Dù dòng tiền đã thành hiện thực, nhiều nghĩa vụ thuế kéo theo giao dịch đã thành công vẫn chưa thể về với ngân sách.
“Liệu có chuyện chúng ta làm quyết liệt với dự án 2-3 nghìn m2 nhưng chưa làm vậy với cái 300 ha, có đúng vậy không?”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đặt câu hỏi với cấp dưới tại hội nghị chống thất thu và nợ đọng thuế, được tổ chức ngày 1/3.
Phần phát biểu kéo dài từ sau khai mạc đến tận giờ nghỉ giải lao, ông Tuấn đặt rất nhiều câu hỏi, như để tránh sự khẳng định mà chắc hẳn ông nắm rất rõ qua nhiều năm được phân công chỉ đạo ngành thuế. Nhưng từ những câu chuyện ông trải nghiệm thực tế, thất thu thuế ở các dự án bất động sản là khá nghiêm trọng.
“Khu đô thị Phú Mỹ Hưng năm ngoái kỷ niệm 15 năm thành lập, thế thì đánh giá doanh nghiệp mang vào ta cái gì, mang đi cái gì”, ông Tuấn đặt thêm câu hỏi.
Con số về lượng tiền lãi doanh nghiệp chuyển ra khỏi Việt Nam, ông cho biết mỗi năm khoảng 120-130 triệu USD. Thế nhưng, đến tận năm ngoái, khi mà các căn hộ tại dự án này đã bán hết từ lâu, tiền thuế sử dụng đất vẫn chưa được nộp vào ngân sách.
Tiện mạch chuyện, một dự án bất động sản lớn khác tại Hà Nội cũng được ông Tuấn “xướng tên” - Ciputra. Khu đô thị đẹp nhất Hà Nội, giá lúc đỉnh cao lên đến 200-250 triệu đồng/m2, nhưng từ nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải, báo chí đã từng nêu con số thất thu thuế tại dự án này lên tới 3.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi vấn đề lên mặt báo, ngành thuế vào cuộc thanh tra. “Tổng cục Thuế đã kiểm tra Ciputra rồi, hai năm vẫn để đấy. Ciputra 15 năm không thu được thuế vì có giá đâu mà thu”, ông Tuấn cho biết.
Thực tế ở những dự án kể trên, tranh cãi giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế là về giá tính thuế. Đúng lý, giá đất phải do UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định, nhưng việc phối hợp giữa hai bên lâu nay không chặt chẽ.
Hay một thực tế khác, đó là vướng mắc trong cách tình thuế ở các dự án BT có cấu phần bất động sản là khấu trừ tiền sử dụng đất cho các dự án hạ tầng như nhà máy xử lý nước thải, hay đoạn đường…
Việc hạch toán ban đầu dự án hạ tầng ở một mức, khi thực hiện giá có thể gấp 2-3 lần, ông Tuấn cho là chuyện thường. Cũng như khi đền bù giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp vẫn có khoản chi ngoài quy định cho người dân. Nhưng hạch toán thể nào để bù trừ tiền sử dụng đất lại không dễ.
“Tổng cục Thuế phải cương quyết, trình phương án giá tính thuế lên ủy ban và phải nói rõ, nếu đến ngày này mà không ra quyết định thì không phải trách nhiệm của ngành thuế không thu”, ông Tuấn nói.
Những năm thị trường địa ốc lên rực rỡ, có được suất giá nội bộ là bộn tiền, thực tế doanh nghiệp lãi lớn nhưng “không quên” tránh thuế.
Tại một dự án bất động sản lớn ở bên kia sông Hồng, “thủ vai” người mua, thông tin mà ông Tuấn nắm được là 36 ha đất dành để xây dựng biệt thự tại dự án nọ đã hoàn thành được một nửa, đã bàn giao.
Nhưng dù dòng tiền đã thành hiện thực, nhiều nghĩa vụ thuế kéo theo giao dịch đã thành công vẫn chưa thể về với ngân sách. “Tôi thăm dò người mua chưa thấy ai nhận được hóa đơn”, ông Tuấn cho biết nguyên nhân.
Hay như chuyện doanh nghiệp bất động sản như Sudico, Vinaconex “ít khi” bán hàng trực tiếp mà cứ phải qua sàn, qua các doanh nghiệp con, cháu… Trong lý giải của ông Tuấn, không có chuyện doanh nghiệp chịu tốn chi phí thêm mà thực tế mỗi lần qua một nấc thủ tục như thế, cơ hội trốn thuế cũng khác đi.
Từ chuyện “chưa rõ” trong định giá đất, trong xác định giá tính thuế… tranh cãi về thuế trong lĩnh vực bất động sản có ở nhiều dự án, là nguyên nhân chính dẫn tới kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp.
Nhóm bất động sản, Thứ trưởng Tuấn “quy” vào như vậy. Vạch ra đến 7 trọng tâm nhiệm vụ mà ông muốn Tổng cục Thuế sát sao kiểm tra, thanh tra trong năm nay. “Nói nôm na” là xem doanh nghiệp địa ốc có thủ đoạn gì để trốn thuế.
“Thu bất động sản khá lớn, nhưng có tình trạng địa phương còn nợ đọng thế, tính chưa đúng khá nhiều”, ông nói.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011, các khoản thu về nhà đất (gồm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt khoảng 49,411 nghìn tỷ đồng, tăng 42,3% so với thực hiện năm trước và chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách.
“Liệu có chuyện chúng ta làm quyết liệt với dự án 2-3 nghìn m2 nhưng chưa làm vậy với cái 300 ha, có đúng vậy không?”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đặt câu hỏi với cấp dưới tại hội nghị chống thất thu và nợ đọng thuế, được tổ chức ngày 1/3.
Phần phát biểu kéo dài từ sau khai mạc đến tận giờ nghỉ giải lao, ông Tuấn đặt rất nhiều câu hỏi, như để tránh sự khẳng định mà chắc hẳn ông nắm rất rõ qua nhiều năm được phân công chỉ đạo ngành thuế. Nhưng từ những câu chuyện ông trải nghiệm thực tế, thất thu thuế ở các dự án bất động sản là khá nghiêm trọng.
“Khu đô thị Phú Mỹ Hưng năm ngoái kỷ niệm 15 năm thành lập, thế thì đánh giá doanh nghiệp mang vào ta cái gì, mang đi cái gì”, ông Tuấn đặt thêm câu hỏi.
Con số về lượng tiền lãi doanh nghiệp chuyển ra khỏi Việt Nam, ông cho biết mỗi năm khoảng 120-130 triệu USD. Thế nhưng, đến tận năm ngoái, khi mà các căn hộ tại dự án này đã bán hết từ lâu, tiền thuế sử dụng đất vẫn chưa được nộp vào ngân sách.
Tiện mạch chuyện, một dự án bất động sản lớn khác tại Hà Nội cũng được ông Tuấn “xướng tên” - Ciputra. Khu đô thị đẹp nhất Hà Nội, giá lúc đỉnh cao lên đến 200-250 triệu đồng/m2, nhưng từ nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải, báo chí đã từng nêu con số thất thu thuế tại dự án này lên tới 3.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi vấn đề lên mặt báo, ngành thuế vào cuộc thanh tra. “Tổng cục Thuế đã kiểm tra Ciputra rồi, hai năm vẫn để đấy. Ciputra 15 năm không thu được thuế vì có giá đâu mà thu”, ông Tuấn cho biết.
Thực tế ở những dự án kể trên, tranh cãi giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế là về giá tính thuế. Đúng lý, giá đất phải do UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định, nhưng việc phối hợp giữa hai bên lâu nay không chặt chẽ.
Hay một thực tế khác, đó là vướng mắc trong cách tình thuế ở các dự án BT có cấu phần bất động sản là khấu trừ tiền sử dụng đất cho các dự án hạ tầng như nhà máy xử lý nước thải, hay đoạn đường…
Việc hạch toán ban đầu dự án hạ tầng ở một mức, khi thực hiện giá có thể gấp 2-3 lần, ông Tuấn cho là chuyện thường. Cũng như khi đền bù giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp vẫn có khoản chi ngoài quy định cho người dân. Nhưng hạch toán thể nào để bù trừ tiền sử dụng đất lại không dễ.
“Tổng cục Thuế phải cương quyết, trình phương án giá tính thuế lên ủy ban và phải nói rõ, nếu đến ngày này mà không ra quyết định thì không phải trách nhiệm của ngành thuế không thu”, ông Tuấn nói.
Những năm thị trường địa ốc lên rực rỡ, có được suất giá nội bộ là bộn tiền, thực tế doanh nghiệp lãi lớn nhưng “không quên” tránh thuế.
Tại một dự án bất động sản lớn ở bên kia sông Hồng, “thủ vai” người mua, thông tin mà ông Tuấn nắm được là 36 ha đất dành để xây dựng biệt thự tại dự án nọ đã hoàn thành được một nửa, đã bàn giao.
Nhưng dù dòng tiền đã thành hiện thực, nhiều nghĩa vụ thuế kéo theo giao dịch đã thành công vẫn chưa thể về với ngân sách. “Tôi thăm dò người mua chưa thấy ai nhận được hóa đơn”, ông Tuấn cho biết nguyên nhân.
Hay như chuyện doanh nghiệp bất động sản như Sudico, Vinaconex “ít khi” bán hàng trực tiếp mà cứ phải qua sàn, qua các doanh nghiệp con, cháu… Trong lý giải của ông Tuấn, không có chuyện doanh nghiệp chịu tốn chi phí thêm mà thực tế mỗi lần qua một nấc thủ tục như thế, cơ hội trốn thuế cũng khác đi.
Từ chuyện “chưa rõ” trong định giá đất, trong xác định giá tính thuế… tranh cãi về thuế trong lĩnh vực bất động sản có ở nhiều dự án, là nguyên nhân chính dẫn tới kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp.
Nhóm bất động sản, Thứ trưởng Tuấn “quy” vào như vậy. Vạch ra đến 7 trọng tâm nhiệm vụ mà ông muốn Tổng cục Thuế sát sao kiểm tra, thanh tra trong năm nay. “Nói nôm na” là xem doanh nghiệp địa ốc có thủ đoạn gì để trốn thuế.
“Thu bất động sản khá lớn, nhưng có tình trạng địa phương còn nợ đọng thế, tính chưa đúng khá nhiều”, ông nói.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011, các khoản thu về nhà đất (gồm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt khoảng 49,411 nghìn tỷ đồng, tăng 42,3% so với thực hiện năm trước và chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách.
Theo Vneconomy