Dịch vụ 3G đứng trước nguy cơ bị "tẩy chay" vì tăng giá

14/10/2013 11:31
LIỄU PHẠM
(GDVN) - "Đồng ý là hiện nay cước 3G ở Việt Nam rẻ so với các nước trong khu vực, nhưng chất lượng, dịch vụ thì cực kém, tôi dùng 3G của mạng Viettel mà chậm kinh khủng. Nếu tăng cước trong khi giữ nguyên chất lượng như hiện nay thì không đáng đồng tiền bát gạo”, anh Khiêm bày tỏ.
Theo thông tin từ Viettel và Mobifone, ngày 16/10 hai nhà mạng chính thức tăng cước sử dụng dịch vụ 3G. Theo đó, cước 3G trọn gói của Viettel (Mimax) và Mobifone (MIU) sẽ điều chỉnh tăng từ 50.000/tháng đồng lên 70.000 đồng/tháng. Với gói cước này, người dùng sẽ có 600MB dung lượng miễn phí truy cập ở tốc độ cao, vượt quá dung lượng này người dùng sẽ chuyển sang sử dụng ở tốc độ thấp nhưng không bị tính thêm cước vượt trội.

Bên cạnh đó, nhà mạng Vinaphone tuy chưa đưa ra thông báo cụ thể về việc tăng cước phí sử dụng, nhưng cước phí 3G của nhà mạng cũng sẽ sớm được điều chỉnh.

Giá cước 3G tăng, chất lượng có tăng?

Trước thông tin giá cước 3G được nhà mạng đồng loạt tăng, quan điểm chung của đa số người dùng 3G Việt Nam là giá cả phải đi đôi với chất lượng, nếu giá tăng cao hơn nhưng chất lượng vẫn "xập xệ" như hiện nay thì không thể chấp nhận được.

Anh H.Tài (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, anh đồng ý tăng giá cước 3G với điều kiện chất lượng sử dụng cũng phải được nâng cao theo tỷ lệ thuận. “Tăng cước cũng được, nhưng phải tăng tốc độ băng thông khi sử dụng vượt mức 500MB đi chứ với tốc độ hiện tại khoảng 128kbit/s (khoảng ~15kByte/s) với Viettel thì lên Facebook cũng không nổi chứ đừng nói gì làm chuyện khác”, anh Tài chia sẻ.

Trước thông tin giá cước 3G được nhà mạng đồng loạt tăng, quan điểm chung của đa số người dùng 3G Việt Nam là giá cả phải đi đôi với chất lượng, nếu giá tăng cao hơn nhưng chất lượng vẫn "xập xệ" như hiện nay thì không thể chấp nhận được.
Trước thông tin giá cước 3G được nhà mạng đồng loạt tăng, quan điểm chung của đa số người dùng 3G Việt Nam là giá cả phải đi đôi với chất lượng, nếu giá tăng cao hơn nhưng chất lượng vẫn "xập xệ" như hiện nay thì không thể chấp nhận được.

Nói về giá cước 3G ở Việt Nam thấp hơn so với giá cước của các nước trong khu vực nên phải điều chỉnh cho phù hợp, anh Khiêm (phannhukhien…@gmail.com) đưa ra ý kiến: "Đồng ý là hiện nay cước 3G ở Việt Nam rẻ so với các nước trong khu vực nhưng chất lượng dịch vụ thì cực kém, tôi dùng 3G của mạng Viettel mà chậm kinh khủng. Nếu mà tăng cước trong khi giữ nguyên chất lượng như hiện nay thì không đáng đồng tiền bát gạo”.

“Không thể viện lý do để tăng giá dịch vụ được, trong khi chất lượng của anh quá tệ. Tôi đang sử dụng gói cước 3G MiMax của Viettel, trong 500mb đầu tiên, chất lượng cũng tạm nhưng sau khi dùng hết dung lượng cho phép thì chạy chậm còn hơn rùa, dù rằng nhà mạng có khuyến cáo trong gói cước này sau 500mb thì tốc độ có kém hơn, nhưng không ngờ chậm như thế”, anh Ngô Gia bức xúc.

Bên cạnh những ý kiến phản ứng về giá cước 3G tăng liệu chất lượng có tăng, nhiều ý kiến cho rằng có thể các nhà mạng tăng giá cước 3G để "đối phó" với các ứng dụng OTT hiện nay đang ngày một phát triển.

Anh Thuấn (Bạc Liêu) nhận định: “Chính ra cũng có một phần là các ứng dụng OTT làm ảnh hưởng đến giá cước 3G của các nhà mạng”.

Đồng ý với quan điểm trên, anh Nguyễn Nam (Hà Nội) chia sẻ: “Các nhà mạng đang cường điệu hóa OTT. Thực tế, smartphone của tôi có rất nhiều người "chen chân" trong Viber phonebook nhưng kỳ thực, tôi chưa thực hiện thành công cuộc gọi nào qua Viber. Nhưng ngay cả 3G cũng không thực sự cần thiết lắm đối với rất, rất nhiều người. Một khi không có 3G, Wi-fi lên ngôi, chẳng có gì ảnh hưởng nhiều. Nhà mạng tăng giá cước 3G, hiệu ứng ngược xảy ra là chắc chắn”.

Chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề tăng cước 3G dựa theo sự phát triển của ứng dụng OTT, anh T.H.Toàn bày tỏ: “Việc điều chỉnh giá cước 3G phù hợp với mức đầu tư bỏ ra, cũng không có gì phải phàn nàn. Tuy nhiên, nếu lấy lý do các loại dịch vụ OTT miễn phí, gây mất doanh thu cước gọi và tin nhắn của nhà mạng mà bắt buộc phải tăng cước 3G Mobile Internet thì đó là điều cần phải suy nghĩ kỹ, có khi lợi thì ít mà thiệt nhiều hơn”. 

Bên cạnh đó, anh T.H.Toàn đưa ra giải pháp: “Có thể thấy hiện nay đã có rất nhiều nhiều ứng dụng OTT miễn phí mang lại lợi ích cho thuê bao di động, cụ thể cho phép mọi người liên lạc theo hình thức cao nhất là Multi-media (đồng thời voice video sms data transfer,..). Theo tôi, nếu nhà mạng chưa đủ khả năng xây dựng và cung cấp ngay các dịch vụ như vậy, thì nên bắt tay hợp tác ngay với các nhà cung cấp ứng dụng OTT, coi họ là yếu tố then chốt. Điều đó mới thúc đẩy và đảm bảo lợi ích chung giữa nhà mạng - thuê bao”. 

Tác dụng ngược?


Đứng trước thực tế giá cước 3G đồng loạt tăng, nhiều khách hàng bày tỏ ý kiến tẩy chay dịch vụ này. Anh Hoài Đông (dongphank…@gmail.com) chia sẻ: Hiện nay tôi đang sử dụng gói cước 3G 50.000 đồng/tháng của nhà mạng Viettel. Nếu nhà mạng tăng cước có thể tôi sẽ ngưng sử dụng dịch vụ này. Bởi nó không cần thiết cho lắm, vì tôi thường sử dụng wifi miễn phí tại công sở, quán café, về nhà thì đã có mạng internet, nhu cầu sử dụng 3G không thường xuyên vì tốc độ truy cập không đáng “đồng tiền bát gạo” mà tôi bỏ ra.

Đồng quan điểm với anh Đông, thành viên Kẹo sữa cho biết trên một diễn đàn: “Nâng giá 3G thì khách hàng sẽ chuyển sang dùng Wifi, lúc đó hạn chế OTT hay nâng gói cước 3G có khi lại tác dụng ngược. Không những không tăng được doanh thu mà các nhà mạng có khi lại còn bị giảm do khách hàng quay lưng lại với dịch vụ 3G”.

“Tôi đi các nước trong khu vực thì thấy đúng là giá cước của 3G của mình có rẻ hơn, tuy nhiên chất lượng cũng tệ hơn nhiều. Cho nên hiện tại có nhiều người xài 3G cũng vì nó rẻ. Bài toán cân bằng giữa số lượng người dùng, chất lượng và giá cả để có lợi nhuận tối ưu phải được tiến hành cực kỳ thận trọng. Không khéo thì sẽ cho một kết quả kinh doanh tệ hơn. Vì có thể người ta chuyển sang dùng Wifi miễn phí mà hầu như ở bất kỳ đâu cũng có thay vì trung thành với mạng 3G chập chờn”, anh Viết Hùng (hungnguyen…@gmail.com) chia sẻ./.

LIỄU PHẠM