Tờ tạp chí “Không quân” Mỹ tháng 2 đã đăng bài viết của tác giả Richard Halloran có tựa đề “Cách mạng của Không quân Trung Quốc”. Tác giả cho rằng: “Thời đại trang bị lạc hậu, huấn luyện không đủ, quan niệm lỗi thời của Không quân Trung Quốc đã qua, không còn quay trở lại nữa”.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc |
Tháng 1/2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, đúng vào dịp Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.
Robert Gates từng hỏi Chủ tịch Hồ Cầm Đào: “Đây chỉ là sự trùng hợp hay cố tình khoe khoang?”. Hồ Cẩm Đào đáp lời rằng, kế hoạch bay thử đã xác định từ trước, không có liên quan đến chuyến thăm của ông.
Cho dù sự thực như thế nào, sự xuất hiện của J-20 chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc.
Nhà chiến lược Không quân Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu từng nói, Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có.
Công ty Rand (RAND Corporation) từng viết cho Không quân Mỹ một bản báo cáo đánh giá về Không quân Trung Quốc, có tựa đề là “Kinh thiên động địa”. Báo cáo cho biết, Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi.
10 năm trước, trang bị chính của Không quân Trung Quốc còn mô phỏng theo thiết kế những năm 1950 của Liên Xô, đào tạo nhân lực không đủ, tư tưởng tác chiến lỗi thời.
Nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng không quân hiện đại hướng tới thế kỷ 21. Với việc tăng cường vị thế của không quân, thậm chí có thể làm lung lay vị thể “anh cả” của Lục quân trong Quân đội Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc |
Không quân Trung Quốc mới được thành lập sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã trải qua thách thức thực tế chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên.
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Trung Quốc đã mô phỏng tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw (Warsaw Treaty Organization), tiến hành huấn luyện, mỗi năm phi công bay 120 giờ, chỉ bằng một nửa phi công của Không quân Mỹ.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sức mạnh của Không quân Mỹ đã làm chấn động Không quân Trung Quốc.
Lưu Á Châu đã đưa ra một sự so sánh hình tượng là, nó giống như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, mặc dù đây là niềm tự hào dân tộc, nhưng cuối cùng nó lại không thể ngăn chặn được sự xâm lược của dân tộc du mục phương Bắc.
Sau đó, Không quân Trung Quốc bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, chuyển sang học tập Mỹ. Các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc chuyển đổi Không quân Trung Quốc từ một quân chủng hỗ trợ chi viện cho lực lượng mặt đất, sang một quân chủng chiến lược.
Máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc |
Không quân Trung Quốc bắt đầu tin vào lý luận quyền kiểm soát trên không của Giulio Douhet. Tác giả cho rằng, Không quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ cốt lõi: bảo vệ vùng trời, làm công tác chuẩn bị cho tấn công Đài Loan, điều binh tới biển Đông và Thái Bình Dương.
Về trang bị, trước đây Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào trang bị của Liên Xô, sản xuất máy bay Liên Xô theo giấy phép, sau đó đo vẽ bản đồ đảo ngược, tiến hành phỏng chế.
Máy bay ném bom tầm trung H-6 của Không quân Trung Quốc |
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc |
Báo cáo của Công ty Rand cho biết, Trung Quốc hiện đã trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời đang tiếp tục sản xuất.
Trong số đó có Su-27, Su-30 và máy bay chiến đấu J-10 tự nghiên cứu chế tạo, có tính năng tương đương với F-16 của Mỹ.
Rất nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều có thể mang theo tên lửa không đối không vượt tầm nhìn và vũ khí dẫn đường chính xác.
Máy bay ném bom tầm trung H-6 đã có thể phóng tên lửa hành trình.
Đồng thời, Không quân Trung Quốc còn mua lượng lớn tên lửa đất đối không S-300 của Nga và đang tự sản xuất tên lửa HQ-9 có tính năng tương đương.
Công ty Rand cho rằng, khả năng của Không quân Trung Quốc đã “bắt đầu tiếp cận Không quân Mỹ”.
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc đang phát triển chiến lược mà Không quân Mỹ gọi là “chống can dự và phong tỏa khu vực”.
Phòng không khu vực trọng yếu bắt đầu nhường chỗ cho phòng không cơ động và phát triển phòng không mang tính tấn công.
Báo báo cáo của Công ty Rand cho biết: “Tích cực tổ chức tác chiến phản kích các loại quy mô, quấy nhiễu và tiêu hao kẻ thù,
phá vỡ kế hoạch và thế tấn công của đối phương, từng bước làm cho kẻ thù rơi vào bị động, đồng thời cuối cùng giành được quyền chủ động trên chiến trường”.
Không quân Trung Quốc còn đang quan tâm tới chiến tranh thông tin và và tác chiến hợp nhất giữa vùng trời với không gian vũ trụ.
Hiện nay, thời gian đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc đã tăng lên đến 200 giờ mỗi năm, gần với tiêu chuẩn của phi công Không quân Mỹ.