Những lỗi quảng cáo khiến doanh nghiệp lao đao

26/05/2012 08:12
Ngọc Ninh (Tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Nhiều tập đoàn nước ngoài phải lao đao bởi số tiền bồi thường lên tới cả tỷ USD do lỗi quảng cáo, nhưng ở Việt Nam, tiền phạt chỉ dừng ở mức cảnh cáo.
Tháng 5/2012, Tập đoàn dược phẩm Abbott Laboratories đã phải trả 1,6 tỉ USD vì quảng bá bất hợp pháp thuốc Depakote. Trong khi loại thuốc trên chỉ chữa các bệnh như động kinh, rối loạn lưỡng cực và đau nửa đầu, Abbott đã không ngần ngại bổ sung thêm một số công dụng khác. Những người dân thông báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sẽ được nhận 84 triệu USD trong tổng số tiền phạt 1,6 tỉ USD. Đây là khoản tiền phạt lớn thứ 2 trong lịch sử vì quảng cáo có thông tin sai lệch.
Tháng 5/2012, Tập đoàn dược phẩm Abbott Laboratories đã phải trả 1,6 tỉ USD vì quảng bá bất hợp pháp thuốc Depakote. Trong khi loại thuốc trên chỉ chữa các bệnh như động kinh, rối loạn lưỡng cực và đau nửa đầu, Abbott đã không ngần ngại bổ sung thêm một số công dụng khác.
Những người dân thông báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sẽ được nhận 84 triệu USD trong tổng số tiền phạt 1,6 tỉ USD. Đây là khoản tiền phạt lớn thứ 2 trong lịch sử vì quảng cáo có thông tin sai lệch.
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) phải trả 1,2 tỉ USD tiền phạt vì che giấu tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống loạn thần kinh Risperdal của hãng này. Hãng không thông báo tác dụng phụ bao gồm tăng cân, tăng nguy cơ bị bệnh đái đường và tăng nguy cơ bị đột quỵ với các bệnh nhân lớn tuổi. Cũng vi phạm về quảng cáo thuốc, Tập đoàn dược phẩm Merck phải nộp phạt gần 1 tỉ USD do quảng cáo sai loại thuốc giảm đau Vioxx.
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) phải trả 1,2 tỉ USD tiền phạt vì che giấu tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống loạn thần kinh Risperdal của hãng này. Hãng không thông báo tác dụng phụ bao gồm tăng cân, tăng nguy cơ bị bệnh đái đường và tăng nguy cơ bị đột quỵ với các bệnh nhân lớn tuổi.
 Cũng vi phạm về quảng cáo thuốc, Tập đoàn dược phẩm Merck phải nộp phạt gần 1 tỉ USD do quảng cáo sai loại thuốc giảm đau Vioxx.
Sai phạm của Google xảy ra năm 2011, khi cho phép một hãng dược phẩm Canada đăng quảng cáo về loại thuốc chứa chất gây nghiện bị cấm tại Mỹ. Theo phán quyết, Google sẽ phải trả khoản tiền 500 triệu USD, hoặc phải đối mặt với một cuộc điều tra sâu hơn về doanh thu quảng cáo. Google cuối cùng đã chọn giải pháp đầu tiên.
Sai phạm của Google xảy ra năm 2011, khi cho phép một hãng dược phẩm Canada đăng quảng cáo về loại thuốc chứa chất gây nghiện bị cấm tại Mỹ. Theo phán quyết, Google sẽ phải trả khoản tiền 500 triệu USD, hoặc phải đối mặt với một cuộc điều tra sâu hơn về doanh thu quảng cáo. Google cuối cùng đã chọn giải pháp đầu tiên.
Hàng trăm khách hàng miền Nam bang California đã rất thất vọng khi phát hiện ra Hyundai và Kia chỉ thổi phồng về mã lực của một số xe hãng mình. Theo điều tra của Bộ Xây dựng và Vận tải Hàn Quốc vào năm 2001, mã lực một số mẫu xe quảng cáo cao hơn thực tế tới 9,6%. Hyundai và Kia đã phải đền bù cho khách hàng với tổng chi phí ước tính từ 75 triệu đến 125 triệu USD.
Hàng trăm khách hàng miền Nam bang California đã rất thất vọng khi phát hiện ra Hyundai và Kia chỉ thổi phồng về mã lực của một số xe hãng mình. Theo điều tra của Bộ Xây dựng và Vận tải Hàn Quốc vào năm 2001, mã lực một số mẫu xe quảng cáo cao hơn thực tế tới 9,6%. Hyundai và Kia đã phải đền bù cho khách hàng với tổng chi phí ước tính từ 75 triệu đến 125 triệu USD.
Chính quyền Trùng Khánh, Trung Quốc đã phạt hãng bán lẻ Wal-Mart số tiền 3,65 triệu Nhân dân tệ, tương đương 575.000 USD do dán sai nhãn thịt lợn thường thành thịt lợn hữu cơ. Số tiền phạt này nhiều gấp 5 lần số tiền mà các cửa hiệu Wal-Mart thu được từ việc bán thịt lợn dán sai nhãn trong 20 tháng. Ngoài ra, khoản tiền 730.000 NDT từ bán thịt lợn dán sai nhãn cũng bị tịch thu. 13 cửa hiệu của Wal-Mart ở thành phố Trùng Khánh bị đóng cửa.
Chính quyền Trùng Khánh, Trung Quốc đã phạt hãng bán lẻ Wal-Mart số tiền 3,65 triệu Nhân dân tệ, tương đương 575.000 USD do dán sai nhãn thịt lợn thường thành thịt lợn hữu cơ. Số tiền phạt này nhiều gấp 5 lần số tiền mà các cửa hiệu Wal-Mart thu được từ việc bán thịt lợn dán sai nhãn trong 20 tháng.
Ngoài ra, khoản tiền 730.000 NDT từ bán thịt lợn dán sai nhãn cũng bị tịch thu. 13 cửa hiệu của Wal-Mart ở thành phố Trùng Khánh bị đóng cửa.
Hãng Kem Nivea thuộc Tập Đoàn Beiersdorf bị phạt 900.000 USD vì quảng cáo nước dưỡng thể My Silhouette có tác dụng giảm cân. Tập đoàn Beiersdorf còn bị buộc tội "làm ăn" với Google để khi bất kỳ người tiêu dùng nào gõ từ eo thon hay mỡ dạ dày đều ra kết quả tìm kiếm là quảng cáo của Nivea.
Hãng Kem Nivea thuộc Tập Đoàn Beiersdorf bị phạt 900.000 USD vì quảng cáo nước dưỡng thể My Silhouette có tác dụng giảm cân. Tập đoàn Beiersdorf còn bị buộc tội "làm ăn" với Google để khi bất kỳ người tiêu dùng nào gõ từ eo thon hay mỡ dạ dày đều ra kết quả tìm kiếm là quảng cáo của Nivea.
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC của Mỹ tại Trung Quốc bị phạt vì đoạn phim quảng cáo mới đây có sử dụng hình ảnh một đạo sĩ cùng với món gà rán. Quảng cáo này không chỉ làm cộng đồng đạo Lão mà cả một số đông người TQ không hài lòng. Những có nhiều ý kiến đánh giá cao ý tưởng quảng cáo này vì ăn theo thành công của một bộ phim, đồng thời làm tăng số lượng tiêu thụ món gà rán KFC.
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC của Mỹ tại Trung Quốc bị phạt vì đoạn phim quảng cáo mới đây có sử dụng hình ảnh một đạo sĩ cùng với món gà rán. Quảng cáo này không chỉ làm cộng đồng đạo Lão mà cả một số đông người TQ không hài lòng. Những có nhiều ý kiến đánh giá cao ý tưởng quảng cáo này vì ăn theo thành công của một bộ phim, đồng thời làm tăng số lượng tiêu thụ món gà rán KFC.
Ở Việt Nam, những vụ vi phạm quy định về quảng cáo xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, số tiền phạt lại chưa tương xứng với hậu quả mà nó gây ra với người tiêu dùng. Năm ngoái, Công ty Cổ phần G&P Mama sữa non bị phạt hành chính 7 triệu đồng với vì có hành vi so sánh sản phẩm có tính năng tương tự sữa mẹ. Ngoài ra, Công ty này còn bị phạt 4,5 triệu đồng vì sản phẩm của mình không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở Việt Nam, những vụ vi phạm quy định về quảng cáo xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, số tiền phạt lại chưa tương xứng với hậu quả mà nó gây ra với người tiêu dùng.
Năm ngoái, Công ty Cổ phần G&P Mama sữa non bị phạt hành chính 7 triệu đồng với vì có hành vi so sánh sản phẩm có tính năng tương tự sữa mẹ. Ngoài ra, Công ty này còn bị phạt 4,5 triệu đồng vì sản phẩm của mình không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2011, Hãng Electrolux Việt Nam bị phạt 30 triệu đồng vì đưa ra thông điệp quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể, dòng máy giặt cửa trên T-Drive của Electrolux được quảng cáo quá lố như: “Hiệu suất cao nhất có thể đạt được”, “Hiệu suất giặt sạch hơn 35%”, “Chương trình xả tiết kiệm 50%”, “Chống để lại các nếp nhăn trên quần áo”.
Năm 2011, Hãng Electrolux Việt Nam bị phạt 30 triệu đồng vì đưa ra thông điệp quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể, dòng máy giặt cửa trên T-Drive của Electrolux được quảng cáo quá lố như: “Hiệu suất cao nhất có thể đạt được”, “Hiệu suất giặt sạch hơn 35%”, “Chương trình xả tiết kiệm 50%”, “Chống để lại các nếp nhăn trên quần áo”.
Công ty Cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc Happy Shopping bị phạt 45 triệu đồng vì quảng cáo kem Perfect BB Cream, quần lót Eve’s Love… với nội dung sai lệch về tính năng, công dụng cũng như giá trị thực tế của sản phẩm. Cùng thời điểm này, Công ty TNHH Trang sức Ngọc Bích bị phạt 45 triệu đồng vì các sản phẩm vòng đeo cổ vàng nano, kim cương nhân tạo, vòng đeo cổ tay bằng kim loại mạ bạc là trang sức giả kim hoàn. Còn Công ty An Tốc bị phạt 40 triệu đồng vì quảng cáo gian dối và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về tính năng, công dụng của sản phẩm Viên nang Iam Strong.
Công ty Cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc Happy Shopping bị phạt 45 triệu đồng vì quảng cáo kem Perfect BB Cream, quần lót Eve’s Love… với nội dung sai lệch về tính năng, công dụng cũng như giá trị thực tế của sản phẩm. Cùng thời điểm này, Công ty TNHH Trang sức Ngọc Bích bị phạt 45 triệu đồng vì các sản phẩm vòng đeo cổ vàng nano, kim cương nhân tạo, vòng đeo cổ tay bằng kim loại mạ bạc là trang sức giả kim hoàn. Còn Công ty An Tốc bị phạt 40 triệu đồng vì quảng cáo gian dối và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về tính năng, công dụng của sản phẩm Viên nang Iam Strong.
Năm 2010, Công ty cổ phần SX-TM-DV Vi Thy (32-34 đường 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân) bị phạt 27,5 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật. Mũ bảo hiểm hơi của công ty này được quảng cáo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật “nón bảo hiểm bảo vệ người đi xe gắn máy”, trong khi, toàn bộ nón này chỉ dành cho… người đi xe đạp. (Ảnh minh họa)
Năm 2010, Công ty cổ phần SX-TM-DV Vi Thy (32-34 đường 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân) bị phạt 27,5 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật. Mũ bảo hiểm hơi của công ty này được quảng cáo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật “nón bảo hiểm bảo vệ người đi xe gắn máy”, trong khi, toàn bộ nón này chỉ dành cho… người đi xe đạp. (Ảnh minh họa)
Công ty TNHH Du lịch Sang Trọng Việt Nam (Luxury Travel) bị phạt 26,5 triệu đồng vì hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty này quảng cáo sai sự thật về công ty và các hoạt động của mình trên trang website và ấn phẩm. Công ty chỉ có 1 chi nhánh văn phòng đại diện tại TP.HCM nhưng lại quảng cáo có nhiều chi nhánh trong và ngoài nước. Ngoài ra, Luxury Travel thực hiện không đúng quy định của Luật Du lịch và vi phạm 1 số qui định pháp luật về quảng cáo.
Công ty TNHH Du lịch Sang Trọng Việt Nam (Luxury Travel) bị phạt 26,5 triệu đồng vì hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty này quảng cáo sai sự thật về công ty và các hoạt động của mình trên trang website và ấn phẩm. Công ty chỉ có 1 chi nhánh văn phòng đại diện tại TP.HCM nhưng lại quảng cáo có nhiều chi nhánh trong và ngoài nước. Ngoài ra, Luxury Travel thực hiện không đúng quy định của Luật Du lịch và vi phạm 1 số qui định pháp luật về quảng cáo.
Ngọc Ninh (Tổng hợp từ Internet)