Trong khi các nhà mạng Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu cơ quản chủ quản có biện pháp hạn chế sự "bành trướng" của dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí, thì các chuyên gia lại cho rằng: Xu hướng chung của thế giới là “sống chung” với các dịch vụ OTT, tại sao Việt Nam lại đi ngược lại xu hướng này?!.
Gần đây, các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet như WhatsApp, Viber, Line, Kakao Talk, Zalo,… (gọi tắt là các dịch vụ OTT, Over the top) đang thu hút đông đảo người dùng Việt Nam tham gia. Đại diện Viettel cho rằng, xu hướng này tăng nhanh nên Viettel bị tác động giảm doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Còn MobiFone đánh giá, ứng dụng miễn phí này đã làm dịch vụ truyền thống như SMS của các nhà mạng trên thế giới thất thu hơn 13 tỷ USD/năm, chiếm 9% doanh thu của các nhà mạng.
Gần đây, các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet như WhatsApp, Viber, Line, Kakao Talk, Zalo,… (gọi tắt là các dịch vụ OTT, Over the top) đang thu hút đông đảo người dùng Việt Nam tham gia. Đại diện Viettel cho rằng, xu hướng này tăng nhanh nên Viettel bị tác động giảm doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Còn MobiFone đánh giá, ứng dụng miễn phí này đã làm dịch vụ truyền thống như SMS của các nhà mạng trên thế giới thất thu hơn 13 tỷ USD/năm, chiếm 9% doanh thu của các nhà mạng.
Xu hướng chung của thế giới là “sống chung” với các dịch vụ OTT, tại sao Việt Nam lại đi ngược lại xu hướng này?!. |
Tiếp tục câu chuyện về "mối đe dọa" của các dịch vụ OTT đến các nhà mạng Việt Nam, báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Vương Quốc Thịnh - Tiến sĩ viễn thông, hiện đang công tác tại France Telecom - Orange, Pháp (Orange là một trong 4 nhà mạng lớn nhất ở Pháp).
Xu hướng chung của thế giới: "Sống chung” với OTT- Thưa ông, thời gian qua, nhiều nhà mạng cho rằng, các ứng dụng OTT đã và đang khiến nhà mạng thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, và kiến nghị cơ quan chủ quản cần sớm có những chính sách quản lý để hạn chế sự thiệt hại. Suy nghĩ của ông thế nào về phản ứng này của nhà mạng?
"Tôi tin nhiều nhà mạng sẽ bắt tay với tin nhắn, gọi điện miễn phí"
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà các nhà mạng trên thế giới đều bị tụt giảm doanh thu dịch vụ thoại và tin nhắn bởi sự cạnh tranh của các ứng dụng OTT. Do vậy, theo tôi các nhà mạng đánh chuông báo động đến cơ quan chủ quản là việc cần thiết. Tuy nhiên, để có một chính sách quản lý dịch vụ OTT phù hợp, vừa có lợi cho các nhà mạng, vừa có lợi cho người tiêu dùng và có thể chấp nhận được bởi các OTT là điều không dễ. Liệu cấm toàn bộ các dịch vụ OTT trên nền Internet di động ở Việt Nam là khả thi? Tôi e rằng đây không phải là giải pháp mà các nhà mạng mong muốn. Chưa nói đến phản ứng của người tiêu dùng, phải thừa nhận rằng khi các nhà mạng chưa cung cấp được các dịch vụ nội dung hấp dẫn thì chính các ứng dụng OTT là sức hút để người dùng thuê bao các gói cước Internet di động.
Một số nước trên thế giới cũng có động thái muốn đưa ra các chính sách để quản lý các ứng dụng OTT. Theo tôi biết thì đây cũng chỉ là những động thái riêng lẻ và cũng chưa có những chính sách cụ thể nào được đề ra.
Xu hướng chung của thế giới là “sống chung” với các dịch vụ OTT, tại sao Việt Nam lại đi ngược lại xu hướng này?!. Thay vì đối đầu với các OTT, chính sách khuyến khích hợp tác giữa các nhà mạng và các OTT là một giải pháp đôi bên cùng có lợi.
Theo tôi, mối đe dọa từ các dịch vụ OTT là một nguồn động lực lớn để các nhà mạng cải tiến chất lượng dịch vụ hiện có, đồng thời nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới vượt trội hơn các dịch vụ OTT để thu hút người dùng.
Các nhà mạng có dám đồng loạt chặn OTT?
- Ông có thể đánh giá về xu hướng phát triển dịch vụ OTT trong thời gian tới sẽ như thế nào, đặt trong bối cảnh cạnh tranh với các dịch vụ tương đương của nhà mạng?
Với mọi loại dịch vụ viễn thông cơ bản cung cấp bởi nhà mạng ta đều có thể tìm thấy nhiều ứng dụng OTT cung cấp các dịch vụ tương đương (xem bảng ở dưới). Các dịch vụ này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Theo nhiều nghiên cứu thị trường, số lượng người dùng các dịch vụ OTT để trao đổi tin nhắn, dữ liệu và thoại sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Với mọi loại dịch vụ viễn thông cơ bản cung cấp bởi nhà mạng ta đều có thể tìm thấy nhiều ứng dụng OTT cung cấp các dịch vụ tương đương. |
Thế mạnh của các OTT là khả năng phát triển các dịch vụ mới trong thời gian ngắn, kết hợp với khả năng marketing và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Một trong những khuynh hướng phát triển dịch vụ OTT trong thời gian tới là nhắm đến tích hợp dịch vụ thoại trên nền các trang web.
Tính đến thời điểm này, có rất nhiều các OTT cung cấp cùng một loại hình dịch vụ. Sự cạnh tranh giữa chính các nhà cung cấp dịch vụ OTT cũng hết sức khốc liệt. Có thể nói rằng, sự cạnh tranh này đã phần nào làm bão hòa thị trường ứng dụng OTT. Điều đó có nghĩa là những nhân tố mới muốn thâm nhập vào thị trường sẽ rất khó trừ khi là họ đề nghị được một ứng dụng mới hết sức tiên tiến.
OTT hứa hẹn sẽ phát triển phong phú và đa dạng hơn nữa trong thời gian tới. Các dịch vụ này cũng ít nhiều cạnh tranh với các nhà cung cấp mạng bởi nhà cung cấp mạng không chỉ đơn thuần cung cấp kết nối mạng mà còn cung cấp cả nội dung. Thêm vào đó, các dịch vụ OTT này tiêu thụ một phần lớn băng thông Internet di động của các nhà mạng.
OTT hứa hẹn sẽ phát triển phong phú và đa dạng hơn nữa trong thời gian tới. Các dịch vụ này cũng ít nhiều cạnh tranh với các nhà cung cấp mạng bởi nhà cung cấp mạng không chỉ đơn thuần cung cấp kết nối mạng mà còn cung cấp cả nội dung. Thêm vào đó, các dịch vụ OTT này tiêu thụ một phần lớn băng thông Internet di động của các nhà mạng.
- Như ông nói: Các dịch vụ này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Vậy, nếu chưa bàn đến chuyện chính sách, liệu các nhà mạng có thể tự tìm cách hạn chế OTT nếu họ muốn không, vì OTT chỉ hoạt động được khi được kết nối Internet?
Như có đề cập đến ở câu trả lời trước, các nhà mạng có thể không cho phép các ứng dụng OTT trên mạng lưới của mình nếu muốn. Câu hỏi đặt ra là liệu tất cả các nhà mạng có đồng loạt “bắt tay” không cho phép các ứng dụng OTT trên mạng của họ hay không? Chỉ cần một nhà mạng không làm theo thì chỉ thiệt cho các nhà mạng thực hiện việc cấm đoán này.
Theo tôi, một trong số những giải pháp mà các nhà cung cấp mạng có thể làm là tìm cách hợp tác với các OTT để cùng lợi dụng được thế mạnh của mỗi bên và cùng chia sẻ lợi nhuận. Bên cạnh việc hợp tác, các nhà mạng cũng phải không ngừng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng mới, phát huy thế mạnh nhà mạng của mình cũng như điều chỉnh chính sách giá cước, mô hình gói dịch vụ phù hợp. Đó là giải pháp lâu dài và mang tính bền vững nhất!
- Xin cảm ơn ông!
* Mời độc giả phản ánh về giá cước của các nhà mạng theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
* Mời độc giả phản ánh về giá cước của các nhà mạng theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Hà Nhi (Thực hiện)