Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với EVNNPC

19/11/2020 14:26
Kim Ngân - Mai Dũng
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Sáng 18/11, Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings, Ngân hàng Thế giới và nhóm tư vấn Mizuho đã có buổi họp trực tuyến với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC).

Fitch Ratings là một trong cơ quan xếp hạng tín dụng lớn có trụ sở tại New York và London. Buổi họp nhằm xếp hạng tín nhiệm quốc tế dành cho EVNNPC.

Toàn cảnh cuộc họp Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với EVNNPC

Toàn cảnh cuộc họp Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với EVNNPC

Cầu truyền hình với Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nhóm tư vấn Mizuho

Cầu truyền hình với Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và nhóm tư vấn Mizuho

Tham dự buổi họp có ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); ông Thiều Kim Quỳnh – Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC; bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC; các thành viên Hội đồng Thành viên, các Phó Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên chuyên trách, Kế toán trưởng, Chánh văn phòng, cùng Trưởng các Ban chuyên môn Tổng công ty.

Ông Thiều Kim Quỳnh – Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC

Ông Thiều Kim Quỳnh – Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC

Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC

Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC

Tại buổi họp trực tuyến, các thành viên trong Ban Tổng giám đốc EVNNPC đã khái quát toàn cảnh về ngành Điện cũng như EVNNPC trong ngành Điện Việt Nam; giới thiệu tổng quan về Tổng công ty, các thế mạnh nổi bật của EVNNPC như thị trường, giá điện, tài chính, đội ngũ quản lý, mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ cũng như từ EVN; tổng quan về mạng lưới phân phối, chất lượng và hiệu quả hoạt động, bảo trì và các giải pháp kỹ thuật; tổng quan về tài sản cũng như tình hình tài chính của Tổng công ty…

Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings đã đặt câu hỏi trực tiếp và cùng EVNNPC phân tích nhiều vấn đề như chiến lược phát triển của EVNNPC, những thách thức của ngành Điện, tình hình phát triển thị trường điện, vai trò của EVNNPC trong chính sách năng lượng, biểu giá điện của Chính phủ, tổn thất điện năng…

Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát biểu tại buổi họp

Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát biểu tại buổi họp

Phát biểu tại buổi họp, Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng Giám đốc EVN trân trọng cám ơn tổ chức xếp hạng Fitch Ratings, World Bank và nhóm tư vấn Mizuho đã tiến hành đánh giá tín nhiệm quốc tế để đảm bảo thu xếp vốn cho EVN và các đơn vị của EVN.

Trong các năm tới, từ nay đến 2030 vốn nhu cầu cho EVN khoảng 90 tỷ USD, với lượng vốn lớn nên việc thu xếp vốn nước ngoài là tất yếu.

EVN được sự giúp đỡ của World Bank và Tổ chức Fitch Ratings đã tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế cho EVN, Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.

EVNNPC là Tổng công ty phân phối với nhiệm vụ quản lý lưới rộng lớn và nhu cầu đầu tư hàng năm nhiều nên việc đánh giá tín nhiệm đối với EVNNPC rất quan trọng để có thể sớm thu xếp vốn nước ngoài…

EVNNPC là Tổng công ty điện lực lớn nhất Việt Nam và có lịch sử lâu đời nhất trong 05 Tổng Công ty điện lực.

EVNNPC được thành lập trước khi công ty mẹ EVN được thành lập, phục vụ lượng khách hàng lớn nhất, bao gồm hơn 10 triệu khách hàng, chiếm khoảng 37% thị phần Việt Nam.

Khu vực kinh doanh của EVNNPC bao gồm các vùng quan trọng nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện nhanh nhất.

Hoạt động kinh doanh của EVNNPC là độc quyền, cung cấp điện cho 27 tỉnh/thành phố miền Bắc Việt Nam.

Biểu giá điện của EVNNPC được điều chỉnh bởi một khung quy định đảm bảo bù đắp chi phí, biểu giá điện được điều chỉnh hàng năm theo tỷ lệ.

Khách hàng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực công nghiệp, với khoảng 60% doanh thu trong năm tài chính 2019 là từ các khách hàng công nghiệp.

Nhu cầu điện từ các khách hàng công nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn theo chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, tuy nhiên mức tăng trưởng trung bình ở mức một chữ số (ở mức giữa ~5) trong suốt 5 năm qua.

Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC phát biểu tại buổi họp

Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC phát biểu tại buổi họp

Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết: “Song hành với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn và đáng tin cậy, EVNNPC còn hướng tới mục tiêu tự chủ hoàn toàn trong việc huy động vốn.

Xếp hạng ‘BB’ của Công ty mẹ EVN và một số Tổng công ty về cơ bản đã nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư và ngân hàng về các công ty chủ chốt trong EVN.

Hôm nay, tôi tự hào được đại diện ban lãnh đạo của EVNNPC tiếp tục công việc mà công ty mẹ đã khởi xướng từ vài năm trước trong việc thúc đẩy tính minh bạch, tăng cường năng lực quản trị và giúp có thêm nhiều nhà đầu tư biết về EVN”.

Bà Ánh cũng cho biết thêm vừa qua, EVNNPC đã ứng phó tốt với ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19 và trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng điện tiêu thụ của EVNNPC đã đạt mức tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

“Chúng tôi cũng có tỷ lệ thu tiền điện từ khách hàng ở mức xuất sắc với mức trung bình là 100% trong vài năm qua.

Chúng tôi cũng đang nỗ lực để nâng cao hiệu quả của hệ thống điện, với mức tổn thất điện năng đã giảm đáng kể xuống 4,99% năm 2019 (từ mức 7,39% năm 2014), trung bình giảm 0,5%/năm.

Mức cải thiện tổn thất điện năng của EVNNPC tốt nhất trong 05 Tổng Công ty. Được hỗ trợ bởi mô hình kinh doanh vững chắc, bảng cân đối kế toán của chúng tôi cũng rất lành mạnh, EVNNPC đã duy trì hệ số nợ/EBITDA ở mức khoảng 3,5 lần kể từ năm 2017”.

Việc đạt được xếp hạng tín nhiệm quốc tế là một bước quan trọng để EVNNPC hướng tới việc tự chủ hoàn toàn trong việc huy động vốn để tài trợ cho các dự án trong tương lai.

Có xếp hạng tín nhiệm quốc tế giúp EVNNPC mở rộng nguồn tài trợ bằng cách tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

Điều đó cũng sẽ giúp Tổng công ty tối ưu hóa cấu trúc vốn để phù hợp với bản chất của tài sản nhờ việc thị trường vốn nợ quốc tế sẽ cho phép phát hành trái phiếu dài hạn so với các khoản nợ hiện tại với thời hạn ngắn hơn được huy động từ các ngân hàng.

Kim Ngân - Mai Dũng