Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam: "Tôi rất thích làm giám đốc..."

06/07/2013 16:11
Yến Yến
(GDVN) - “Cá nhân tôi rất thích làm giám đốc vì mình hoàn toàn kiểm soát được thời gian, 90% thời gian của tôi không ngồi ở văn phòng. Khi bạn có cơ hội để đi, bạn càng học hỏi được nhiều điều, đó là cái được lớn nhất của một người làm CEO”, ông Nguyễn Thành Nam - Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT, Phó chủ tịch HĐQT trường ĐH FPT hóm hỉnh nói.
Trước câu hỏi về “cơ hội thành công từ giấc mơ lãng mạn” trong buổi trò chuyện ngày 5/7 tại hội trường ĐH FPT, ông Nguyễn Thành Nam đã cười vui cho rằng: “Có lẽ chúng ta chỉ thích “mơ” về sáng tạo, chứ không thích sáng tạo”.

Theo ông Nguyễn Thành Nam, làm kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, để thành công lúc nào cũng phải luôn vui vẻ, lạc quan. Ông cho biết: Ở FPT có quy luật bất thành văn: "Bất kể việc gì buồn cười thì đều không có tội".

Câu chuyện “pha trà rót nước” của nhân viên mới đang chập chững bước vào nghề tưởng chừng hết sức đơn giản và tẻ nhạt vậy nhưng đó chính là câu chuyện mà ông Nam muốn truyền tải: “Dù gian nan, khổ ải, đầy thách thức nhưng nhờ đó mối quan hệ giữa với đồng nghiệp càng trở nên khăng khít".

Ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT chia sẻ cơ hội thành công từ những giấc mơ lãng mạn đến với sinh viên.
Ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT chia sẻ cơ hội thành công từ những giấc mơ lãng mạn  đến với sinh viên.
Vị cựu CEO FPT nhấn mạnh: “Giá trị cốt lõi nhất chính là con người, chính con người mới có thể khơi dậy, đánh thức tiềm năng”. Nói về "cơ duyên nào đã khiến mình trở thành doanh nhân", ông Nguyễn Thành Nam tiết lộ: “Kinh doanh cũng thú vị lắm”. Tùy theo từng cơ duyên, năng khiếu của mỗi người. Vào thời điểm hiện tại, mục tiêu trở thành Tập đoàn toàn cầu và lọt được vào vị trí 500 doanh nghiệp lớn
nhất thế giới như FPT đặt ra, quả là một giấc mơ đối với FPT. Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT Nguyễn Thành Nam đúc kết: “Kinh nghiệm của chúng ta càng về già thì càng thấy động lực sống”. Ông Nam kể về bài học được cho là “dày vò nếp nhăn”: Không ít sinh viên  than phiền về môi trường học tập của mình, nhưng ông chia sẻ: “Chúng ta nên tự hào về môi trường của mình đã được học. Hãy để cho người ta nhìn thấy những thực tại nhưng chúng ta không được phép “sợ hãi nó”: “Như một dòng sông bị ô nhiễm nặng thì mình phải coi đó là một dòng sông thơ mộng. Đó chính là bản sắc riêng trong từng môi trường khắc nghiệt đó".

Bên cạnh đó, ông Nam khuyến khích các bạn trẻ nên thất bại càng sớm càng tốt. "Vấp ngã ở tuổi trẻ thì có thể làm lại được, vấp ngã ở tuổi già thì khó đứng dậy…” và "Khi thất bại thì hãy biết đứng lên, lúc nào mệt quá, bạn có thể ngồi xuống”, ông Nguyễn Thành Nam hóm hỉnh.
Trước áp lực quá coi trọng bằng cấp đè nặng tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập trong những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường của nhiều sinh viên, ông Nam quan niệm: “Đại học là một quãng nghỉ giữa cuộc đời. Sinh viên nên tận dụng những quãng nghỉ đó thật tốt, bởi sau này ra trường, cuộc sống sẽ rất khác… Chính trường đời sẽ dạy cho bạn cách sống và kiến thức thực tế".
Những buổi nói chuyện cùng sinh viên đã đưa Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT Nguyễn Thành Nam gắn kết và hiểu sinh viên của mình nhiều hơn.
Những buổi nói chuyện cùng sinh viên đã đưa Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế FPT Nguyễn Thành Nam gắn kết và hiểu sinh viên của mình nhiều hơn.
Kể về những ngày đầu tiên làm việc tại FPT, ông bồi hồi nhớ lại: "Ở công ty, cả 6 người chỉ có một chiếc máy tính và thay nhau sử dụng. Là người trẻ nhất, ông được phân công dùng máy từ 10h đêm cho tới 8h sáng, “buồn ngủ díu mắt nhưng vẫn phải chăm chăm vào máy tính”. Để rồi sau đó, khi được người đứng đầu công ty – ông Trương Gia Bình hỏi về ước mơ “giả sử sau này thành công sẽ muốn điều gì”, ông Nam chỉ nói: Có một chiếc máy tính riêng để có thể làm việc ở nhà mà không phải tới cơ quan.

“Cá nhân tôi rất thích làm giám đốc vì mình hoàn toàn kiểm soát được thời gian, 90% thời gian của tôi không ngồi ở văn phòng. Khi bạn có cơ hội để đi, bạn càng học hỏi được nhiều điều – Đó là cái được lớn nhất của một người làm CEO”, ông Nam chia sẻ.

“Thời điểm là vô cùng quan trọng, trong thâm tâm mình phải tự nhủ: Cần phải đi thì cứ đi rồi cơ hội sẽ đến”, ông Nam chia sẻ.
Ông Nguyễn Thành Nam là cựu học sinh Khối chuyên Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội khóa 11 (1976-1979). 

Năm 1988, ông tốt nghiệp Khoa Toán, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov, Liên Bang Nga và bảo vệ luận án tiến sĩ toán tại trường đại học này. 

Ngày 13/9/1988, ông Nguyễn Thành Nam về nước và cùng với 12 người khác, đứng đầu là ông Trương Gia Bình, sáng lập ra Tập đoàn FPT. 

Từ năm 1988-1994, ông Nguyễn Thành Nam là Giám đốc dự án. Từ 1995 - 1999, ông là Giám đốc Trung tâm Giải pháp Phần mềm của FPT. 

Từ năm 2000-2004, ông Nam là Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm của FPT. 

Từ năm 2005, ông trở thành thành viên Hội đồng quản trị của FPT, TGĐ Công ty FPT Software. 

 Từ 13/4/2009-23/2/2011, ông Nguyễn Thành Nam giữ chức Tổng Giám đốc FPT. Người kế nhiệm ông là ông Trương Đình Anh và hiện nay vị trí đứng đầu FPT là ông Trương Gia Bình.
 

Đáp án chính thức môn Toán xem tại đây.

Đáp án chính thức môn Vật lý xem tại đây.

Đáp án chính thức môn Hóa học khối A xem tại đây.

Đáp án chính thức môn tiếng Anh khối A1 xem tại đây.

Yến Yến