Ngay đầu làng, các máy “giặt rác” hoạt động ầm ầm, bùn nước thối kinh hoàng xả xuống kênh Tây Ninh vốn trước trong trẻo, đã thành dòng kênh chết. Nhiều người phải nín thở đi vội qua bởi không thể chịu được mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng vo ve.
Từ sáng sớm người dân đã đạp xe đi tới những bãi rác thiên hạ để tìm nilon, bao tải dứa… Có khi phải đi xa 30km để nhặt được nhiều phế liệu. Đa số người nhặt nilon là phụ nữ. Người dân nơi đây đang phải lao động cật lực ở nơi hôi thối, ô nhiễm để kiếm vài chục nghìn đồng lại rước bệnh vào người quả là sự “đánh đổi” xót lòng. Chưa kể tới việc ảnh hưởng tới các hộ dân khác, gây mất mỹ quan, hủy hoại môi trường mỗi ngày.
Từ sáng tới tối bà con tới các bãi rác thiên hạ, bới qua dòi bọ, xác động vật để tìm nhặt nylon, bao tải xú uế về làng rồi giặt giũ. Phơi xong rồi lại nhét chặt vào tải để đem cân, giá được có 2 nghìn đồng/kg. Cả ngày chỉ kiếm được khoảng 20-30 nghìn. |
Một cỗ máy “giặt rác” chạy đinh tai nhức óc, xả nước bùn sền sệt đen kịt xuống kênh Tây Ninh. Những lao công “giặt rác” ướt nhách, chân đất, tay trần, cứ thế bốc nylon đen đúa bùn đất dòi bọ thả vào máy giặt ào ào. |
Họ nhặt nilon, giặt rồi phơi mà không hề có găng tay, khẩu trang bảo hộ. |
Rác vào tận nhà. |
Cánh đồng quê phủ đầy màu sắc của nilong |
Nylon đủ màu xanh đỏ tím vàng rải kín hai bên đường, |
Rác thành phẩm (sau khi giặt sạch, phơi khô, đóng bao tải) bán được 3.000 đồng/kg. Mỗi ngày, những chiếc xe tải như thế này đều chở hàng tấn nilon từ Phụng Thượng đi đến các xưởng tái chế. |
Đàm Thu