Chỉ đích danh thủ đoạn và đường đi của hàng giả

28/07/2012 07:22
Hà Nhi
(GDVN) - Nhiều người dân thừa nhận: mình đã rất cẩn thận khi đi mua hàng, xem nhãn mác, bao bì, thông số in cụ thể trên nhãn, mác nhưng vẫn không thể tránh khỏi “ma trận” hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng này.
3 loại hàng giả Vụ làm giả cà phê từ đậu nành cộng với hóa chất mới được phanh phui vừa qua khiến không ít người tiêu dùng “mất ăn, mất ngủ” vì sự tinh vi, tinh xảo của “nghệ thuật” làm giả. Nhiều người dân thừa nhận: mình đã rất cẩn thận khi đi mua hàng, xem nhãn mác, bao bì, thông số in cụ thể trên nhãn, mác nhưng vẫn không thể tránh khỏi “ma trận” hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng này. Từ những kinh nghiệm trong nhiều năm tham gia công tác chống hàng giả, ông Nguyễn Quang Thiệp Phó Chủ nhiệm CLB Chống hàng giả cho biết: có rất nhiều cách làm giả từ bao bì tới chất lượng, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở 3 mảng: Thứ nhất là hàng nội giả hàng ngoại: Với cách này, những người làm ăn bất chính sẽ thu mua bao bì cũ, tân trang lại. Dùng sản phẩm chất lượng kém cho vào như “thật” và tung ra thị trường tiêu thụ.
Người tiêu dùng hãy cẩn thận với các mặt hàng giảm giá, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Người tiêu dùng hãy cẩn thận với các mặt hàng giảm giá, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Có khi với giá mềm hơn một tí để mua chuộc khách hàng hoặc in bao bì tại Việt Nam. Hàng mua tự do ngoài chợ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cho vào bao bì in tại Việt Nam hoặc loại bao bì nhập từ nước ngoài về. Người làm hàng giả mua nguyên liệu trôi nổi ở thị trường, tự pha chế ra bán thành phẩm. Họ thổi chai, in nhãn, mác, tem niêm phong… trông giống hệt như thật đem đi tiêu thụ” – ông Thiệp nhấn mạnh. Thứ hai là hàng nội giả hàng nội: Người làm hàng giả thấy mặt nào có tiếng trên thị trường được NTD ưa thích là làm giả. Họ không phải suy nghĩ ra mẫu mã, không lo gì về chất lượng. Họ bán giá như hàng thật hoặc thấp hơn một chút. “Việc này rất tai hại tác động trực tiếp tới những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính” – ông Thiệp nóiThứ ba là hàng ngoại giả hàng giả: Hàng có tiếng của nước ngoài bị một số người Trung Quốc, Hồng Kông… làm giả. Họ có thể in bao bì giả rồi tuồn lậu vào Việt Nam để người Việt Nam làm giả tại Việt Nam. Cũng có thể họ làm giả ngay tại Trung Quốc rồi đưa vào Việt Nam theo con đường lậu (không có hóa đơn chứng từ).Nhận dạng các thủ đoạn hàng giả Chia sẻ với NTD, ông Nguyễn Quang Thiệp, Phó Chủ nhiệm CLB Chống hàng giả bật mí về một số dạng làm giả trên thị trường mà chúng ta hay gặp.
Hãy là người tiêu dùng thông minh, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng để tiết kiệm tiền trong thời buổi bão giá.
Hãy là người tiêu dùng thông minh, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng để tiết kiệm tiền trong thời buổi bão giá.
“Thông thường in giả là in không phép. Họ thực hiện vào ban đêm và ở những nơi kín đáo để không ai biết. Người in phần lớn là người làm cho các cơ quan Nhà nước có tay nghề làm nhà hoặc ngoài giờ để có thêm thu nhập” – ông Thiệp nói. Ngoài ra, cũng theo thông tin từ ông Thiệp, có không ít thủ đoạn khi khách hàng xem hàng thì đưa hàng thật nhưng khi giao hàng hoặc lấy hàng mới trong kho thì lại đưa hàng giả. Một số chủ cửa hàng lại lợi dụng giấy phép được các cơ quan Nhà nước cấp để trục lợi, làm hàng giả. Bằng cách làm giả thêm các mặt hàng khác không đăng ký chất lượng bằng cách in bao bì, mua nhãn giả hoặc tự tổ chức làm bao bì, lấy thêm hàng hóa kém chất lượng vào tiêu thụ. Bán trà trộn các sản phẩm đã đăng ký được phép với sản phẩm làm giả. “Rất khó phát hiện bằng mắt thường” – ông Thiệp trăn trở. Bên cạnh đó, có không ít các doanh nghiệp tìm cách sữa chữa “hạn sử dụng” để bịp mắt người tiêu dùng. Ông Thiệp nhận xét: Đa số những người vi phạm này đều có sạp hàng bán ở các chợ. Họ ham lợi nên đã sử dụng những hàng tồn kho, quá hạn sử dụng để làm lại bán ra thị trưởng bằng cách tân trang lại vỏ hộp, vỏ lon… “Hành động này hay gặp ở các loại thực phẩm, lương thực, đồ uống, thuốc chữa bệnh” – Ông Thiệp cho biết thêm. Theo ông Thiệp thì đa số các hoàng hóa “hàng chợ”, nhất là thị trường nông thông vùng sâu, vùng xa…. đều không đạt chỉ tiêu lý hóa và có vi khuẩn gây bệnh (đối với thực phẩm, đồ uống…). Thêm vào đó, người vi phạm còn sử dụng chất màu và hương liệu công nghiệp vào thực phẩm, mua hương liệu mẫu của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường, pha chế lại tại Việt Nam xong vào bao bì, đóng gói, mang nhãn hiệu giả của các nước khác như Anh, Pháp, Thái Lan, Singapore… khiến người tiêu dùng tin tưởng. Với trăm nghìn những mánh khóe làm ăn bất chính để trục lợi trong việc sản xuất và buôn bán hàng giả như vậy, nên theo vị Phó Chủ nhiệm CLB Chống hàng giả: NTD phải hết sức cảnh giác, thận trọng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ…
Muốn bảo vệ NTD nhưng... không có kinh phí

Trong hội thảo thực hiện 1 năm luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức sáng 27/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký Vinastas cho biết: tham vọng của hội là muốn thực hiện các loạt mẫu kiểm tra hàng nhái, kém chất lượng nhưng không có kinh phí.

Dẫn lại hội thảo thịt lợn siêu nạc Vinastas tổ chức, ông Hùng nói: “Chỉ với 30 triệu do Vusta (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cấp cho, chúng tôi đã xét nghiệm mẫu và tổ chức hội thảo. Qua đó, nhìn nhận lại thông tin không phải lợn siêu nạc nào cũng nhiễm độc, qua đó giúp người chăn nuôi tránh được thiệt hại, giúp người tiêu dùng có thông tin để không quay lưng lại với thịt lợn”.

Ông Hùng cũng khẳng định trong thời gian qua, Hội cũng muốn thực hiện một số khảo sát kiểm tra như xét nghiệm xăng, lấy mẫu kiểm tra thức ăn đường phố nhưng đành chịu vì không có kinh phí.
Hà Nhi