Giật mình: Một người dám chi 70 tỷ đồng ăn trưa với tỷ phú Buffett

10/06/2012 11:00
P.T (tổng hợp)
(GDVN) -Trong vòng 13 năm qua, chương trình đấu giá bữa trưa với Buffett đã thu về tổng cộng 14,6 triệu USD cho quỹ từ thiện Glide. Năm nay bữa ăn cùng tỷ phú này đã lên số tiền 3,46 triệu USD


Chi 70 tỷ đồng ăn trưa với tỷ phú Buffett


Dân trí đưa tin một nhân vật chưa tiết lộ danh tính đã chi số tiền 3,46 triệu USD để giành quyền ăn trưa với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Đây là kết quả cuộc đấu giá bữa trưa thường niên với tỷ phú này, với toàn bộ số tiền thu được sẽ dành cho từ thiện.

Theo hãng tin Reuters, trong cuộc đấu giá bữa trưa với Buffett năm nay trên mạng Ebay, đã có 10 người tham gia đấu giá, đưa ra 106 mức giá khác nhau. Năm ngoái, chỉ có 2 người tham gia đấu giá và đưa ra 8 mức giá.

Tỷ phú Buffett giàu thứ 3 thế giới
Tỷ phú Buffett giàu thứ 3 thế giới


Bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước, cuộc đấu giá năm nay đã khởi động khá chậm chạp nhưng trở nên gay cấn vào những phút chót. Mức giá 1,23 triệu USD được duy trì trong vòng 30 giây trước khi người thắng cuộc chốt hạ cuộc đấu giá bằng mức giá 3.456.789 USD. Chương trình đã khép lại vào tối ngày thứ Sáu (8/6) theo giờ Mỹ.

So với năm ngoái, số tiền thu về từ cuộc đấu giá năm nay đã tăng đáng kể. Năm 2011, nhà quản lý quỹ Ted Weschler đã chi 2,63 triệu USD để được ăn trưa với Buffett. Chính Weschler cũng là người đã thắng cuộc trong chương trình đấu giá bữa trưa với Buffett vào năm 2010.


Thế giới sắp có hệ thống tiền tệ mới?

Theo tổng hợp của trang tin Gafin, hệ thống tiền tệ hiện nay không hoạt động hiệu quả nữa và hàng năm số lượng quốc gia có đủ động lực để đi theo hệ thống này lại giảm đi. Mùa hè này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình chuyển sang hệ thống tiền tệ mới. Nếu như các lãnh đạo châu Âu muốn duy trì đồng euro, châu Âu không có lựa chọn nào khác là in tiền. Reuters gần đây đã trích lời một nhà ngoại giao của Tây Ban Nha người đã so sánh sự quay lưng lại của Đức với việc làm mất giá đồng tiền với Taliban như sau: “Điều đó có thể xảy ra ở phút cuối cùng và để lại những hậu quả rất kinh khủng. Tuy nhiên, Đức cần phải lựa chọn. Nước này có thể để Hy Lạp thất bại nhưng Tây Ban Nha thì khác. Nếu Tây Ban Nha thất bại thì châu Âu sẽ sụp đổ. Đến cuối cùng, chúng ta sẽ phải tin tưởng rồi Merkel và Ngân hàng Trung ương Đức sẽ thay đổi ý định của mình và làm những điều họ cần làm để cứu châu Âu. Bên nào đang hành động như một cảm tử quân Taliban? Những bên tranh luận rằng việc các ngân hàng trung ương liên tục bơm tiền cho chính phủ chắc chắn sẽ dẫn đến siêu lạm phát hay là những bên đang đe dọa phần còn lại của châu Âu để nhận được cứu trợ vô điều kiện? Rà soát nợ bảo hiểm xã hội các DN phá sản
Báo Tuổi trẻ đưa tin, Bảo hiểm Xã hội VN vừa yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh, TP rà soát, báo cáo số tiền nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp phá sản Đồng thời báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội trên 12 tháng nhưng không có xác nhận nợ và các doanh nghiệp đã được tòa án xử nhưng chưa thu hồi được nợ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm Xã hội VN đề nghị các tỉnh thành sớm có kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên. Theo Bảo hiểm Xã hội VN, thời gian qua nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản, giải thể trong khi vẫn nợ bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi quyền lợi cho người lao động.Đến lượt nước mắm cũng ế ẩm Trao đổi trên báo Vietnamnet, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.
Thông tin từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu,người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.  “Nói như vậy để thấy nhu cầu thị trường đang giảm sút quá mạnh và các DN khó khăn lắm rồi. Điều mong đợi của các DN hiện nay là kích cầu tiêu dùng”, ông Kiêm nói.Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm
Thông tin từ báo Thanh niên cho hay, các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to! Theo tìm hiểu của báo, bà Y., chủ một vựa khóm tại xã Phước Lập, H.Tân Phước (Tiền Giang), cho biết sau khi đặt trạm bên bờ Kênh Xáng thuộc xã Long Định (H.Châu Thành), thông qua 2 đầu mối là người Việt, mấy tuần qua các thương lái TQ đã mua khóm có trọng lượng từ 1,1 kg/trái trở lên với giá 4.400 đồng/kg; loại từ 1,3 kg/trái trở lên giá 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày, họ mua từ 20 đến 40 tấn rồi đóng thùng, cho lên xe đông lạnh chuyển về TQ.
Sau dừa, cua, khoai lang, đỉa...thương lái TQ đang tranh nhau mua khóm(dứa)
Sau dừa, cua, khoai lang, đỉa...thương lái TQ đang tranh nhau mua khóm(dứa)
Ông Bùi Công Thành, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, H.Châu Thành, Tiền Giang), cũng cho biết: “Vừa rồi có 2 đầu mối tại TP.HCM điện thoại gặp tôi đặt mua khóm xuất qua TQ từ 20 tấn mỗi ngày, điều kiện là khóm phải đạt chuẩn từ 1 kg/trái trở lên. Nhưng tôi đã từ chối và đưa ra điều kiện của HTX là mua bán phải có hợp đồng và làm ăn lâu dài. Cho dù bán cho thương lái TQ với giá cao hơn nhưng chúng tôi vẫn không dám bán, vì sợ giữa chừng họ không mua nữa thì HTX sẽ không biết bán cho ai”. Cũng theo ông Thành, vừa rồi có một thương lái TQ dẫn theo một thông dịch viên đến tận ruộng khóm của HTX Quyết Thắng để đặt mua.
P.T (tổng hợp)