Chùm ảnh: Người dân đổ xô đi vớt "lộc trời" trên sông Tô Lịch

24/07/2012 08:10
P. Hải
(GDVN) - Người dân đua nhau dùng vợt vớt từng đàn cá đủ loại như trôi, chép, trắm... trong đó nhiều nhất là cá mè bơi lập lờ trên dòng nước...
Trong suốt cả ngày 23/7, rất nhiều người dân sống ven sông Tô Lịch đoạn chảy qua phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã đổ xô đi vớt từng đàn cá trôi, mè, trắm, chép đủ loại bơi lập lờ theo dòng nước.
Trong suốt cả ngày 23/7, rất nhiều người dân sống ven sông Tô Lịch đoạn chảy qua phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã đổ xô đi vớt từng đàn cá trôi, mè, trắm, chép đủ loại bơi lập lờ theo dòng nước.
Một số người dân ở đây cho biết, họ bắt đầu phát hiện ra rất nhiều cá nổi lên mặt nước đoạn gần cầu Trung Tự trên phố Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) từ khoảng 6h sáng ngày 23/7.
Một số người dân ở đây cho biết, họ bắt đầu phát hiện ra rất nhiều cá nổi lên mặt nước đoạn gần cầu Trung Tự trên phố Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội) từ khoảng 6h sáng ngày 23/7.
Ngay sau đó, rất đông người vì hiếu kỳ nên sau khi nghe tin đã kéo nhau ra đoạn sông này, người thì đứng xem, người thì chạy đi mua hoặc mượn vợt để.... vớt cá.
Ngay sau đó, rất đông người vì hiếu kỳ nên sau khi nghe tin đã kéo nhau ra đoạn sông này, người thì đứng xem, người thì chạy đi mua hoặc mượn vợt để.... vớt cá.
Theo suy đoán của những người dân sống gần đó thì nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện "bất thường" một lượng cá lớn trên dòng sông Tô Lịch rất có thể là do trận mưa lớn tối 22/7 đã làm một số ao, hồ có cống nối thông ra sông Tô Lịch đã bị tràn và vỡ chắn khiến các loại cá cứ theo đó mà bơi ra sông.
Theo suy đoán của những người dân sống gần đó thì nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện "bất thường" một lượng cá lớn trên dòng sông Tô Lịch rất có thể là do trận mưa lớn tối 22/7 đã làm một số ao, hồ có cống nối thông ra sông Tô Lịch đã bị tràn và vỡ chắn khiến các loại cá cứ theo đó mà bơi ra sông.
Nhiều người thích chí cho rằng việc vớt được cá nhiều và dễ dàng như vậy là "của giời cho" nên tìm mọi cách thức và vật dụng như vợt, rổ rá để "vớt lộc giời".
Nhiều người thích chí cho rằng việc vớt được cá nhiều và dễ dàng như vậy là "của giời cho" nên tìm mọi cách thức và vật dụng như vợt, rổ rá để "vớt lộc giời".
Đủ mọi thành viên, lứa tuổi tham gia việc vớt cá.
Đủ mọi thành viên, lứa tuổi tham gia việc vớt cá.
Theo quan sát, cá mà người dân bắt được trên sông Tô Lịch có trọng lượng khoảng từ 0,5 – 0,8 kg/con, gồm có trôi, chép, trắm, nhưng chủ yếu vẫn là cá mè.
Theo quan sát, cá mà người dân bắt được trên sông Tô Lịch có trọng lượng khoảng từ 0,5 – 0,8 kg/con, gồm có trôi, chép, trắm, nhưng chủ yếu vẫn là cá mè.


Có người dân chỉ riêng trong buổi sáng đã vớt được cả vài chục, thậm chí có người đã vớt được hàng tạ cá các loại.
Có người dân chỉ riêng trong buổi sáng đã vớt được cả vài chục, thậm chí có người đã vớt được hàng tạ cá các loại.
Có người dân chỉ riêng trong buổi sáng đã vớt được cả vài chục, thậm chí có người đã vớt được hàng tạ cá các loại.
Có người dân chỉ riêng trong buổi sáng đã vớt được cả vài chục, thậm chí có người đã vớt được hàng tạ cá các loại.
Do nước sông Tô Lịch rất bẩn và ô nhiễm nên các loại cá chỉ sau một thời gian ngắn bơi lội trên dòng sông này đã nhanh chóng kiệt sức, bơi lập lờ ngay sát bờ vì thế việc bắt cá trở nên cực kỳ dễ dàng.
Do nước sông Tô Lịch rất bẩn và ô nhiễm nên các loại cá chỉ sau một thời gian ngắn bơi lội trên dòng sông này đã nhanh chóng kiệt sức, bơi lập lờ ngay sát bờ vì thế việc bắt cá trở nên cực kỳ dễ dàng.



Phần lớn số cá vớt được sau đó được đem lên các chợ để bán, còn đâu được người dân đem về ăn. Thậm chí có một số thanh niên sau khi vớt được cá còn nhanh chóng chế biến để... nhậu ngay tại chỗ.
Phần lớn số cá vớt được sau đó được đem lên các chợ để bán, còn đâu được người dân đem về ăn. Thậm chí có một số thanh niên sau khi vớt được cá còn nhanh chóng chế biến để... nhậu ngay tại chỗ.


P. Hải