Nếu có dấu hiệu “chuyển giá” ở Coca-Cola, đó là hành vi trốn thuế

12/12/2012 11:26
H.L
(GDVN) - “Chuyển giá là thủ thuật của các công ty nước ngoài (công ty mẹ) bày ra cho các công ty con tại các nước khác nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty con...” – Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến phân tích.
Liên quan đến thông tin Công ty Coca-Cola Việt Nam có dấu hiệu "chuyển giá”, khai báo lỗ triền miên và không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian dài, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến - Trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) khẳng định: Nnếu đúng như thế, Coca-Cola Việt Nam sẽ bị các cơ quan quản lý vào cuộc điều tra xử lý theo phát luật. Cùng với đó, đơn vị này cũng đứng trước nguy cơ bị người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay các sản phẩm.
Coca-Cola Việt Nam trước "nghi án" chuyển giá nhằm trốn thuế. Ảnh minh họa.
Coca-Cola Việt Nam trước "nghi án" chuyển giá nhằm trốn thuế. Ảnh minh họa.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến phân tích: "Chuyển giá" thực chất là là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài.
Công ty mẹ này sẽ thành lập công ty con ở một hoặc nhiều nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá cao ngất ngưỡng. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá thấp ra thị trường trong nước để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán ra với giá bằng giá thị trường nước ngoài. Trường hợp khác, nước công ty mẹ chịu thuế cao trong khi các quốc gia công ty con đang "đóng quân" hoạt động chịu thuế thấp, khi bán hàng ở nước này các công ty con sẽ chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con. Tóm lại, theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, việc chuyển giá nếu được áp dụng, người hưởng lợi nhuận nhiều nhất chính là công ty mẹ. “Kết quả, thất thoát thuế nước của công ty con. Giá nguyên vật liệu tăng cao, giá hàng hóa giảm gây ra cuộc chiến giá cả. Còn công ty mẹ thì tìm được một lợi nhuận lớn” – Luật sư Tiến phân tích.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Chuyển giá" là thủ thuật để trốn thuế.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Chuyển giá" là thủ thuật để trốn thuế.
Cũng theo Luật sư Tiến, việc “chuyển giá” thường được áp dụng tại các công ty đa quốc gia có trụ sở tại quốc gia khác, vì vậy việc quản lý thường nằm ngoài phạm vi một quốc gia. Đánh giá vấn đề nhiều công ty đa quốc gia đang tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam như Coca-Cola, Luật sư Tiến cho rằng: “Các công ty đa quốc gia này nhìn thấy ở Việt Nam có nhiều điều kiện như diện tích rộng, đang trên đường phát triển thị trường rộng, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào… tất cả tạo nên tiền đề thuận lợi nên nhiều công ty muốn đầu tư vào các nước đang phát triển như Việt Nam”. Về “nghin án” chuyển giá đang được đặt ra cho Công ty Coca-Cola Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định: “Đó chỉ là ý kiến một phía chưa đáng tin, khi chưa có kết quả  thì chưa thể khẳng định có việc chuyển giá nhằm trốn thuế hay không”. Tuy nhiên theo Luật sư Tiến, nếu để xảy ra sự việc trên thì trách nhiệm chính thuộc về ngành thuế vì đã để sự việc “chuyển giá” nhằm trốn thuế diễn ra trong một thời gian dài. Để điều tra làm rõ câu chuyện “chuyển giá” nhằm trốn thuế của một công ty đa quốc gia, theo Luật sư Tiến rất cần sự vào cuộc của cả ngành thuế, Hải quan và Cảnh sát kinh tế. Bởi  lẽ các sản phẩm khi được công ty mẹ bán ra thị trường các nước thì việc quản lý giá là nằm ngoài phạm vị một quốc gia, không thể kiểm soát được. Về tội phạm trốn thuế, Luật sư Tiến cho biết hiện nay hành vi trốn thuế phải vi phạm mức độ cao mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo điều 161 Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS) về tội phạm trốn thuế thì người nào trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc đáp ứng một số điều kiện khác do luật quy định… sẽ bị coi là tội phạm trốn thuế và bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trố thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Trường hợp nếu trốn thuế từ 150 triệu đến dưới 500 triệu hoặc tái phạm về tội này thì ngoài việc bị phạt số tiền từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế còn vị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, theo Quy định tại Luật số 37/2009/QH12 của BLHS 1999 mức tiền trốn thế bị coi là phạm tội trốn thuế được tăng lên về khung hình phạt vẫn giữ như BLHS 1999.
Nếu có việc "chuyển giá" nhằm "trốn thuế" Coca-Cola Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị người tiêu dùng "tẩy chay"
Nếu có việc "chuyển giá" nhằm "trốn thuế" Coca-Cola Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị người tiêu dùng "tẩy chay"
Theo đó người nào trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu thì được coi là tội phạm trốn thuế, phạt không giam giữ hai năm, phạm tội từ 300 đến dưới 600 triệu hoặc tái phạm tội này phạt giam giữ 6 tháng đến 3 năm và nộp số tiền phát từ 1 đến 5 lần số tiền trốn thuế. “Ngoài ra nếu số tiền trốn thuế trên 600 triệu hoặc phạm tội nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm áp dụng từ 0h00’ kê từ ngày 1/1/2010” – Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho biết. Tuy nhiên theo Luật sư Tiến, chủ yếu trong vấn đề truy cứu trách nhiệm nộp thuế vẫn chủ yếu mang tính răn đe nhằm mục đích thu được thuế nên việc buộc tội phạm theo BLHS với loại tội phạm này vẫn còn nhẹ.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
H.L