Khmer Times ngày 3/12 bình luận, việc Trung Quốc đang bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông giống như đang xây lâu đài cát, nhưng nó lại không phải chuyện trẻ con. Đó là mối đe dọa của nhiều quốc gia, bao gồm cả khối ASEAN và đặc biệt là Mỹ.
Những tiền đồn quân sự này án ngữ ngay giữa tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch chiến lược quan trọng, kéo từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông qua Ấn Độ Dương vào Đông Á.
Lính hải quân Trung Quốc, hình minh họa. |
Đó là một vết rỗ trên mặt Trung Quốc đang trỗi dậy về kinh tế và quân sự, đang tìm cách đòi lại vinh quang đế quốc của mình bằng cách chống lại Hoa Kỳ - cường quốc số 1 đang loay hoay không chắc chắn làm thế nào để hiểu và đối phó với điều này, giống cùng một cách mà Mỹ phải đối phó với Vladimir Putin.
Từ những bãi cạn lúc nổi lúc chìm, những rặng san hô với một số nhà dàn ọp ẹp, Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo tổng diện tích khoảng 1000 ha trên mặt biển. 3 đường băng dài 3000 mét cũng đã và đang được xây dựng, đủ cho phép các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Trung Quốc cất hạ cánh. Bắc Kinh vẫn chưa dừng lại.
Trung Quốc đang chà đạp lên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển1982 (UNCLOS) mà nước này là một thành viên, bởi UNCLOS chỉ công nhận các đảo, đá nổi trên mặt nước khi thủy triều lên mới có thể thiết lập các vùng biển. Tham vọng của Trung Quốc là chiến lược, kinh tế và chủ nghĩa dân tộc.
Trong nhiều năm qua, các bên yêu sách ở Biển Đông đã nhiều lần và liên tục lên án các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế mà Trung Quốc gây ra ở Biển Đông. Nhưng với sự giúp đỡ của một vài đồng minh trong ASEAN, Trung Quốc đã ngăn chặn được cả khối ra tuyên bố hay thể hiện lập trường nhất quán của mình trong vấn đề Biển Đông.
Trận chiến thực tại đang diễn ra là Trung Quốc tìm cách thực thi yêu sách phi lý trong khi Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Obama.
Michael Wesley, một giáo sư về các vấn đề quốc tế từ Đại học Quốc gia Úc ở Canberra gần đây nói với Reuters: "Biển Đông là một ví dụ điển hình về cách Trung Quốc nghĩ rằng họ rất có thể thành công trong việc loại bỏ và thay thế Mỹ trong khu vực mà không thực sự phải mạo hiểm lớn vì xung đột, đối đầu với Mỹ."
Hai bên đang nâng dần tần suất cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) trong khi Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tuần tra tự do hàng hải đi lại vô hại bên trong 12 hải lý các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp.
Khmer Times cho rằng, cũng không nên đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) ở Trung Quốc, bởi trong nhiều thế kỷ nó vẫn được xem như một phần của đế chế Trung Hoa. Trong khi hỉ huy quân sự Trung - Mỹ vẫn gặp nhau để tránh căng thẳng, đối đầu, Mỹ và đồng minh - đối tác vẫn tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, còn Bắc Kinh vẫn ra sức củng cố sự hiện diện lâu dài.
Dù có bao nhiêu cuộc tuần tra tự do hàng hải được tiến hành, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa. Đó thực sự là bài toán hóc búa.