Moscow đã đồng ý đứng ra làm trung gian hòa giải tổ chức các cuộc đàm phán cho các quan chức Syria và lực lượng đối lập trong nỗ lực chấm dứt tình trạng bạo lực đã cướp đi hơn 5.000 mạng người - Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga ngày 25/1 đưa tin cho biết.
"Liên quan tới địa điểm (của cuộc đàm phán), chúng tôi hoan nghênh bất kỳ sự lựa chọn nào của các bên. Nếu phe đối lập không muốn đến Damacus, họ có thể tới Cairo - trụ sở của Liên đoàn Ả Rập -Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga" - Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói.
Nga là một trong những đối tác tin cậy của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong suốt hơn 10 tháng diễn ra cuộc nổi dậy chống lại chế độ lãnh đạo của ông.
Chính quyền Damacus cũng đã lên tiếng bác bỏ mọi chỉ trích quốc tế về các vi phạm quyền con người xảy ra trong quá trình xung đột và cho biết, khoảng 2.000 cảnh sát và các thành viên của lực lượng an ninh Syria đã bị "những kẻ khủng bố và cực đoan" sát hại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 25/1, tân đại sứ Syria tại Nga Riyad Khaddad đã lên tiếng ca ngợi mối quan hệ gắn bó lâu năm giữa Nga và Syria và đồng thời cam kết tăng cường mối quan hệ này hàng năm.
"Syria không tiến một bước trên trường quốc tế mà không cần tham khảo ý kiến của đồng minh Nga" - đại sứ Khaddad nói thêm.
Trong khi đó, tháng 11/2011, Moscow đã lên tiếng bác bỏ các chỉ trích gay gắt của LHQ về cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, phản đối lệnh trừng phạt đơn phương đối với Syria do EU và Mỹ khởi xướng.
Một nhà phân tích về vấn đề Trung Đông, Sergei Demidenko của Viện Nghiên cứu chiến lược và phân tích có trụ sở tại Moscow, nhận định sự ủng hộ đặc biệt của Moscow đối với Syria có thể xuất phát từ một động cơ thầm kín.
Theo ông Demidenko "có vẻ như Nga và phương Tây đã có một thỏa thuận ngầm. Các nước phương Tây thực tế không có ý định can thiệp quân sự tại Syria bởi có thể họ thấy chủ nghĩa cực đoan đang nổi lên tại đây có thể là mối đe dọa cho cả Nga và phương Tây.
Tuy nhiên, muốn biến Nga thành "kẻ xấu" nên phương Tây luôn nói rằng Nga và Trung Quốc "ngăn cản chúng tôi trên mỗi bước đi".
"Liên quan tới địa điểm (của cuộc đàm phán), chúng tôi hoan nghênh bất kỳ sự lựa chọn nào của các bên. Nếu phe đối lập không muốn đến Damacus, họ có thể tới Cairo - trụ sở của Liên đoàn Ả Rập -Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga" - Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói.
Người biểu tình Syria |
Chính quyền Damacus cũng đã lên tiếng bác bỏ mọi chỉ trích quốc tế về các vi phạm quyền con người xảy ra trong quá trình xung đột và cho biết, khoảng 2.000 cảnh sát và các thành viên của lực lượng an ninh Syria đã bị "những kẻ khủng bố và cực đoan" sát hại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 25/1, tân đại sứ Syria tại Nga Riyad Khaddad đã lên tiếng ca ngợi mối quan hệ gắn bó lâu năm giữa Nga và Syria và đồng thời cam kết tăng cường mối quan hệ này hàng năm.
"Syria không tiến một bước trên trường quốc tế mà không cần tham khảo ý kiến của đồng minh Nga" - đại sứ Khaddad nói thêm.
Trong khi đó, tháng 11/2011, Moscow đã lên tiếng bác bỏ các chỉ trích gay gắt của LHQ về cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, phản đối lệnh trừng phạt đơn phương đối với Syria do EU và Mỹ khởi xướng.
Một nhà phân tích về vấn đề Trung Đông, Sergei Demidenko của Viện Nghiên cứu chiến lược và phân tích có trụ sở tại Moscow, nhận định sự ủng hộ đặc biệt của Moscow đối với Syria có thể xuất phát từ một động cơ thầm kín.
Theo ông Demidenko "có vẻ như Nga và phương Tây đã có một thỏa thuận ngầm. Các nước phương Tây thực tế không có ý định can thiệp quân sự tại Syria bởi có thể họ thấy chủ nghĩa cực đoan đang nổi lên tại đây có thể là mối đe dọa cho cả Nga và phương Tây.
Tuy nhiên, muốn biến Nga thành "kẻ xấu" nên phương Tây luôn nói rằng Nga và Trung Quốc "ngăn cản chúng tôi trên mỗi bước đi".
Nguyễn Hường (theo Rian)