Tàu sân bay động cơ hạt nhân Gerald R. Ford thế hệ mới của Mỹ |
Dẫn dắt phát triển tàu sân bay thế giới
Theo công bố của Công ty Huntington - Ingalls Mỹ, họ vừa hạ thủy tàu sân bay động cơ hạt nhân mới nhất CVN-78 Gerald R. Ford (do Hải quân Mỹ chế tạo) tại nhà máy đóng tàu New Port ở bang Virginia.
Đây là tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới hiện nay, cũng là tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới nhất của Hải quân Mỹ, nghi lễ hạ thủy cũng đã mời con gái của Tổng thống Gerrard Ford, bà Susan Ford đến ấn nút đổ nước ở bến tàu.
Tàu sân bay Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên của tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford, lượng giãn nước hơn 100.000 tấn.
Tàu sân bay Ford hạ thủy, nhiều công nghệ quân sự mới được tàu này áp dụng đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận, đáng chú ý là hệ thống phóng điện từ để phóng máy bay hải quân, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn mới, hệ thống phòng thủ laser.
Tàu sân bay Geral R. Ford bắt đầu được chế tạo vào năm 2007, sau khi hạ thủy trong năm nay sẽ tiến hành một loạt công tác lắp ráp, đến ngày 9 tháng 11, tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ tổ chức lễ đặt tên chính thức, dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2015.
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, mục tiêu của tàu sân bay Gerald R. Ford là "vua" trong bất cứ cuộc xung đột nào trong mấy chục năm tới.
Hiện nay, 10 tàu sân bay động cơ hạt nhân của Mỹ đều là tàu lớp Nimitz, còn tàu lớp Ford là tàu sân bay thế hệ mới. Là chiếc đầu tiên của tàu sân bay lớp Ford, tàu Gerald R. Ford là tàu sân bay mới nhất hiện nay, cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất.
Tàu sân bay Gerald R. Ford |
Có chuyên gia quân sự cho rằng, tàu chiến mặt nước cỡ lớn nhất trên thế giới ra đời, tàu Gerald R. Ford sẽ có tác động to lớn tới trang bị hải quân hiện nay, đồng thời cũng sẽ trở thành tiêu chuẩn công nghệ của tàu sân bay thế hệ mới.
Là tàu sân bay tiên tiến nhất hiện nay, tàu sân bay Gerald R. Ford đã từ bỏ toàn diện máy phóng hơi nước, bắt đầu sử dụng máy phóng điện từ. Lợi ích lớn nhất của loại máy phóng này là lượng điều động máy bay hải quân sẽ được tăng cường rất lớn.
Hiện nay, 10 tàu sân bay lớn Nimitz của Quân đội Mỹ đều trang bị động cơ hạt nhân, nhưng lượng phát điện của tàu Gerald R. Ford lại gấp 3 lần tàu sân bay lớp Nimitz.
Nhìn vào vũ khí trang bị, máy bay hải quân chủ lực của tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ hoàn toàn đổi sang trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-35, đồng thời trên tàu sân bay này sẽ còn trang bị rất nhiều máy bay chiến đấu không người lái.
Trang bị tiên tiến như vậy làm cho sức chiến đấu của chiếc tàu sân bay mới này đã được tăng cường rất lớn. Tàu sân bay lớp Nimitz trước đây trong một ngày có thể tấn công trên 200 mục tiêu, còn số lượng mục tiêu tấn công của tàu sân bay Gerald R. Ford ít nhất sẽ gấp 3 lần.
Tàu sân bay Gerald R. Ford |
Có thể ảnh hưởng đến mô hình tác chiến trong tương lai
Cùng với việc Tổng thống Mỹ Barack Obama chuyển trọng tâm chiến lược của quân Mỹ tới châu Á-Thái Bình Dương, trong vài năm tới, số lượng tàu chiến của quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương sẽ từ 52% (trong tổng số tàu chiến của Hải quân) tăng lên 60%, làm cho số lượng tàu sân bay của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương lên đến 6 chiếc.
Cùng với việc hạ thủy tàu sân bay Gerald R. Ford, địa điểm triển khai của tàu này cũng rất được quan tâm.
Chuyên gia quân sự Viện nghiên cứu học thuật Hải quân Trung Quốc, Trương Quân Xã cho rằng, nhìn vào tình hình hiện nay, tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Khu vực triển khai ở nước ngoài của Mỹ, một là Trung Đông, một là khu vực Tây Thái Bình Dương, trong khi đó, hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng điểm triển khai ở nước ngoài của Mỹ, cho nên, tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ triển khai ở đây".
Trương Quân Xã cho rằng, một số trang bị kiểu mới của tàu sân bay Gerald R. Ford có thể sẽ gây ảnh hưởng nhất định đối với hình thức tác chiến trong tương lai, chẳng hạn khi tiến hành tấn công đối đất, có thể điều trước máy bay không người lái chọc thủng phòng tuyến trên không của đối phương, tiến hành áp chế, như vậy có thể giảm thương vong cho nhân viên, tăng độ linh hoạt trong tác chiến, tạo sức ép rất lớn cho hệ thống phòng không của đối phương, tăng cường sức răn đe.
Tàu sân bay Gerald R. Ford |
Cùng với việc hạ thủy tàu sân bay Gerald R. Ford, một số người quan tâm đến quân sự cho rằng, những năm gần đây, xây dựng hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc tuy đã có sự phát triển nhảy vọt, nhưng so với Mỹ vẫn ở trong quá trình "học bù", đuổi theo.
Trương Quân Xã cho rằng, tiêu chí chủ yếu của tàu sân bay Gerald R. Ford là "máy phóng điện từ", nhưng, loại máy phóng này trong thời gian ngắn sử dụng điện rất lớn, điều này không chỉ là vấn đề nghiên cứu máy phóng điện từ, điều quan trọng hơn là nghiên cứu hệ thống cung cấp điện, đây là điều rất phức tạp. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu phóng điện từ của Trung Quốc không lớn, nhưng, việc cung ứng điện liên quan đến tàu sân bay còn lạu hậu một khoảng cách tương đối.
Trương Quân Xã cho rằng, việc nghiên cứu chế tạo tàu sân bay là một hệ thống chỉnh thể, tàu sân bay Gerald R. Ford thuộc trình độ dẫn trước về sử dụng công nghệ mới và vũ khí khái niệm mới, Trung Quốc vẫn có khoảng cách nhất định trên phương diện này, "đạt được trình độ này không có thời điểm chuẩn xác, nhưng cùng với việc nâng cao trình độ kinh tế và khoa học công nghệ, thời gian này có thể sẽ rút ngắn rất lớn".
Tàu sân bay Gerald R. Ford |
Những điểm đáng chú ý của tàu sân bay Gerald R. Ford
- Tàu sân bay số hóa
Tàu sân bay Gerald R. Ford đã áp dụng công nghệ hệ thống C4ISR (hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính, tình báo, theo dõi, trinh sát) và thiết bị tự động hóa tiên tiến hơn, áp dụng rộng rãi hệ thống thao tác như máy hiển thị vi tính..., từ đó làm cho truyền thông tin của các hệ thống như trinh sát, thông tin, chỉ huy, vũ khí được nhanh chóng hơn, tác chiến tốc độ nhanh hơn. Máy bay hải quân cũng có năng lực tác chiến trung tâm mạng.
- Lực lượng chiến đấu máy bay không người lái
Được biết, máy bay trang bị cho tàu sân bay ngoài máy bay chiến đấu tấn công F-18E/F đang biên chế, sẽ còn trang bị máy bay chiến đấu F-35C Lightning II có tính năng tàng hình và sẽ trang bị rất nhiều máy bay chiến đấu không người lái.
Những máy bay không người lái này ngoài trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, sẽ còn trang bị bộ cảm biến hồng ngoại và radar góc mở tổng hợp, có thể thực hiện các nhiệm vụ như tiến hành theo dõi, cảnh báo sớm, chi viện săn ngầm và tìm kiếm cứu nạn.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ |
- Tàu sân bay "biến hình"
Máy phóng điện từ mới trang bị trên tàu sân bay có hiệu suất cao hơn so với máy phóng hơi nước truyền thống, số lần cất/hạ cánh máy bay chiến đấu sẽ không bị hạn chế, cũng có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu không người lái.
Đường băng được cải tiến và tăng cường có thể giúp cho tỷ lệ điều động của máy bay chiến đấu tăng mạnh lên 25%. Ngoài ra, tàu sân bay mới sẽ có khả năng "dỡ bỏ và đổi trang bị", tức là có thể căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ tác chiến trong tương lai, tiến hành điều chỉnh các thiết bị trên tàu một cách linh hoạt.
- Vũ khí có tính chất viễn tưởng khoa học
Được biết, Hải quân Mỹ có thể có kế hoạch trang bị các vũ khí khái niệm mới như pháo ray điện (railgun), vũ khí laser năng lượng cao, pháo hạt năng lượng cao trên tàu sân bay. Trong đó, máy phóng của pháo ray điện có thể làm cho điện từ trực tiếp biến thành động năng, sử dụng đạn pháo phóng bằng lực điện từ, tầm phóng xa nhất có thể đạt 300 km.
- Chi phi chế tạo lên đến 13 tỷ USD
Tàu sân bay Gerald R. Ford trải qua 8 năm chế tạo, tiêu tốn 13 tỷ USD, tích hợp những công nghệ quân sự mũi nhọn của Mỹ, được cho là lực lượng tấn công mặt nước mạnh nhất thế giới hiện nay. Quân Mỹ còn có kế hoạch trang bị 3 tàu sân bay cùng lớp.
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ |
- 50 năm không phải thay nhiên liệu
Hệ thống động lực hạt nhân mới của tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ làm cho chiếc tàu khổng lồ trên biển này "cả đời" không phải nạp nhiên liệu, mãi cho đến khi nghỉ hưu khi phục vụ được 50 năm.
- Trang bị 75 máy bay chiến đấu
Tàu sân bay Gerald R. Ford có thể mang theo 75 máy bay chiến đấu. Điều này hoàn toàn không nhiều trong đội ngũ tàu sân bay của Mỹ, nhưng, những máy bay chiến đấu này có năng lực tác chiến trung tâm mạng, điều này làm cho chúng có năng lực tác chiến tự chủ toàn diện mạnh.
- Có thể tấn công 220 lần/ngày
Hệ thống và trang bị tác chiến máy bay hải quân tiên tiến sẽ giúp cho tàu sân bay Gerald R. Ford có thể phát động ít nhất 220 cuộc tập kích đường không mỗi ngày. Số mục tiêu tấn công sẽ lên tới 1.000.
- 91 năm phát triển tàu sân bay
Năm 1922, tàu sân bay đầu tiên của Quân đội Mỹ được cải tạo từ tàu chở than đã cho máy bay chiến đấu cất cánh thành công. Từ đó đến nay, tàu sân bay Mỹ đã có lịch sử phát triển 91 năm, tổng cộng đã trải qua phát triển 6 thế hệ.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet |
- 10 tàu sân bay hiện đang hoạt động
Mỹ hiện có tổng cộng 10 tàu sân bay trong biên chế của Hải quân, toàn bộ là tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz. Mỹ có kế hoạch trang bị 4 chiếc tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới.