Chùm ảnh: Giá cả leo thang, "tiêu tiền như bị... mất cắp"

16/08/2011 04:05
(GDVN) – "Tiền tiêu như bị… mất cắp", câu nói này đang trở thành cửa miệng của bất cứ người nội trợ nào khi bước chân ra chợ...

(GDVN) – "Tiền tiêu như bị… mất cắp", câu nói này đang trở thành cửa miệng của bất cứ người nội trợ nào khi bước chân ra chợ thời buổi có đến trăm thứ đều tăng giá như hiện nay.

“Nhiều khi đi chợ xong, sờ túi thấy hết tiền, tôi cứ tưởng mình đánh rơi hay bị móc túi. Giật mình thon thót. Thế nhưng bình tĩnh nhẩm lại, hóa ra đúng là mình tiêu”, một người nội trợ thẩn thờ nói.

Giá cả "nhảy múa", người tiêu dùng "chóng mặt"

Thời gian này, người tiêu dùng đang phải trải qua giai đoạn khó khăn. Với lý do tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá USD và lãi suất ngân hàng rồi điện tăng, giá nhà trọ tăng… trăm thứ cùng rủ nhau thiết lập mặt bằng giá mới.

Tình hình trên đẩy không ít hộ gia đình vốn đẫ thắt chặt chi tiêu giờ lại càng thắt đến mức không thể chặt hơn được nữa. Chính vì thế, bước chân ra khỏi chợ về nhà, không ít người nội trợ thẫn thờ: "Sao cứ tiêu tiền như ăn cắp thế này".

a
Cái câu “tiêu tiền như bị mất cắp” giờ đây đúng với đa số người nội trợ. “Nhiều khi đi chợ xong, sờ túi thấy hết tiền, tôi cứ tưởng mình đánh rơi hay bị móc túi. Giật mình thon thót. Thế nhưng bình tĩnh nhẩm lại, hóa ra đúng là mình tiêu. Tại cái gì cũng đắt quá nên thành ra thế”. (Ảnh: Internet).
a
'Toát mồ hôi' là cảm xúc của hầu hết đôi lứa sắp kết hôn trong những ngày giá vàng tăng như vũ bão. Đặc biệt, với những người kinh tế chật vật như công nhân, lao động phổ thông… lại càng khó khi cưới vào mùa vàng đắt đỏ. (Ảnh: VNE).
a
Của hồi môn 'teo tóp' vì giá vàng ngất ngưởng (Ảnh: VNE)
a
"Thời "bão giá": đã đắt lại còn cân "điêu", 10 bà đi chợ, dễ đến 9 bà về cân lại thì thiếu, rõ là mua cân... được lạng", không ít bà nội trợ than phiền. (Ảnh: Internet).
Đắng miệng những bữa cơm ngày bão giá
 
Người nghèo vốn đã gặp không ít khó khăn trong chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày thì khi giá cả thị trường tăng mạnh, cuộc sống của họ lại phải đối mặt với sự thay đổi ngay trong từng bữa ăn.
a

a
Bữa cơm hàng ngày vắng dần món thịt, cá thay vào đó là đậu
phụ, rau, và có khi là nước mắm (Ảnh: Dân trí, Vietnamnet).
 
a
Đã chọn đi chợ chiều muộn, nhiều người vẫn chỉ dám chọn mua rau và đậu hũ. (Ảnh: VNE).
a
Hàng đêm khi thành phố đã chìm vào giấc ngủ, người phụ nữ vẫn lầm lũi với nghề lượm rác để tăng thêm thu nhập. (Ảnh: VNE).
 
a
 Quay cuồng trong cơn biến động giá cả, hàng loạt các trường mầm non cùng đua nhau tăng học phí khiến phụ huynh càng thêm "méo mặt". Tuy nhiên, vì muốn bữa ăn của con mình được đảm bảo nên đa phần phụ huynh phải chấp nhận với mức phí mới. (Ảnh: Vietnamnet)

Những độc "chiêu" tiết kiệm thời lạm phát

Lạm phát đang trở thành động lực tích cực để từng người dân, từng doanh nghiệp và cả quốc gia hướng tới lối sống văn minh: tiết kiệm và tích lũy.  Thắt lưng buộc bụng dường như không còn là một khẩu hiệu mà đã trở thành một xu hướng tiêu dùng trong một bộ phận người dân để chống chọi với bão giá.

1. “Bỏ chợ, yêu siêu thị”

a
Biển giảm giá, cảnh thường thấy ở siêu thị trong những ngày này. (Ảnh: Internet).
Trong thời điểm giá cả leo thang như hiện nay, với nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn, siêu thị đang có sức hút mạnh với người tiêu dùng. Hơn thế nữa, giá thực phẩm tiếp tục tăng cao tại các chợ lẻ khiến nhiều bà nội trợ có xu hướng chọn mua hàng tại các siêu thị. Nhiều mặt hàng tại điểm bình ổn có giá rẻ hơn so với thị trường.
 
2. Bỏ chợ lẻ, yêu chợ đầu mối!
a
Mua thực phẩm ở chợ đầu mối vừa rẻ vừa tươi ngon. (Ảnh: Internet)
 
Nhiều bà nội trợ chịu khó dậy sớm để mua được thực phẩm với giá siêu rẻ. Thực phẩm ở chợ đầu mối được bán với giá rẻ, lại tươi ngon nên nhiều người thương mua thực phẩm cho cả ngày hoặc mua về dự trữ trong tủ lạnh ăn dần.
3. Ăn cơm nhà thay quà quán

Thay vì buổi sáng kéo nhau ra quán ăn phở, nhiều bà nội trợ đã dậy sớm ra chợ mua đồ ăn về tự nấu cho cả nhà.  Ăn sáng ở nhà vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh vừa giảm được một nửa chi phí.

Thay vì ăn phở, nhiều người tạo thói quen ăn sáng ở nhà
Thay vì ăn phở, nhiều người tạo thói quen ăn sáng ở nhà.
(Ảnh: Đất Việt).
a
Để tiết kiệm chi tiêu, chuẩn bị cơm hộp ở nhà, rồi mang đến văn phòng, hay nấu ăn tại công sở đang là lựa chọn của dân văn phòng khi giá cơm quán "leo thang". (Ảnh: Đất Việt).
a

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan cũng tổ chức nấu ăn tập thể, nhân viên không mất thời gian ra ngoài ăn mà lại bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm. (Ảnh: Đất Việt).

4. Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm...
a
Các gia đình Hà Nội chọn cách trồng rau trong hộp xốp nhằm tiết kiệm lại an toàn vệ sinh, tránh ngộ độc. (Ảnh: VNE).
a
Nhiều chị em đã trở thành "cao thủ" săn hàng giảm giá từ thời lạm phát. Họ luôn cố gắng "rình" những phiếu giảm giá tốt nhất để cả nhà vẫn được đi ăn ngoài tiệm, được đi mát xa với giá rẻ bằng nửa, thậm chí bằng 1/3 giá thường. (Ảnh: Internet).

Hải Hà (tổng hợp)

{iarelatednews articleid='2472,1994,1603,1364,519,342,10498,10426,10244,9707,9308,9254'}

alt