Điểm lại “hồ sơ đen” những sự cố của Vinaconex

28/02/2012 07:18
Hà Nhi (Tổng hợp)
(GDVN) - Hàng loạt sai phạm của “đại gia” Vinaconex từ việc “xé” quy hoạch cho tới “ăn lận” 2.100 tỷ đồng khi cổ phần hóa Vinaconex…
1. 'Xé' quy hoạch, Vinaconex thu lợi trên 300 tỷ Cuối năm 2008, cư dân Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân chính đã phản ánh bức xúc về việc Vinaconex xây nhà hàng trên diện tích đất lưu không giữa hai tòa nhà chung cư cao tầng 24 T1, 24T2 để trục lợi.
1. 'Xé' quy hoạch, Vinaconex thu lợi trên 300 tỷ

Cuối năm 2008, cư dân Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân chính đã phản ánh bức xúc về việc Vinaconex xây nhà hàng trên diện tích đất lưu không giữa hai tòa nhà chung cư cao tầng 24 T1, 24T2 để trục lợi.
Sau khi kết thúc thanh tra tại Vinaconex, Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định: “Vinaconex đã xây dựng vi phạm quy hoạch (tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính) với tổng diện tích trên 5.500 m2 so với quy hoạch chi tiết được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2001”.
Sau khi kết thúc thanh tra tại Vinaconex, Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định: “Vinaconex đã xây dựng vi phạm quy hoạch (tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính) với tổng diện tích trên 5.500 m2 so với quy hoạch chi tiết được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2001”.
Trong đó, diện tích xây vượt tại các tòa nhà chung cư cao tầng là hơn 2.000m2, xây dựng ngoài quy hoạch được phê duyệt 6 nhà văn phòng (từ VP2-VP7) trên diện tích gần 2.500m2 đất lưu không nối giữa các tòa nhà chung cư cao tầng. Vinaconex cũng sai phạm khi xây 4 nhà hàng trên diện tích hơn 1.000m2 đất lưu không nằm cạnh 2 tòa nhà chung cư cao tầng 24T1, 24T2. So với khung giá hiện hành của UBND TP Hà Nội thì giá trị quyền sử dụng đất đối với các diện tích xây dựng vi phạm quy hoạch trên là hơn 84 tỷ đồng.
Trong đó, diện tích xây vượt tại các tòa nhà chung cư cao tầng là hơn 2.000m2, xây dựng ngoài quy hoạch được phê duyệt 6 nhà văn phòng (từ VP2-VP7) trên diện tích gần 2.500m2 đất lưu không nối giữa các tòa nhà chung cư cao tầng. Vinaconex cũng sai phạm khi xây 4 nhà hàng trên diện tích hơn 1.000m2 đất lưu không nằm cạnh 2 tòa nhà chung cư cao tầng 24T1, 24T2. So với khung giá hiện hành của UBND TP Hà Nội thì giá trị quyền sử dụng đất đối với các diện tích xây dựng vi phạm quy hoạch trên là hơn 84 tỷ đồng.
Trong tháng 8/2009, Bộ Tài chính phải có quyết định thu hồi gần 900 tỷ đồng tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Trong tháng 8/2009, Bộ Tài chính phải có quyết định thu hồi gần 900 tỷ đồng tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, số tiền Vinaconex phải nộp lại gồm: hơn 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu; 6,7 tỷ đồng tiền vốn Nhà nước còn tại doanh nghiệp; 73,4 tỷ đồng tiền vốn Nhà nước tăng thêm từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chuyển thành tổng công ty cổ phần; 3,9 tỷ đồng tiền Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 chưa nộp; 3,3 tỷ đồng tiền giá trị quyền sử dụng của 513,4 m2 đất tại số 53 Lạc Long Quân (Hà Nội).
Theo đó, số tiền Vinaconex phải nộp lại gồm: hơn 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu; 6,7 tỷ đồng tiền vốn Nhà nước còn tại doanh nghiệp; 73,4 tỷ đồng tiền vốn Nhà nước tăng thêm từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chuyển thành tổng công ty cổ phần; 3,9 tỷ đồng tiền Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 chưa nộp; 3,3 tỷ đồng tiền giá trị quyền sử dụng của 513,4 m2 đất tại số 53 Lạc Long Quân (Hà Nội).

Không chỉ xây vượt diện tích quy hoạch được phê duyệt, từ năm 2005-2006, Vinaconex còn tự “áp giá” và ký hợp đồng chuyển nhượng cho các cá nhân, tổ chức không qua hình thức đấu giá với tổng diện tích sàn tầng 1 nhà chung cư gần 13.000m2, trục lợi hơn 230 tỷ đồng. (Nguồn: Đất Việt).
Không chỉ xây vượt diện tích quy hoạch được phê duyệt, từ năm 2005-2006, Vinaconex còn tự “áp giá” và ký hợp đồng chuyển nhượng cho các cá nhân, tổ chức không qua hình thức đấu giá với tổng diện tích sàn tầng 1 nhà chung cư gần 13.000m2, trục lợi hơn 230 tỷ đồng. (Nguồn: Đất Việt).
2. Sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng khi cổ phần hóa Vinaconex Trước đó, tháng 12/2008, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và kiến nghị thu hồi số tiền 1.415 tỷ đồng.
2. Sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng khi cổ phần hóa Vinaconex

Trước đó, tháng 12/2008, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong quá trình cổ phần hóa tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và kiến nghị thu hồi số tiền 1.415 tỷ đồng.
Theo đó, Vinaconex đã đưa 11,8 tỷ đồng giá trị quyết toán của Dự án Nhà máy Bê tông dự ứng lực tại Đăk Lăk vào tổng giá trị tài sản không cần dùng của công ty để loại khỏi giá trị doanh nghiệp nhưng chưa được chấp thuận bằng văn bản của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước là trái quy định. Vinaconex còn sử dụng số tiền 1.082,9 tỷ đồng giá trị vốn nhà nước chưa xử lý tại thời điểm bàn giao sang Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng VN (Vinaconex JSC). Trong đó, có trên 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu, 6,7 tỷ đồng vốn nhà nước còn lại doanh nghiệp, 73 tỷ đồng vốn Nhà nước bổ sung từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển thành công ty cổ phần… Biết là trái các quy định về cổ phần hóa nhưng đến đầu tháng 12/2008, Vinaconex JSC vẫn chưa nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền trên.
Theo đó, Vinaconex đã đưa 11,8 tỷ đồng giá trị quyết toán của Dự án Nhà máy Bê tông dự ứng lực tại Đăk Lăk vào tổng giá trị tài sản không cần dùng của công ty để loại khỏi giá trị doanh nghiệp nhưng chưa được chấp thuận bằng văn bản của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước là trái quy định.

Vinaconex còn sử dụng số tiền 1.082,9 tỷ đồng giá trị vốn nhà nước chưa xử lý tại thời điểm bàn giao sang Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng VN (Vinaconex JSC). Trong đó, có trên 810 tỷ đồng tiền thặng dư bán cổ phần lần đầu, 6,7 tỷ đồng vốn nhà nước còn lại doanh nghiệp, 73 tỷ đồng vốn Nhà nước bổ sung từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chuyển thành công ty cổ phần… Biết là trái các quy định về cổ phần hóa nhưng đến đầu tháng 12/2008, Vinaconex JSC vẫn chưa nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền trên.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm tại các công ty thành viên của Vinaconex. Chẳng hạn công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Vinaconex (VISCO) lỗ suốt 3 năm trước khi cổ phần hóa nhưng lập báo cáo là có lãi. Công ty xây dựng số 4 Công ty xây dựng số 4 cũng không thể cổ phần hóa được do thua lỗ, tổng số lỗ đến ngày 30/9/2005 là hơn 63 tỷ đồng. Chưa kể giám đốc, kế toán trưởng và một số cán bộ công ty đã lập hóa đơn chứng từ khống chiếm đoạt tài sản Nhà nước khoảng 8,9 tỷ đồng. Thậm chí lãnh đạo công ty đã để các cá nhân quản lý thi công công trình tạm ứng vượt số tiền 11 tỷ đồng, cấp vượt vật tư trị giá 2,5 tỷ đồng so với khối lượng ban đầu.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều sai phạm tại các công ty thành viên của Vinaconex. Chẳng hạn công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Vinaconex (VISCO) lỗ suốt 3 năm trước khi cổ phần hóa nhưng lập báo cáo là có lãi.

Công ty xây dựng số 4 Công ty xây dựng số 4 cũng không thể cổ phần hóa được do thua lỗ, tổng số lỗ đến ngày 30/9/2005 là hơn 63 tỷ đồng. Chưa kể giám đốc, kế toán trưởng và một số cán bộ công ty đã lập hóa đơn chứng từ khống chiếm đoạt tài sản Nhà nước khoảng 8,9 tỷ đồng. Thậm chí lãnh đạo công ty đã để các cá nhân quản lý thi công công trình tạm ứng vượt số tiền 11 tỷ đồng, cấp vượt vật tư trị giá 2,5 tỷ đồng so với khối lượng ban đầu.
3. Vinaconex-PVC tắc trách thi công, 4 đứa trẻ trẻ chết thảm Vào cuối tháng 8/2011, 4 cháu nhỏ (ngụ tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì) đã chết trên hố nước do công trình thi công dang dở của chủ thầu Vinaconex-PVC.
3. Vinaconex-PVC tắc trách thi công, 4 đứa trẻ trẻ chết thảm

Vào cuối tháng 8/2011, 4 cháu nhỏ (ngụ tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì) đã chết trên hố nước do công trình thi công dang dở của chủ thầu Vinaconex-PVC.
Hàng ngàn người dân phẫn nộ về việc thi công tắc trách của chủ thầu, ngừng thi công hơn nửa năm và biết rõ việc thường xuyên có hố nước sâu nguy hiểm trong công trình nhưng không cắm biển báo, rào chắn.
Hàng ngàn người dân phẫn nộ về việc thi công tắc trách của chủ thầu, ngừng thi công hơn nửa năm và biết rõ việc thường xuyên có hố nước sâu nguy hiểm trong công trình nhưng không cắm biển báo, rào chắn.
Theo luật sư Nguyễn Đăng Quang (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ với báo nguoilaodong, để đảm bảo thi công trong công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 22/2010. Trong đó, quy định công trường phải có biển báo, rào chắn báo hiệu nguy hiểm; trong trường hợp công trình thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn và gây chết người thì có thể khởi tố hình sự theo Điều 227 Bộ Luật hình sự về tội vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông người.
Theo luật sư Nguyễn Đăng Quang (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ với báo nguoilaodong, để đảm bảo thi công trong công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 22/2010. Trong đó, quy định công trường phải có biển báo, rào chắn báo hiệu nguy hiểm; trong trường hợp công trình thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn và gây chết người thì có thể khởi tố hình sự theo Điều 227 Bộ Luật hình sự về tội vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi đông người.
“Trường hợp chết tới 4 người như xảy ra tại công trường do Vinaconex-PVC thi công cũng có thể xem xét thêm Điều 285 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc không xử nghiêm những nhà thầu thi công tắc trách sẽ càng khiến cho luật pháp bị nhờn và tính mạng của người dân còn bị đe dọa nghiêm trọng”, luật sư Quang nói.
“Trường hợp chết tới 4 người như xảy ra tại công trường do Vinaconex-PVC thi công cũng có thể xem xét thêm Điều 285 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc không xử nghiêm những nhà thầu thi công tắc trách sẽ càng khiến cho luật pháp bị nhờn và tính mạng của người dân còn bị đe dọa nghiêm trọng”, luật sư Quang nói.
4. Sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch trên Đại lộ Thăng Long Sáng 4/2, đã xảy ra sự cố trên đại lộ Thăng Long thuộc địa phận xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội khi đường ống dẫn nước từ Nhà máy nước Sông Đà tại Hòa Bình về Hà Nội của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng VN (Vinaconex) bị vỡ. Do đường ống lắp đặt trong dải phân cách giữa làn ôtô với làn đường đô thị phía ngoài nên sự cố làm nước tuôn xối xả khoét sâu vào taluy nền đường tạo thành một hố lớn có đường kính khoảng 3,5m, sâu hơn 2,5m. Bên cạnh đó, lượng nước thoát ra từ đường ống đã làm ngập hai hầm chui dân sinh số 5 và 6 trên đại lộ khiến việc đi lại khó khăn do dòng nước cuốn theo cả bùn đất vào đường hầm. (Ảnh: Hanoimoi)
4. Sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch trên Đại lộ Thăng Long

Sáng 4/2, đã xảy ra sự cố trên đại lộ Thăng Long thuộc địa phận xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội khi đường ống dẫn nước từ Nhà máy nước Sông Đà tại Hòa Bình về Hà Nội của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng VN (Vinaconex) bị vỡ. Do đường ống lắp đặt trong dải phân cách giữa làn ôtô với làn đường đô thị phía ngoài nên sự cố làm nước tuôn xối xả khoét sâu vào taluy nền đường tạo thành một hố lớn có đường kính khoảng 3,5m, sâu hơn 2,5m.

Bên cạnh đó, lượng nước thoát ra từ đường ống đã làm ngập hai hầm chui dân sinh số 5 và 6 trên đại lộ khiến việc đi lại khó khăn do dòng nước cuốn theo cả bùn đất vào đường hầm. (Ảnh: Hanoimoi)
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Tổng Công ty Vinaconex đã huy động toàn bộ lực lượng của các đơn vị có liên quan đến hiện trường khắc phục sự cố. Với gần 100 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng các phương tiện, máy móc làm việc suốt hơn 1 ngày đêm, đến chiều ngày 5-2-2012, Tổng Công ty Vinaconex đã cô lập, khống chế được nước chảy và cơ bản không còn ảnh hưởng đến công trình Đại lộ Thăng Long.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Tổng Công ty Vinaconex đã huy động toàn bộ lực lượng của các đơn vị có liên quan đến hiện trường khắc phục sự cố. Với gần 100 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng các phương tiện, máy móc làm việc suốt hơn 1 ngày đêm, đến chiều ngày 5-2-2012, Tổng Công ty Vinaconex đã cô lập, khống chế được nước chảy và cơ bản không còn ảnh hưởng đến công trình Đại lộ Thăng Long.

Đây cũng là nguyên nhân gây nên cảnh mất nước không được báo trước của hàng nghìn hộ dân ở các khu vực Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, bức xúc, phẫn nộ này đã được rấy lên thành cao trào trong những ngày vừa qua.
Đây cũng là nguyên nhân gây nên cảnh mất nước không được báo trước của hàng nghìn hộ dân ở các khu vực Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, bức xúc, phẫn nộ này đã được rấy lên thành cao trào trong những ngày vừa qua.
5. Uẩn khúc Vinaconex "bỗng dưng" thành chủ đầu tư Một liên danh gồm 4 “đại gia” do Tổng công ty XNK và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm đại diện đã hào phóng chấp nhận ứng nguồn vốn 3.000 tỷ đồng không cần tính lãi để hoàn thiện dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc kịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vừa qua gây nhiều nghi ngờ, uẩn khúc cho người dân cũng như giới bất động sản. Thế nhưng trên thực tế, theo nhận định của trang Nguoiduatin, UBND TP Hà Nội đã “bật đèn xanh” để liên danh do Vinaconex làm đại diện “nhảy” vào vùng “đất vàng” một cách nhanh chóng. Gần 300 ha đất của hàng nghìn hộ dân ở huyện Từ Liêm sẽ không là câu chuyện đùa nếu việc cấp phép và lựa chọn nhà đầu tư trái với nguyên tắc cơ bản.
5. Uẩn khúc Vinaconex "bỗng dưng" thành chủ đầu tư

Một liên danh gồm 4 “đại gia” do Tổng công ty XNK và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm đại diện đã hào phóng chấp nhận ứng nguồn vốn 3.000 tỷ đồng không cần tính lãi để hoàn thiện dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc kịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vừa qua gây nhiều nghi ngờ, uẩn khúc cho người dân cũng như giới bất động sản.

Thế nhưng trên thực tế, theo nhận định của trang Nguoiduatin, UBND TP Hà Nội đã “bật đèn xanh” để liên danh do Vinaconex làm đại diện “nhảy” vào vùng “đất vàng” một cách nhanh chóng. Gần 300 ha đất của hàng nghìn hộ dân ở huyện Từ Liêm sẽ không là câu chuyện đùa nếu việc cấp phép và lựa chọn nhà đầu tư trái với nguyên tắc cơ bản.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc “đồng ý” của UBND TP Hà Nội để liên doanh Vinaconex – Viettel “làm chủ đầu tư” là một hình thức “chỉ định thầu” trái nguyên tắc.Và như vậy, từ chỉ đạo của Thủ tướng, sự thận trọng của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính…có vẻ cũng chưa tác động nhiều đến những quyết định của UBND TP Hà Nội đối với số phận khu đất vàng gần 300 ha tại hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ khi tên “chủ đầu tư” đã được xướng lên mà công chúng chưa một lần được chứng kiến buổi đấu thầu công khai…
Theo các chuyên gia kinh tế, việc “đồng ý” của UBND TP Hà Nội để liên doanh Vinaconex – Viettel “làm chủ đầu tư” là một hình thức “chỉ định thầu” trái nguyên tắc.Và như vậy, từ chỉ đạo của Thủ tướng, sự thận trọng của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính…có vẻ cũng chưa tác động nhiều đến những quyết định của UBND TP Hà Nội đối với số phận khu đất vàng gần 300 ha tại hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ khi tên “chủ đầu tư” đã được xướng lên mà công chúng chưa một lần được chứng kiến buổi đấu thầu công khai…
6. Lùm xùm vụ Vinaconex Plaza cưỡng ép Việt Long di dời Vào đầu tháng 12/2011, siêu thị điện máy Việt Long đã gửi đơn kêu cứu lên UBND TP.Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội bày tỏ bức xúc, hoang mang về hành vi khó hiểu của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex Plaza (trong đó có 75% cổ phần của Công ty CPQT Sơn Hà). Theo đó, nhằm mục đích lấy lại mặt bằng cho thuê diện tích tại tầng 1 của tòa nhà trung tâm thương mại Hà Đông, Vinaconex Plaza đã thực hiện mọi biện pháp từ việc đào hào lúc nửa đêm, cắt điện, giăng biển “kể tội” siêu thị Việt Long,… gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân viên nơi đây.
6. Lùm xùm vụ Vinaconex Plaza cưỡng ép Việt Long di dời

Vào đầu tháng 12/2011, siêu thị điện máy Việt Long đã gửi đơn kêu cứu lên UBND TP.Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội bày tỏ bức xúc, hoang mang về hành vi khó hiểu của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh thương mại Vinaconex Plaza (trong đó có 75% cổ phần của Công ty CPQT Sơn Hà).

Theo đó, nhằm mục đích lấy lại mặt bằng cho thuê diện tích tại tầng 1 của tòa nhà trung tâm thương mại Hà Đông, Vinaconex Plaza đã thực hiện mọi biện pháp từ việc đào hào lúc nửa đêm, cắt điện, giăng biển “kể tội” siêu thị Việt Long,… gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và công ăn việc làm của hàng nghìn công nhân viên nơi đây.
Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề này, Tổng công ty Vinaconex cho biết: hiện nay không còn sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Công ty Cổ phần Vinaconex Plaza. Trong thời gian qua, Vinaconex và Sơn Hà đã có thỏa thuận về việc rút thương hiệu Vinaconex khỏi Công ty Vinaconex Plaza sau khi Vinaconex chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Sơn Hà. Mặc dù vậy, do thủ tục hành chính nên công việc này vẫn chưa được thực hiện xong. Việc này cũng phần nào đó làm giảm sút uy tín của thương hiệu lớn Vinaconex.
Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề này, Tổng công ty Vinaconex cho biết:  hiện nay không còn sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Công ty Cổ phần Vinaconex Plaza.

Trong thời gian qua, Vinaconex và Sơn Hà đã có thỏa thuận về việc rút thương hiệu Vinaconex khỏi Công ty Vinaconex Plaza sau khi Vinaconex chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Sơn Hà. Mặc dù vậy, do thủ tục hành chính nên công việc này vẫn chưa được thực hiện xong. Việc này cũng phần nào đó làm giảm sút uy tín của thương hiệu lớn Vinaconex.
Hà Nhi (Tổng hợp)