Máy bay bém bom B-1 có thể cải tạo thành tàu sân bay trên không |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 11 đăng bài viết "Quân đội Mỹ muốn chế tạo tàu sân bay trên không, muốn thả rất nhiều máy bay chiến đấu không người lái".
Theo bài báo, đối với Quân đội Mỹ, với các ưu điểm như chi phí chế tạo rẻ, rủi ro nhỏ, máy bay không người lái (UAV) trở thành trang bị quân sự quan trọng, nhưng tốc độ và phạm vi bay của chúng lại bị hạn chế nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Quốc phòng Mỹ đang công khai trưng cầu các phương án để chế tạo "tàu sân bay có thể bay".
Theo hãng tin CNN ngày 11 tháng 11, Cơ quan chương trình nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đang trưng cầu phương án về cách thức chế tạo tàu sân bay trên không, tàu sân bay này sẽ dùng để phóng và thu hồi máy bay ở trên không. Nhưng, trước khi bắt đầu nghiên cứu chế tạo "pháo đài vũ trụ" này, nhân viên nghiên cứu tốt nhất trước hết suy nghĩ cách thức cải tạo B-1, B-52 hoặc C-130 thành “máy bay” theo nhu cầu của Lầu Năm Góc.
Tờ "Washington Post" Mỹ ngày 11 tháng 11 dẫn lời người phụ trách chương trình của Cơ quan chương trình nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) Dan Patt cho biết: "Chúng tôi muốn tìm ra các biện pháp, để làm cho máy bay cỡ nhỏ có hiệu quả cao hơn. Trong đó, một chủ ý có triển vọng là tiến hành cải tạo nhỏ đối với những máy bay cỡ lớn hiện có, làm cho nó trở thành 'tàu sân bay trên không'". Cơ quan này còn đề cập tới khả năng sử dụng tên lửa để phóng máy bay không người lái.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 (ảnh tư liệu) |
Theo bài báo, phương án muốn trưng cầu của Quân đội Mỹ là, máy bay không người lái có thể cất cánh từ "tàu sân bay" được cải tạo từ loại máy bay hiện có, thực hiện các nhiệm vụ như ném bom, tập kích tên lửa, trinh sát, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì bay trở lại "tàu sân bay" và quay trở về căn cứ.
Cơ quan chương trình nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, phương án này sẽ có thể gia tăng phạm vi thực hiện nhiệm vụ của máy bay không người lái, thực hiện nhiệm vụ mà máy bay hiện nay không thể làm được do hạn chế về khoảng cách bay.
Quân đội Mỹ còn yêu cầu chương trình này có chi phí rẻ, có thể hình thành phương án trong 4 năm, muốn đưa ra thiết kế khái niệm mang tính hệ thống bao gồm cả phân tích tính khả thi, văn bản phương án phải ngắn gọn, phân thành các nội dung chính, in làm 8 trang giấy A4. Thời gian đưa ra phương án là ngày 26 tháng 11.
Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên Quân đội Mỹ đưa ra kế hoạch chế tạo tàu sân bay trên không. Ngay từ thập niên 30 của thế kỷ trước, Hải quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch chế tạo phi thuyền trên không, nhưng hai phi thuyền được chế tạo đều đã rơi tan.
Máy bay Boeing 747 Mỹ (ảnh minh họa) |