Đọc nhanh sáng 19/4: Bóc trần chiêu thức kinh doanh "điêu" móc túi NTD

19/04/2012 09:27
Hương Trà (tổng hợp)
(GDVN) -Bóc trần chiêu thức kinh doanh bẩn móc túi người tiêu dùng; 4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu; Thụy Sĩ gia tăng các biện pháp để trừng phạt Iran;... là nhưng tin kinh tế đáng chú ý sáng ngày 19/4.
Rút ruột, cân điêu chiêu kinh doanh bẩn móc túi người tiêu dùng
Theo tin tức từ Vef, để hút khách, không ít nhà buôn đã rút ruột cân điêu rồi còn rêu rao giảm giá khuyến mãi để kiếm lợi.
Điển hình cho chiêu này chính là dân kinh doanh gas với về đủ các chiêu trò khuyến mại. Với giá bán rẻ hơn từ 10.000 - 30.000 đồng/bình gas, một số đại lý đã đánh vào tâm lí giá rẻ để kích cầu. Nhưng ít ai hiểu được sự thực mình đang bị móc túi trắng trợn với việc ăn bớt khối lượng.

Để hút khách, không ít nhà buôn đã rút ruột, cân điêu rồi còn rêu rao giảm giá khuyến mãi để kiếm lợi. (Ảnh: Vef)
Để hút khách, không ít nhà buôn đã rút ruột, cân điêu rồi còn rêu rao giảm giá khuyến mãi để kiếm lợi. (Ảnh: Vef)

Theo phản ánh từ phía người tiêu dùng, rất nhiều người đã gặp phải tình trạng này thậm chí có trường hợp "ăn gian" đến gần ½ trọng lượng của bình gas.
Cùng với rút ruột, cân điêu là một chiêu truyền thống, phổ biến nhưng được dân buôn áp dụng hiệu quả. Hầu như bất cứ một thứ hàng hóa nào từ rau, củ, quả đến các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, chả,... đều rất dễ bị cân thiếu. 
Gạo là hàng không những bị cân điêu mà còn bị hỗn tạp, pha trộn gạo ngon và gạo giá rẻ rồi bán với giá của gạo có “thương hiệu”.

Tập đoàn Hoa Sen kiện lại cựu CEO của mình

Theo nguồn tin từ Dân Trí cho biết, ngày 18/4, “trả đũa” cựu CEO Phạm Văn Trung đã đâm đơn kiện, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) cũng cho biết sẽ khởi kiện ông Phạm Văn Trung, nguyên là Tổng giám đốc (CEO) của HSG đòi bồi thường 26 tỷ đồng và nhiều quyền lợi khác.

Cuộc chiến của HSG với cựu CEO Phạm Văn Trung đang đến hồi gay cấn khi hai bên quyết định lôi nhau ra tòa. (Ảnh: Dân Trí)
Cuộc chiến của HSG với cựu CEO Phạm Văn Trung đang đến hồi gay cấn khi hai bên quyết định lôi nhau ra tòa. (Ảnh: Dân Trí)

Vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình bắt đầu gay cấn khi Chủ tịch HĐQT HSG Lê Phước Vũ phát biểu tại Đại hội cổ đông ngày 22/3 về lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Sau đó, trên các phương tiện truyền thông bắt đầu cuộc khẩu chiến giữa cựu CEO của HSG với những lãnh đạo cốt cán của HSG hiện tại.
Trong công bố thông tin của mình, HSG đề nghị NKG  (mã chứng khoán của công ty thép Nam Kim nơi ông Trung được bầu vào làm thành viên Hội đồng quản trị) chấm dứt sử dụng lao động đối với ông Phạm Văn Trung và các cán bộ quản lý khác đã từng làm việc tại HSG và có cam kết chế độ trách nhiệm với HSG.

Bộ Tài chính sẽ mua lại nợ của Công ty Bình An

Tại Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ, ông Phạm Thanh  Quang– Tổng Giám đốc Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài Chính đã đến làm việc với công ty Cổ phần Thủy sản Bình An và các nông dân bán cá cho công ty Bình An  để thỏa thuận phương  án để công ty Bình An  trả nợ tiền bán cá cho nông dân. Nguồn tin từ Vov cho biết.

Ông Phạm Thanh Quang trả lời báo chí. (Ảnh: Vov)
Ông Phạm Thanh Quang trả lời báo chí. (Ảnh: Vov)

Sau khi đi kiểm tra tình hình cơ sở vật chất của Công ty Bình An, ông Phạm Thanh  Quang cho biết sẽ thỏa thuận mua lại nợ của công ty Bình An hoặc nợ của các nông dân.
Để thực hiện việc mua bán nợ ông Quang yêu cầu Công ty Bình An tiến hành đối chiếu các khoản công nợ của nông dân, nợ ngân hàng có sự xác nhận của Ban Quản lý Các Khu chế xuất và khu Công nghiệp Cần Thơ và các cơ quan chức năng  gửi Bộ Tài chính xem xét. 
Ông Trần Văn Trí, TGĐ Công ty Cổ phần thủy sản Bình An cho biết trong tuần này sẽ hoạt động trở lại Nhà máy sản xuất nước uống Calogen, Viện nghiên cứu Thủy sản và Nhà máy giá trị gia tăng. 

Bác tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm

Theo thông tin từ Vnexpress, chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp chiều nay khẳng định không tìm thấy chất cấm Trifluralin trên những mẫu cá điêu hồng kiểm tra ở địa bàn. Nhiều ngày qua thông tin cá nhiễm chất cấm lan truyền ở tỉnh gây hoang mang cho dân. 

Nông dân nuôi cá điêu hồng nhưng không bán được vì tin nhiễm chất cấm. Chi cục Thủy sản Đồng Tháp bác bỏ tin này. Ảnh: Gia Bảo - Vnexpress
Nông dân nuôi cá điêu hồng nhưng không bán được vì tin nhiễm chất cấm. Chi cục Thủy sản Đồng Tháp bác bỏ tin này. Ảnh: Gia Bảo - Vnexpress

Kỹ sư Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra nơi cung cấp thức ăn, các bè nuôi cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh, lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng không phát hiện mẫu cá nào có chứa Trifluralin", ông Vũ khẳng định.
Trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp cho rằng những thông tin nói là cá điêu hồng từ Đồng Tháp nhiễm chất cấm không chỉ gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, cho xã hội mà còn là cú hạ nốc ao người chăn nuôi, với hệ lụy nặng nề hơn cả những gì đã từng xảy ra với cá kèo và cá rô đầu vuông trước đây.

4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu

Nguồn tin từ TTXVN chi biết, theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), tính đến chiều 18/4, đã có 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu gửi phương án tăng giá đến Bộ Tài chính.
Cụ thể, bốn doanh nghiệp gồm Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương Mại Dầu khí Đồng Tháp. 

4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu. Yêu cầu này đang được Cục quản lý giá xem xét (Ảnh minh họa - nguồn Internet)
4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu. Yêu cầu này đang được Cục quản lý giá xem xét (Ảnh minh họa - nguồn Internet)

Đại diện một trong bốn doanh nghiệp đầu mối này cho biết nguyên nhân xin tăng giá xăng dầu là do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ nên doanh nghiệp đang bị lỗ. Doanh nghiệp này cũng cho biết trong văn bản gửi cho Bộ Tài chính, doanh nghiệp này không đề ra một mức giá tăng cụ thể nào mà chỉ đề nghị Bộ xem xét.
 Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá cho hay, để đảm bảo hài hóa lợi ích quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang xem xét tính toán.

Australia đầu tư phát triển ngành năng lượng tái chế

Ngày 17/4, Chính phủ Australia thông báo sẽ dành khoản ngân sách lên tới 10 tỷ dollar Australia (AUD), tương đương 10,3 tỷ USD, để hỗ trợ các công ty trong lĩnh vực năng lượng tái chế đang gặp khó khăn về vốn. 
Theo kế hoạch, Hội đồng Tài chính Năng lượng Sạch (CEFC), dự kiến bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2013, sẽ đảm bảo vốn cho các công ty liên quan đến năng lượng tái chế, có lượng khí thải thấp và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

CEFC sẽ quản lý ngồn vốn thông qua cơ chế lựa chọn thương mại nhằm tăng cường dòng chảy tài chính tới khu vực năng lượng sạch. Bên cạnh đó, CEFC cũng đánh giá các dự án đầu tư trên cơ sở từng trường hợp cụ thể nhờ các công cụ tài chính khác nhau. 
Nguyên nhân là do lĩnh vực này cần những khoản đầu tư lớn, trong khi lại đang tồn tại nhiều rào cản trong việc huy động vốn. Mặt khác, tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn cũng khiến các ngân hàng không muốn cho vay đầu tư vào năng lượng tái chế. Theo nguồn tin từ TTXVN.

Thụy Sĩ gia tăng các biện pháp để trừng phạt Iran

Cũng theo nguồn tin từ TTXVN, Chính phủ Thụy Sĩ ngày 18/4 đã công bố quyết định gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran. Nguyên nhân chính xuất phát từ dầu mỏ.
Theo đó, các biện pháp trừng phạt tài chính sẽ được áp đặt đối với 8 công ty và ba cá nhân khác của Iran. Tiền cùng nhiều tài sản khác thuộc sở hữu của những công ty và cá nhân này sẽ bị phong tỏa.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong các biện pháp trừng phạt mới này, Thụy Sĩ cũng áp đặt lệnh cấm cung cấp tiền hay các tài sản khác cho 8 công ty và 3 cá nhân nói trên dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Iran là trường hợp ngoại lệ, vẫn chưa bị Thụy Sĩ áp đặt trừng phạt vì tầm quan trọng đối với nền kinh tế Iran. 
Theo một tuyên bố của Chính phủ Thụy Sĩ, động thái này "phù hợp với các biện pháp trừng phạt được Liên minh châu Âu (EU) thông qua ngày 23/1 vừa qua". Một số nguồn tin cho biết các biện pháp trừng phạt mới này đã có hiệu lực từ ngày 17/4.

Có thể bạn quan tâm:
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày

Hương Trà (tổng hợp)