem Tràng Tiền trở thành cái hồn Hà Nội

Lúc này bia Trúc Bạch không chỉ đơn thuần là nhãn bia mới mà nó hoàn toàn được mang hương vị mới với công nghệ do các chuyên gia Tiệp Khắc (Cộng hòa Czech sau này) giúp đỡ. Với vị mới, được đóng trong chai trong khi giá bán chỉ nhỉnh hơn so với bia hơi truyền thống vẫn đang được sử dụng công nghệ của nhà máy bia Hommel, bia Trúc Bạch nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Bia Trúc Bạch định vị thương hiệu là sản phẩm sang trọng nhưng lại được tiêu thụ rộng rãi và trở thành một phần “hồn” không thể thiếu của Hà Nội. Sánh với Kem Tràng Tiền, bia Trúc Bạch đã chiếm lĩnh được trái tim người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung khi đó. 

Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, do những khó khăn của đất nước, loại bia cao cấp Trúc Bạch vượt quá khả năng tiêu dùng của người dân, đồng thời ngân sách cũng không cho phép nhập khẩu những nguyên liệu đắt đỏ nên việc sản xuất bia Trúc Bạch phải dừng lại. 

Kiệt tác bia Trúc Bạch thỏa mãn bốn giác quan của người thưởng thức bia
Kiệt tác bia Trúc Bạch thỏa mãn bốn giác quan của người thưởng thức bia

Việc bia Trúc Bạch vắng bóng khiến tín đồ bia Hà Nội, đặc biệt thế hệ những người sinh những năm 60 của thế kỷ trước tiếc nuối. Còn với những người yêu thương hiệu Việt, thì đây còn là nỗi xót xa cho thương hiệu bia Việt, mang chất Việt, do người Việt sản xuất. 

Nỗi xót xa ấy rồi ũng vơi dần đi khi đất nước mở cửa. Tuy nhiên đến lúc tưởng chừng cái tên Trúc Bạch chỉ còn là quá khứ thì thương hiệu bia cao cấp này đã trở lại.

Trúc Bạch phiên bản hai: “Kiệt tác bia”

Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống - ngày chai Bia Trúc Bạch đầu tiên ra đời, Ban lãnh đạo Habeco quyết định phục hồi sản phẩm vang danh một thời “Bia Trúc Bạch” vào đúng vào thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nói là làm đến năm 2010, chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời chào mừng dòng bia Hà Nội tròn 120 năm tuổi, Habeco đã tái giới thiệu với thị trường sản phẩm bia Trúc Bạch truyền thống.

Không phụ lòng mong đợi của người yêu bia, Habeco đã đưa ra sản phẩm bia chai Trúc Bạch phiên bản hai không chỉ giữ được hồn của bia truyền thống mà hương vị còn hoàn hảo hơn nhờ những nguyên liệu thượng hạng, quý hiếm.

Theo Habeco, bia Trúc Bạch có thể thỏa mãn được cả bốn giác quan của người thưởng thức – thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác: Hoa bia Saaz sử dụng để nấu bia Trúc Bạch là một trong bốn loại hoa bia quý tộc của thế giới, được trồng duy nhất tại thung lũng Zatec, cộng hòa Czech.

Men bia TBY được sử dụng trong bia Trúc Bạch được lên men tự nhiên dài ngày gấp hai, ba lần so với thời gian lên men các loại bia thông thường. Vì vậy, bia Trúc Bạch rất êm dịu và đậm đà càng uống càng “vào”, mang đến cho người yêu bia một hương vị độc đáo không thể quên.

Lúa mạch nhập khẩu từ Czech và Pháp phải là loại lúa mạch thu hoạch vào mùa xuân nhằm giữ được hương vị trọn vẹn và đầy đủ nhất cho bia. Chính những hạt lúa mạch này đã đem lại sắc vàng óng ả như mật của bia Trúc Bạch. 

Với bia Trúc Bạch, Habeco muốn truyền tải đến người yêu bia thông điệp: "Có nhiều cách để thành công, thành công trong công việc, thành công trong cuộc sống, … và một trong những cách để tận hưởng thành công là Kiệt tác Bia Trúc Bạch".

Mai Anh