Cơ quan chức năng Vĩnh Phúc có trách nhiệm gì khi hồ Đải Lại đang bị “bức tử”?

03/07/2020 11:44
Trần Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Vì sao khi Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chỉ ra sai phạm nhưng việc khắc phục vẫn chưa thực hiện được?

Hàng loạt cách sai phạm đã được chỉ ra

Hồ Đại Lải, danh thắng nổi tiếng đồng thời là công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt cho tỉnh Vĩnh Phúc và một phần huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thời gian qua liên tục có dấu hiệu bị xâm hại khiến dư luận bức xúc.

Trên báo Nhân dân đăng tải bài viết "Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam “bức tử” hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng", việc đổ đất xuống hồ vẫn diễn ra công khai.

Đáng nói, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng những hành động có dấu hiệu xâm hại hồ Đại Lải thời gian qua vẫn diễn ra.

Theo kết luận kiểm tra số 253/KL-TCTL-PCTTr ngày 20/2/2020 của Tổng Cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, diễn ra trong nhiều năm, cho đến nay, tổng diện tích mặt hồ đã bị các doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt dự án bồi lấp hàng trăm ha mặt nước so với thiết kế ban đầu.

Kết luận kiểm tra nêu rõ, việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, trong đó có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Ngoài ra, việc tôn nền đối với phần diện tích cao trình dưới MNDBT (mực nước dâng bình thường) (diện tích ngập hoàn toàn theo thiết kế) làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất đã được xác định là hồ chứa thủy lợi vi phạm khoản 2 Điều 163 Luật Đất đai và khoản 39 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai.

Sau khi quả đồi bị san gạt, khu vực ven hồ Đại Lải biến thành công trường xây dựng khổng lồ. Ảnh minh họa: Báo giao thông.Sau khi quả đồi bị san gạt, khu vực ven hồ Đại Lải biến thành công trường xây dựng khổng lồ. Ảnh minh họa: Báo giao thông.

Kết luận cũng đã chỉ rõ các doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đạt Tiến) đã san nền, đổ đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải, thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Để bảo đảm an toàn cho công trình hồ Đại Lải và bảo vệ chất lượng nước hồ chứa, thực hiện quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật khác liên quan, Tổng cục Thủy lợi đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý:

Dừng toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp thi công, đào đất, san lấp tạo mặt bằng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải từ cao trình +23m trở xuống phía lòng hồ.

Rà soát và có giải pháp xử lý, khắc phục tồn tại về việc san lấp tôn nền, lấn chiếm đất trong phạm vi lòng hồ đã nêu trong phần kết quả kiểm tra.

Tuy nhiên cho đến nay, sau phản ánh của nhiều cơ quan báo chí, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm.

Theo kết quả kiểm tra 04 doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh, xây dựng trong phạm vi hồ Đại Lải tại văn bản số 253/KL-TCTL-PCTTr ngày 20/2/2020, cho thấy, 03 trong số 04 doanh nghiệp chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định, cũng như chưa có giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dụng và thương mại Nhật Hằng, Công ty Trách nhiệm hưu hạn Đạt Tiến.

Trong phần kết luận của văn bản 253/KL-TCTL-PCTTr đã nêu rõ: “Việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, trong đó có diện tích được tôn nên để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về Thủy lợi.

Ngoài ra, việc tôn nền đối với phần diện tích cao trình dưới MNDBT (diện tích ngập hoàn toàn theo thiết kế) làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất đã được xác định là hồ chứa thủy lợi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 163 Luật Đất đai và khoản 39 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai.

Kết luận cũng chỉ ra các doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đạt Tiến) đã san nền, đổ đất, xây tường kè, đắp đường ngắn hổ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải, thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Để đảm bảo an toàn công trình và bảo vệ chất lượng nước hồ chứa, thực hiện quy định của pháp luật về Thủy lợi và pháp luật khác liên quan, Tổng cục Thủy lợi kiến nghị đã có kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, như đã phản ánh, tình trạng bức hại hồ Đải Lải vẫn diễn ra công nhiên dù từ tháng 2/2020 Tổng cục Thủy lợi đã có kiến nghị và báo cáo kết quả xử lý về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/3/2020.

Cả một quả đồi đã bị chủ đầu tư san gạt xuống hồ Đại Lải. Ảnh: Báo Giao thông.

Cả một quả đồi đã bị chủ đầu tư san gạt xuống hồ Đại Lải. Ảnh: Báo Giao thông.

Doanh nghiệp "nhờn luật", vì sao?

Liên quan tới những sai phạm trong vụ việc này, Báo Nhân dân thông tin: Ngày 1/7/2020, đoàn công tác liên ngành Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) do ông Nguyễn Đắc Long - Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi) làm trưởng đoàn đã tới tỉnh Vĩnh Phúc làm việc với các cơ quan chức năng liên quan về vụ việc.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Long cho biết nội dung làm việc của đoàn công tác liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện kết luận số 253 ngày 20/2/2020 của Tổng cục Thủy lợi về những vi phạm trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, sau kết luận số 253 của Tổng cục Thủy lợi, Ủy ban nhân dân Thành phố Vĩnh Yên đã chỉ đạo kiểm tra, yêu cầu dừng hoàn toàn việc đổ đất san lấp xuống lòng hồ Đại Lải từ cốt 23 trở xuống; một số nội dung trong kết luận như xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước ngày 30/3/2020, tới nay vẫn…chưa thực hiện được.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Long phê bình các cơ quan chức năng liên quan chậm trễ trong việc triển khai kết luận 253 dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp vi phạm “nhờn luật”.

Ông Long đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có văn bản đôn đốc Ủy ban nhân dân Thành phố Phúc Yên sớm ra quyết định xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp vi phạm.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác đã tiến hành ghi nhận thực tế việc đổ đất lấp hồ Đại Lải của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Lải.

Tại đây, cả một diện tích khổng lồ rộng nhiều héc-ta ven hồ Đại Lải nhuộm một màu đỏ quạch từ đất được ủi từ một quả đồi đổ xuống.

Trong công trường đã hình thành những con đường cấp phối rộng nối các khu trong khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Ngay sát mép nước hồ Đại Lải, kéo dài hàng km đất đồi được đổ thẳng xuống lấp hồ, đất tôn cao hơn mặt nước khoảng 2m.

Trần Phương