Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 21 tháng 5 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 19 tháng 5 đưa tin, cuộc xung đột quân sự giả thiết ở eo biển Đài Loan sẽ không chỉ giới hạn ở sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, bởi vì Nhật Bản và Philippines sẽ hỗ trợ Đài Loan, cho dù là bằng hình thức phi chiến đấu.
Từ bờ biển Đài Loan đến đảo gần nhất của Nhật Bản chỉ cách nhau 100 km, cách đảo gần nhất của Philippines càng gần hơn. Có thể nói, một khi Đài Loan bị Trung Quốc đánh chiếm, mối đe dọa đối với Nhật Bản và Philippines sẽ trở nên rất hiện thực.
Một quốc gia duy trì hiện diện khu vực khác là Mỹ, hơn nữa, sự hiện diện quân sự rõ ràng này đang trở nên ngày càng quan trọng. Quân đội Mỹ đã quay trở lại Philippines.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Không lâu trước, một máy bay chiến đấu F-18 của Quân đội Mỹ dường như hạ cánh xuống Đài Loan ngoài ý muốn, kết quả gây chấn động ở Trung Quốc. Lầu Năm Góc có ý đồ bắt đầu tuần tra ở đảo tranh chấp Biển Đông - điều này cũng gây phản ứng kịch liệt từ Bắc Kinh.
Vào năm 1945, Hải quân Mỹ từng khống chế tất cả các nơi xung yếu trên biển hướng vào Trung Quốc, Mỹ hầu như đều có quân đồn trú ở tất cả các đảo lớn nhỏ ở khu vực xung quanh Trung Quốc. Nhưng, năm 1946, Philippines độc lập. Từ năm 1950 - 1970 chỉ còn Đài Loan, quần đảo Ryukyu và Okinawa nằm dưới sự kiểm soát quân sự của Mỹ.
Trải qua 20 năm, tình hình tiếp tục thay đổi. Mỹ thừa nhận Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là lực lượng duy nhất quản lý nước Trung Quốc thống nhất, bị ép rút quân khỏi Đài Loan, binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi đảo vào năm 1979.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Trước đó, vào năm 1972, Mỹ đã bàn giao chủ quyền của quần đảo Ryukyu cho Nhật Bản. Sau đó, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này giảm đi rõ rệt.
Hiện nay rất rõ ràng, chính quyền Barack Obama đưa ra kết luận, cho rằng Mỹ giảm hiện diện quân sự ở khu vực quan trọng Thái Bình Dương là quá nghiêm trọng, vì vậy quyết định xoay chuyển cục diện.
Nếu giả thiết Mỹ thực sự quan tâm đến cuộc xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan thì hoàn toàn có thể thuyết phục Đài Bắc tiến hành trưng cầu dân ý toàn dân, tự tuyên bố độc lập, tình hình sau đó sẽ tự động phát triển đến bước xung đột.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Còn việc các đồng minh có khả năng tham chiến vì Đài Loan hay không lại là một vấn đề rất phức tạp. Ý nghĩa kinh tế và địa-chính trị của Đài Loan quan trọng như vậy, các nước liên quan căn bản không thể ngoảnh mặt làm ngơ.
Đương nhiên, mối đe dọa nổ ra chiến tranh với Trung Quốc "to xác" cũng tương đối nghiêm trọng, hơn nữa, Nga hoàn toàn có thể tiến hành hỗ trợ bằng hình thức phi chiến đấu.
Một số chuyên gia thậm chí cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Quân đội Mỹ và Nhật Bản ở khu vực này. Loại kịch bản này có thể sẽ làm cho sự can thiệp vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan của Washington và Tokyo trở nên càng không thể tránh khỏi.
Ngày 1 tháng 4 năm 2015, máy bay chiến đấu F-18 Mỹ buộc phải hạ cánh xuống Đài Loan (nguồn mạng sina Trung Quốc) |