Đầu năm, những phí dịch vụ tăng phi mã khiến NTD choáng váng

03/01/2012 07:06
Khởi Sự (Tổng hợp)
(GDVN) - Từ ngày 1/1/2012, nhiều loại dịch vụ đã ồ ạt tăng giá từ điện, nước, gas cho tới phí trước bạ mua ô tô hay phí xe buýt,... khiến người dân choáng váng.

Giá nước sạch tăng thêm 10%


Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), từ ngày 1/1/2012, giá nước sạch trên địa bàn TP sẽ tăng thêm 10% so với năm 2011 (chưa bao gồm thuế GTGT).

Theo đó, đối với các hộ dân cư, đơn giá nước theo định mức đến 4 m3/người/tháng là 4.800 đồng/m3 (tăng 400 đồng so với năm 2011); từ trên 4m3 đến 6 m3/người/tháng: 9.200 đồng/m3 (tăng 900 đồng); trên 6 m3/người/tháng: 11.000 đồng/m3 (tăng 500 đồng).
Từ ngày 1/1/2012, giá nước sạch trên địa bàn TP. HCM sẽ tăng thêm 10% so với năm 2011 (chưa bao gồm thuế GTGT).
Từ ngày 1/1/2012, giá nước sạch trên địa bàn TP. HCM sẽ tăng thêm 10% so với năm 2011 (chưa bao gồm thuế GTGT).

Giá nước áp dụng tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể là 9.300 đồng/m3 (tăng 1.200 đồng); đơn vị sản xuất 8.200 đồng/m3 (tăng 800 đồng). Đơn vị kinh doanh - dịch vụ là 15.200 đồng/m3 (tăng 1.700 đồng).

Giá gas bất ngờ tăng thêm 24.000 đồng/bình

Theo các công ty kinh doanh gas, do giá gas nhập khẩu tăng lên mức 880 USD/bình, cao hơn khoảng 85 USD/bình so với tháng trước nên giá gas bán lẻ trong nước cũng được điều chỉnh tăng lên, trung bình ở mức 375.000 đồng/bình
Chính thức từ ngày 1/1/2012, các công ty kinh doanh gas thông báo tăng giá bán từ 24.000 – 26.000 đồng/ bình 12kg.
Chính thức từ ngày 1/1/2012, các công ty kinh doanh gas thông báo tăng giá bán từ 24.000 – 26.000 đồng/ bình 12kg.

Chính thức từ ngày 1/1/2012, các công ty kinh doanh gas thông báo tăng giá bán từ 24.000 – 26.000 đồng/ bình 12kg. Cụ thể, gas Saigon Petro tăng 24.000 đồng/bình 12 kg lên 375.000 đồng/bình; Petrolimex Sài Gòn tăng 24.000 đồng/bình 12 kg, tăng 26.000 đồng/bình 13 kg; còn Shell gas tăng 24.500 đồng/bình 12 kg.

Điện tăng thêm 62 đồng/kWh

Bắt đầu từ ngày 20/12/2011, giá bán điện bình quân đã tăng lên 1.304 đồng mỗi kWh (chưa bao gồm VAT), tăng 62 đồng mỗi kWh so với giá bán hiện hành được duyệt (1.242 đồng mỗi kWh).

Đối với giá bán điện sinh hoạt bậc thang 0 - 50 kWh cho hộ nghèo và bậc thang 0 - 100 kWh, tạm thời không tăng trong lần điều chỉnh giá điện này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Quyết định tăng giá điện của EVN không phản ánh vào lạm phát năm nay, nhưng sẽ tạo tiền lệ xấu và gây khó cho hoạt động điều hành giá lâu dài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Quyết định tăng giá điện của EVN không phản ánh vào lạm phát năm nay, nhưng sẽ tạo tiền lệ xấu và gây khó cho hoạt động điều hành giá lâu dài.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh giá bán điện hiện tại là cần thiết, theo cơ chế thị trường, để giá điện đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện thực tế, bù đắp một phần chi phí phát sinh khách quan trong năm 2010 do hạn hán phải huy động các nhà máy chạy dầu giá cao và một số chi phí còn treo lại chưa được tính vào giá bán điện. Điều chỉnh giá điện cũng là để thu hút đầu tư vào các công trình điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia: EVN đã không sòng phẳng khi tăng giá điện vào thời điểm cận Tết. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Quyết định tăng giá điện của EVN không phản ánh vào lạm phát năm nay, nhưng sẽ tạo tiền lệ xấu và gây khó cho hoạt động điều hành giá lâu dài.

Tăng giá bán than cho điện

Đối với giá than bán cho điện, Bộ Tài chính cho biết sẽ điều chỉnh tăng giá than cho sản xuất điện cùng với thời điểm điều chỉnh giá điện bằng khoảng 72%-80% giá thành tiêu thụ năm 2010.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Giá bán than cho điện của Vinacomin sắp tới so với giá bán hiện hành đang chênh tới 1,1 triệu đồng/tấn và ảnh hưởng 2.715 tỉ đồng đến thu ngân sách tỉnh Quảng Ninh.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Giá bán than cho điện của Vinacomin sắp tới so với giá bán hiện hành đang chênh tới 1,1 triệu đồng/tấn và ảnh hưởng 2.715 tỉ đồng đến thu ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

Về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết trong tổng thu 13.000 tỉ đồng năm 2011 của tỉnh này có tới 60% là từ than. Do vậy, nếu hoạt động của Tập đoàn Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) gặp khó khăn thì thu ngân sách của địa phương cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tỉnh này đề nghị Bộ Tài chính trình với Chính phủ điều chỉnh giá bán than cho điện sát với giá thị trường là 90% để tháo gỡ khó khăn cho DN.

“Giá bán than cho điện của Vinacomin sắp tới so với giá bán hiện hành đang chênh tới 1,1 triệu đồng/tấn và ảnh hưởng 2.715 tỉ đồng đến thu ngân sách tỉnh Quảng Ninh” - ông Thành nói.

Phí trước bạ ôtô tăng 20%

Từ 1/1/2012, mức phí 15% sẽ được áp dụng cho TP.HCM (hiện là 10%) và 20% cho Hà Nội (hiện là 12%).

Mức giá tính thuế phụ thuộc vào biểu riêng. Nếu giá trị xe trên hóa đơn thấp hơn, cơ quan thuế áp mức có sẵn trên biểu thuế. Còn nếu giá xe trên hóa đơn cao hơn, cơ quan thuế dùng giá trên hóa đơn.
Với trước bạ cao, khách hàng sẽ phải làm quen với bài toán ngược. Một tỷ đồng chỉ đủ mua chiếc xe 800 triệu.
Với trước bạ cao, khách hàng sẽ phải làm quen với bài toán ngược. Một tỷ đồng chỉ đủ mua chiếc xe 800 triệu.

Chẳng hạn khách hàng Hà Nội mua Kia Morning cũ nhập khẩu giá 360 triệu đồng sẽ phải đóng 72 triệu tiền phí trước bạ. Thêm 20 triệu cho đăng ký biển số. Như vậy, tổng chi cho chiếc xe hạng nhỏ sẽ là 452 triệu đồng, chưa kể những phí "mềm" khác như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thân vỏ. Theo phí hiện tại là 45 triệu đồng cho trước bạ và biển số.

Với trước bạ cao, khách hàng sẽ phải làm quen với bài toán ngược. Một tỷ đồng chỉ đủ mua chiếc xe 800 triệu. Hai tỷ đồng đủ mua xe 1,7 tỷ. Còn nếu có 600 triệu và định mua Ford Fiesta hatchback? Họ sẽ phải nghĩ lại vì từng đó chỉ mua được xe giá 500 triệu đồng như Chevrolet Cruze số sàn hay Kia Morning 2012.

Tăng giá vé xe buýt trợ giá thành 4.000 đồng/lượt


Theo Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng cho biết: Bắt đầu từ ngày 1/1/2012, Sở Giao thông vận tải TP.HCM sẽ tăng giá vé xe buýt.

Theo đó 56 tuyến xe buýt trợ giá có lộ trình từ 18km trở lên sẽ tăng giá. Những hành khách đi dưới nửa lộ trình thì giá vé sẽ là 4.000đ/lượt, những hành khách đi quá ½ lộ trình đến hết tuyến giá vé 5.000đ/lượt. Các tuyến có cự ly dưới 18km giá vé không đổi là 4.000 đồng/lượt.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2012, những hành khách đi dưới nửa lộ trình thì giá vé sẽ là 4.000đ/lượt, những hành khách đi quá ½ lộ trình đến hết tuyến giá vé 5.000đ/ lượt.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2012, những hành khách đi dưới nửa lộ trình thì giá vé sẽ là 4.000đ/lượt, những hành khách đi quá ½ lộ trình đến hết tuyến giá vé 5.000đ/ lượt.

Ngoài ra, hai tuyến xe buýt nhanh có mã số 13 từ Bến Thành đến Bến xe Củ Chi và mã số 94 từ Bến xe Chợ Lớn đến Bến xe Củ chi giá vé là 7.000đ/lượt.

Tuyến xe có mã số 96 từ Bến Thành đến Chợ Bình Điền giá vé không thay đổi so với hiện nay là 10.000 đồng/lượt.

Giá vé máy bay tăng tới 20%

Từ ngày 15/12, Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) sẽ bắt đầu áp dụng giá vé máy bay mới, tăng tối đa 20%.

Theo đó, sẽ có 5 cự ly đường bay nội địa với các mức tăng khác nhau. Trong đó, giá vé phổ thông có mức tăng cao nhất 20% so với hiện hành và không quá 5% đối với hạng thương gia. Trên cơ sở khung trần này, Vietnam Airlines quy định mức giá cụ thể ứng với mỗi đường bay.
Từ ngày 15/12, Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) sẽ bắt đầu áp dụng giá vé máy bay mới, tăng tối đa 20%.
Từ  ngày 15/12, Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) sẽ bắt đầu áp dụng giá vé máy bay mới, tăng tối đa 20%.

Đối với đường bay trục có nhu cầu đi lại cao giữa TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Vietnam Airlines áp dụng mức tăng giá tối đa 15%. Còn trên đường bay đến các địa phương có cự ly ngắn có thể linh hoạt sử dụng các phương tiện giao thông khác áp dụng mức tăng tối đa 20%.

Với việc tăng giá này, nhiều hãng du lịch trong nước “kêu trời” vì làm tour khó, các du khách cũng nhận thấy nhiều tour nội địa còn đắt hơn đi du lịch nước ngoài. Ví dụ, một chuyến Nha Trang - Đà Lạt vào dịp Tết âm lịch 4 ngày có giá trên dưới 9 triệu đồng, trong khi chỉ cần chi từ 6 đến 7 triệu đồng mỗi người, bạn có thể "vi vu" 6 ngày sang Bangkok – Pattaya.
Khởi Sự (Tổng hợp)