Lãi suất đồng loạt giảm, DN vẫn chưa dám vay

11/05/2013 09:32
Hoàng Lực (Nguồn VTV)
(GDVN) - Xung quanh việc NHNN công bố giảm sâu lãi suất cho vay ra ở mức 13%, ông Phan Đức Tú – TGĐ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định: Các doanh nghiệp lúc này vẫn chưa sẵn sàng hấp thụ vốn, nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa tìm ra phương án sản xuất kinh doanh.

Ngày 10/5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Quyết định số 1073/QĐ – NHNN ngày 10/5/2013. Theo quyết định này, các mức lãi suất giảm cụ thể như sau: Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm.
 Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 9%/năm xuống 8%/năm. Thời điểm áp dụng điều chỉnh này từ ngày 13/5. Theo nhận định của các chuyên gia việc NHNN ra quy định áp mức lãi xuất mới giảm sâu về mức trước đây sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp.
NHNN đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2013.
NHNN đã ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2013.
Đánh giá việc NHNN ra quyết định giảm lãi suất cho vay lúc này, ông Phan Đức Tú – TGĐ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của ngân hàng nhà nước trong việc cố gắng đưa mức lại suất cho vay ra về mức sâu là 13%, đây là mức tương đương với lãi suất năm 2004. Điều này có thể thấy ngành ngân hàng đã có sự chia sẻ với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Tú lãi suất cho vay chỉ là một yếu tố để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp và lớn hơn là nền kinh tế. Điều khiến ông Tú băn khoănlúc này là sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp cụ thể là doanh nghiệp đã sẵn sàng hấp thụ vốn chưa?. Theo vị CEO BIDV, các doanh nghiệp lúc này chưa sẵn sàng hấp thụ vốn, sức hấp thụ vốn sẽ yếu nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa tìm ra phương án sản xuất kinh doanh. Nói chính xác hơn là các doanh nghiệp chưa tìm ra phương án sản xuất kinh doanh mới hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và đặc biệt là không có đầu ra để tiêu thụ sản phẩm. Trrong khi đó bên lề buổi họp báo công bố Quyết định số 1073/QĐ – NHNN, ông Nguyễn Đồng Tiến – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam thẳng thắn cho rằng: “Việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất cho vay cũ về mức 13% sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của tổ chức tín dụng sẽ bị giảm xuống nhưng đây là sự chia sẻ cần thiết với nền kinh tế và người vay vốn”. Đánh giá mức trần lãi suất 7.5% được NHNN đưa ra, Vụ trưởng Chính sách Tiền tệ Nguyễn Thị Hồng cho rằng, lạm phát năm nay dự kiến khoảng 6,5-7%, do đó trần lãi suất 7,5% hiện nay là phù hợp. Bà Hồng cũng cho rằng mức trần lãi suất 7.5% vẫn sẽ đảm bảo lãi suất thực dương có lợi cho người gửi tiền. "Các ngân hàng thương mại cũng nói rằng mức trần lãi suất đã trở về năm 2004, 2007. 7,5% là phù hợp", bà Hồng nói thêm. Còn theo tổng hợp của Phòng Công nghiệp Việt Nam thì có tới 73% doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là giải quyết hàng tồn kho. Bởi lẻ khi dư địa lãi xuất không còn thì khó khăn lúc này của doanh nghiệp và nền kinh tế chính là hàng tồn kho.
Trước đó, đầu tuần, Vietcombank đã "mở hàng" cho đợt giảm lãi suất khi công bố mức lãi suất huy động kỳ hạn một tháng còn 6%. Ngay sau đó, 3 "ông lớn" quốc doanh là BIDV, Vietinbank và Agribank cũng tiếp bước giảm lãi suất. Làn sóng đón đầu hạ lãi suất cũng lan đến các ngân hàng cổ phần từ 9/5 khi Ngân hàng Quân đội cũng công bố mức lãi suất mới 7% thay vì 7,5%.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Hoàng Lực (Nguồn VTV)