1. 2/3 công ty chứng khoán giải thể, lương nhân viên môi giới: 1 triệu đồng/tháng Theo thông tin từ ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE): Trong số 105 công ty chứng khoán trên thị trường, có tới 2/3 số này gần như đã ngừng hoạt động hoặc coi như đã chết, chỉ chờ thủ tục giải thể hay phá sản. Ngay từ đầu năm 2012, để bám trụ trong bối cảnh thị trường khó khăn, hàng loạt công ty chứng khoán phải thu hẹp hoạt động, đóng cửa bớt phòng giao dịch, trong đó có cả những phòng giao dịch ở quận trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Các đại gia "trọng thương", chứng khoán "ngã bệnh". Ảnh minh họa. |
Mở đầu là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thông báo đóng cửa Phòng giao dịch Nguyễn Huệ tại TP.HCM. Trước đó, VCBS cũng đã đóng cửa Phòng giao dịch Cầu Giấy tại Tòa nhà CTM (đường Cầu Giấy, Hà Nội). Tương tự, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng đã chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh của Công ty tại Quảng Ninh. Ngoài ra, SSI cũng đã đóng cửa Phòng giao dịch 3/2 trực thuộc Chi nhánh TP.HCM tại đường 3/2 (phường 11, quận 10, TP.HCM). Thêm vào đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS) cũng đã chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh Sài Gòn. Công ty cổ phần Chứng khoán Mê Kông (MSC) đóng cửa Phòng giao dịch 26-28, Hàm Nghi (quận 1, TP.HCM)... Khó mà tưởng tượng hiện nay thu nhập của nhân viên môi giới thấp đến mức nào. Với một số người, mức ổn định 10 triệu đồng/tháng là ước mơ. Khoảng 4-6 triệu đồng/tháng cũng đành gật. không ít người cả tháng chỉ được hơn 1 triệu đồng. Thành ra đi làm mà như thất nghiệp, gọi là “thất nghiệp nửa vời”. “Có ngày tôi ngồi từ sáng đến chiều mà không thấy có một lệnh đặt mua hay bán” – mắt cay xè, một nhân viên môi giới kì cựu của một công ty chứng khoán luôn nằm trong top 10 thị phần trên sàn HOSE chia sẻ. Do đó, chuyện chuyên viên cao cấp từ tổng, phó tổng đến các giám đốc tài chính, giám đốc nghiên cứu, giám đốc đầu tư, cả quốc tịch Việt Nam và ngoại quốc, của các công ty chứng khoán đều phải nhìn ngang ngó dọc, tìm kiếm một bến đậu chờ thị trường phục hồi là điều không phải hiếm. Chuyên viên thấp hơn như môi giới ở tình trạng làm việc cầm chừng cũng không lạ. Tất cả chờ đợi, tránh thất nghiệp để làm…thất nghiệp nửa vời.
2. Ô tô điêu đứng vì “cõng” 14 loại thuế, phí Theo Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, thị trường ô tô Việt Nam có mức tăng trưởng khá đều trong giai đoạn 2006-2009. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, thị trường có sự giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là năm 2012. Tính đến hết tháng 8-2012, sản lượng toàn thị trường ô tô của Việt Nam đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự đoán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng năm nay chỉ đạt khoảng 100.000 xe.
2. Ô tô điêu đứng vì “cõng” 14 loại thuế, phí Theo Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, thị trường ô tô Việt Nam có mức tăng trưởng khá đều trong giai đoạn 2006-2009. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, thị trường có sự giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là năm 2012. Tính đến hết tháng 8-2012, sản lượng toàn thị trường ô tô của Việt Nam đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự đoán của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng năm nay chỉ đạt khoảng 100.000 xe.
Tính đến hết tháng 8/2012, sản lượng toàn thị trường ô tô của Việt Nam đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. |
Theo các chuyên gia trong ngành nhận định, tình hình sụt giảm sản lượng bán hàng ô tô là do ảnh hưởng phần nào của khủng hoảng kinh tế nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở các yếu tố nội tại như chính sách quản lý, sức mua… Ô tô luôn là mặ hàng chịu thuế cao, đồng thời được xếp vào danh mục các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, do chính sách muốn giảm thiểu ùn tắc giao thông nên mặt hàng này còn phải gánh thêm nhiều loại thuế, phí khác do Bộ GTVT đề xuất. Đến nay, ô tô đã phải “cõng” tới 5 loại thuế và 9 loại phí, như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, lệ phí trước bạ, biển số… Thị trường ô tô ảm đạm, doanh nghiệp kinh doanh ô tô đối mặt với nhiều khó khăn khiến không ít nhân viên trong ngành ô tô lo lắng về mức lương, thưởng năm nay sụt giảm nhiều so với các năm trước.3. Thị trường xe máy “khóc ròng” vì ế ẩm Mặc dù đã vào mùa mua sắm cuối năm, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, kinh tế suy thoái, các đại lý xe máy cũng phải “khóc ròng” vì xe ế. Có dòng xe đã giảm giá bán thực tế tới 1/3 so với mức niêm yết để đẩy hàng tồn. “Mình kinh doanh gần 6 năm rồi mà chưa có năm nào xe lại tồn nhiều và khó bán như năm nay. Theo kế hoạch và định mức, mỗi tháng, chỗ mình phải nhập 400-500 xe các loại mà tìm đủ cách giỏi lắm cũng chỉ đẩy đi được 3/4 số xe đã về”, anh L.V.D, chủ một đại lý lớn của Yamaha than thở.
Có dòng xe máy đã giảm giá đến 1/3 so với giá niêm yết nhưng vẫn ế ẩm khiến nhiều nhân viên đại lý ngao ngán. Ảnh minh họa. |
Khảo sát thực tế cho thấy phần lớn các dòng xe thuộc các thương hiệu khác nhau hiện đang bán dưới giá niêm yết, có dòng xe bán thấp hơn mức đề xuất từ vài trăm tới 4-5 triệu đồng. Xuống giá nhiều nhất trong các dòng xe Honda là PCX với mức giá thực tế khoảng 48 triệu đồng, thấp hơn mức đề xuất 4 triệu đồng. Ngay cả phiên bản mới bổ sung ra thị trường như Vision bản thời trang cũng có giá thấp hơn đề xuất với mức thực tế khoảng 27,2 triệu đồng. Trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhân viên bán hàng của một đại lý xe chính hãng trên Phố Huế (Hà Nội) cho hay: Bình thường mọi năm, vào thời điểm này, các lãnh đạo đã lên kế hoạch thưởng Tết cho anh em, tuy nhiên, năm nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
4. Nhân viên BĐS đón Tết bằng... nỗi lo thất nghiệp Lương bị cắt giảm, không thưởng Tết là thực trạng đang và sẽ diễn ra tại nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Nhưng điều khiến cho nhiều nhân viên làm trong lĩnh vực này lo ngay ngáy là: ra Tết, liệu có mất việc. Ðầu năm 2012, toàn TP.HCM có khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BÐS, tính đến cuối tháng 9, theo thống kê sơ bộ thì số doanh nghiệp "rời cuộc chơi" lên đến 6.000 đơn vị và danh sách công ty giải thể sẽ tiếp tục dài thêm. Chủ tịch Hiệp hội BÐS TP.Hồ Chí Minh cho hay, nguyên nhân làm cho hoạt động BÐS tại thành phố gặp khó khăn là hàng tồn kho ngày càng tăng, trong khi nhiều sản phẩm nhà ở, đất nền của nhiều dự án đã giảm giá đến gần một nửa vẫn không bán được.
4. Nhân viên BĐS đón Tết bằng... nỗi lo thất nghiệp Lương bị cắt giảm, không thưởng Tết là thực trạng đang và sẽ diễn ra tại nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Nhưng điều khiến cho nhiều nhân viên làm trong lĩnh vực này lo ngay ngáy là: ra Tết, liệu có mất việc. Ðầu năm 2012, toàn TP.HCM có khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BÐS, tính đến cuối tháng 9, theo thống kê sơ bộ thì số doanh nghiệp "rời cuộc chơi" lên đến 6.000 đơn vị và danh sách công ty giải thể sẽ tiếp tục dài thêm. Chủ tịch Hiệp hội BÐS TP.Hồ Chí Minh cho hay, nguyên nhân làm cho hoạt động BÐS tại thành phố gặp khó khăn là hàng tồn kho ngày càng tăng, trong khi nhiều sản phẩm nhà ở, đất nền của nhiều dự án đã giảm giá đến gần một nửa vẫn không bán được.
Nhiều sàn giao dịch BĐS đóng cửa, nhân viên kinh doanh địa ốc đối mặt với nguy cơ... đứng đường. |
Thống kê hơn 65 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì lượng sản phẩm BÐS dưới dạng tồn kho của số doanh nghiệp này trị giá hơn 83.000 tỷ đồng, chiếm tới 45,84% tổng tài sản và tăng 6,69% so với cuối năm 2011, trong đó có doanh nghiệp hàng tồn kho lên đến 90%. Trước đây không lâu, kinh doanh BÐS là hoạt động làm ăn mang tính thời thượng, không ít người tay trắng trở nên giàu có chỉ nhờ làm "cò đất" trong vài ba năm. Bây giờ thì mọi chuyện đã khác, ngoài những doanh nghiệp nhỏ tự giải thể, nhiều đại gia về BÐS cũng đang chật vật tìm lối ra để tồn tại. Sau thời gian dài hoạt động lay lắt, nhiều sàn bất động sản đã buộc phải đóng cửa, không ít sàn đã biến mất một cách lặng lẽ. Không ít văn phòng nhà đất, sàn bất động sản, nợ đọng đối tác đã lên tới hàng tỷ đồng. Anh Huy, nhân viên tư vấn một sàn giao dịch bất động sản trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) cho biết, năm nay do thị trường đi xuống, sàn của công ty anh cũng vì thế nhận được rất ít các hợp đồng bán dự án. "Mới đây thôi, công ty tôi đã cắt giảm 1/3 số nhân viên bán hàng vì không có việc để làm. Không biết ra Tết còn có khách còn có khách để mà mở hàng không nữa", anh Huy lo lắng.
5. Nhân viên ngân hàng ngay ngáy sợ mất Tết Theo nhìn nhận của một lãnh đạo ngân hàng cổ phần nhỏ tại TP.HCM, hiện nay kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, nợ xấu đến mức báo động, nên các ngân hàng hầu hết đều không có lợi nhuận. Tình cảnh này đã kéo dài từ năm ngoái và các ông chủ nhà băng đã "thấm đòn". Hiện nay hầu như chỉ cố gắng lấy ngắn nuôi dài, loay hoay đảo nợ, cơ cấu,... chờ đợi hết suy thoái, khủng hoảng và cắt giảm chi phí triệt để. Vì thế mới có chuyện giảm biên chế, giảm lương. Theo dự báo, từ giờ tới năm sau, ngành ngân hàng phải sa thải khoảng 1/4 số nhân viên và cắt giảm khoảng 1/3 chi phí lương thưởng.
5. Nhân viên ngân hàng ngay ngáy sợ mất Tết Theo nhìn nhận của một lãnh đạo ngân hàng cổ phần nhỏ tại TP.HCM, hiện nay kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, nợ xấu đến mức báo động, nên các ngân hàng hầu hết đều không có lợi nhuận. Tình cảnh này đã kéo dài từ năm ngoái và các ông chủ nhà băng đã "thấm đòn". Hiện nay hầu như chỉ cố gắng lấy ngắn nuôi dài, loay hoay đảo nợ, cơ cấu,... chờ đợi hết suy thoái, khủng hoảng và cắt giảm chi phí triệt để. Vì thế mới có chuyện giảm biên chế, giảm lương. Theo dự báo, từ giờ tới năm sau, ngành ngân hàng phải sa thải khoảng 1/4 số nhân viên và cắt giảm khoảng 1/3 chi phí lương thưởng.
Lương, thưởng cao đã không còn "niềm mơ ước" của nhiều nhân viên ngân hàng trong năm 2012. (ảnh minh họa) |
Tại Hà Nội, không ít các ngân hàng cổ phần đã không tiếp tục gia hạn với những hợp đồng hết hiệu lực. Một số nhân viên trong diện "sàng lọc, cắt giảm" tạm thời bị chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng thời vụ hoặc bị buộc giảm lương, tới mức không chịu được “nhiệt” phải xin nghỉ làm. Anh T., nhân viên phòng công nghệ một nhà băng được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm một, cho biết không bị ép nghỉ việc nhưng với lương giảm đáng kể, tiền thưởng bị cắt hẳn, hợp đồng lao động mãi không được gia hạn nên nhiều người đã phải tự nguyện xin nghỉ. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhìn nhận: Trong thời điểm bình thường, việc đào thải những nhân sự yếu để thay vào người giỏi hơn cũng thường xuyên xảy ra. Giờ đây, tiến trình cấu trúc lại hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ thì việc một số nhà băng giảm 10-15% nguồn nhân lực cũng là điều dễ hiểu. Không ít cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng năm nay đều chia sẻ: Họ chắc chắn sẽ đón một cái Tết rất buồn, không đơn thuần chỉ là việc bị cắt giảm lương, tiền thưởng mà còn đè nặng nỗi lo có thể bị sa thải bất cứ lúc nào trước những biến động thị trường khó lường như hiện nay!
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Vũ Vũ (Tổng hợp)