Ở tuổi ngoài 80, đã già yếu, đầu đã bạc nhưng mắt ông vẫn còn trong, trí vẫn còn sáng, trái tim vẫn còn nặng lòng với đất nước, với nền giáo dục, khoa học nước nhà...
Nhắc tới GS Hoàng Tụy, không chỉ người dân Việt Nam mà trên toàn thế giới đều biết tới ông như một vị toán học tài năng, một nhân cách lớn, một con người lớn. Ấy thế, khi nghĩ lại quãng tuổi thơ còn cắp sách tới trường, GS Hoàng Tụy bây vẫn “giật mình” rằng: “Nhiều khi mình cũng ngố lắm”.
Bỏ trường công, học trường tư
Ai cũng có tuổi thơ, cũng có những năm tháng là trẻ con cắp sách tới trường. Năm nào cũng vậy, cứ tới ngày 20/11 hàng năm – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam, GS Hoàng Tụy lại có những cảm xúc riêng, những chia sẻ khó nói thành lời. Buồn có, vui có nhưng hơn hết ở mọi lúc, mọi nơi, GS Hoàng Tụy cho rằng, người thầy giáo phải là con thuyền vững chắc trở các em qua sông.
Nhắc tới GS Hoàng Tụy, không chỉ người dân Việt Nam mà trên toàn thế giới đều biết tới ông như một vị toán học tài năng, một nhân cách lớn, một con người lớn. Ấy thế, khi nghĩ lại quãng tuổi thơ còn cắp sách tới trường, GS Hoàng Tụy bây vẫn “giật mình” rằng: “Nhiều khi mình cũng ngố lắm”.
Bỏ trường công, học trường tư
Ai cũng có tuổi thơ, cũng có những năm tháng là trẻ con cắp sách tới trường. Năm nào cũng vậy, cứ tới ngày 20/11 hàng năm – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam, GS Hoàng Tụy lại có những cảm xúc riêng, những chia sẻ khó nói thành lời. Buồn có, vui có nhưng hơn hết ở mọi lúc, mọi nơi, GS Hoàng Tụy cho rằng, người thầy giáo phải là con thuyền vững chắc trở các em qua sông.
GS Hoàng Tụy vui vẻ nhớ lại lúc mình thi trượt môn chính tả thời còn là học sinh. Ảnh Xuân Trung |
GS Hoàng Tụy năm nay đã ngoài 80 tuổi, tuổi của xưa nay hiếm, nhất là đối với một người làm khoa học như ông. GS Hoàng Tụy cũng đã có quãng thời gian dài đứng trên bục giảng, đã từng xúc động với những tấm gương về người thầy của mình. Trở về tuổi thơ của ông có thể nói trong hai từ: nhọc nhằn.
Ngay từ nhỏ Hoàng Tụy liên tiếp hứng chịu những trân ốm “thập tử nhất sinh” từ khi 2-3 tuổi. Năm ông lên 4 thì bố ông qua đời, để lại gia đình đông anh em. Hoàng Tụy lớn lên với sự đùm bọc của các anh trai và người mẹ tần tảo.
Ngay từ nhỏ Hoàng Tụy liên tiếp hứng chịu những trân ốm “thập tử nhất sinh” từ khi 2-3 tuổi. Năm ông lên 4 thì bố ông qua đời, để lại gia đình đông anh em. Hoàng Tụy lớn lên với sự đùm bọc của các anh trai và người mẹ tần tảo.
Trò chuyện với chúng tôi trong căn phòng khách tại nhà riêng ở phố Đội Cấn, GS Hoàng Tụy bồi hồi nhớ lại quãng thời gian còn đi học của mình. GS Tụy cho biết, tuổi thơ của ông chủ yếu sống trong Nha Trang, lúc đó ông lên 6 tuổi theo anh trai vào đó học, được một thời gian vào Sài Gòn với anh cả. Trong thời gian theo học ở đây, sức khỏe của ông không bao giờ tốt, ốm lên ốm xuống, ấy vậy sức học của Hoàng Tụy thì khỏi bàn, vượt qua tất cả các kỳ thi.
Duy chỉ có một lần Hoàng Tụy đành “bó tay” với một đề bài môn Chính tả khi tham gia kỳ thi yếu lược để có điều kiện học tiểu học. “Ông anh tôi thấy học khá liền cho tôi tham gia kỳ thi yếu lược trước một năm, đề bài của thầy Phạm Quỳnh có nói về hai con đường: Một đường rộng thênh thang và một đường quanh co khúc khuỷu, trong khi các bạn xung làm xong hết thì tôi vẫn loay hoay với từ “khúc khuỷu” và cuối cùng vẫn không biết viết như thế nào cho chính xác. Thế là trượt” GS Tụy cười vui nói.
Duy chỉ có một lần Hoàng Tụy đành “bó tay” với một đề bài môn Chính tả khi tham gia kỳ thi yếu lược để có điều kiện học tiểu học. “Ông anh tôi thấy học khá liền cho tôi tham gia kỳ thi yếu lược trước một năm, đề bài của thầy Phạm Quỳnh có nói về hai con đường: Một đường rộng thênh thang và một đường quanh co khúc khuỷu, trong khi các bạn xung làm xong hết thì tôi vẫn loay hoay với từ “khúc khuỷu” và cuối cùng vẫn không biết viết như thế nào cho chính xác. Thế là trượt” GS Tụy cười vui nói.
Sau thời gian đó, do thi không qua ông trở về quê hương (làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) để học lớp nhất tiểu học tại trường Bảo An (lớp cuối cùng tiểu học), đây là một ngôi trường nổi tiếng với những tên tuổi như Phạm Thanh, Phan Khôi, Lê Chí Viễn...
Nhờ học giỏi, ông thi đỗ vào năm thứ nhất Cao đẳng Tiểu học Trường Trung học Khải Định ở Huế (nay là Quốc học Huế) lúc đó là trường trung học duy nhất ở toàn Trung Bộ có đầy đủ đến cấp học tú tài (giáo dục trung học thời ấy gồm cấp Cao đẳng tiểu học 4 năm và cấp Tú tài 3 năm).
Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm “thập tử nhất sinh” phải bỏ học hẳn một năm về quê chữa bệnh, ngay bản thân mẹ ông cũng không nghĩ rằng ông có thể qua khỏi. Chính trong thời gian một năm bị bệnh tật mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời “Thời gian ốm tôi thường đọc sách của anh trai để lại, cũng chính vì đọc sách khoa học đó mà tôi mơ ước sau này mình cũng được như thế. Chính vì ốm nên phải học tụt một năm so với các bạn”.
Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm “thập tử nhất sinh” phải bỏ học hẳn một năm về quê chữa bệnh, ngay bản thân mẹ ông cũng không nghĩ rằng ông có thể qua khỏi. Chính trong thời gian một năm bị bệnh tật mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời “Thời gian ốm tôi thường đọc sách của anh trai để lại, cũng chính vì đọc sách khoa học đó mà tôi mơ ước sau này mình cũng được như thế. Chính vì ốm nên phải học tụt một năm so với các bạn”.
Đối với GS Hoàng Tụy, sống phải có mơ ước và sống để cố gắng thực hiện mơ ước đó. Ảnh Xuân Trung |
Trở lại học được nửa năm ông lại lâm vào trận ốm khác và liên miên hơn. Chính vì xin giấy chứng nhận ốm để được nghỉ học quá rườm rà, ông đành bỏ ngôi trường mơ ước này để sang học một trường tư. Mặc dù trước đó với thành tích học tập tốt, ông được trường quốc học cấp học bổng toàn phần (12 đồng/tháng), với bao nhiêu chế độ khác.
Cho tới bây giờ Hoàng Tụy cũng thấy lạ bởi hành động đó của mình, ông nói: “Lúc đó là một hành động hiếm thấy vì người ta thi mãi vào trường công chả được mình lại bỏ trường công để về học trường tư. Nhưng với tôi, chính ở trường tư là điều kiện cho tôi được tiếp xúc và là học trò của thầy Hoài Thanh, Cao Xuân Huy, đó là những người thầy rất giỏi về văn học Pháp và tôi học hỏi được rất nhiều. Thời đó tôi rất giỏi văn học Pháp, ngược lại văn tiếng Việt thì biết ít”.
Sau khi bình phục, ông “nhảy cóc” luôn hai lớp, và tuy là thí sinh tự do, ông vẫn đỗ cao kỳ thi tú tài bán phần năm 1945, và năm sau, chỉ mất 4 tháng tự học, đỗ đầu kỳ thi tú tài toàn phần Ban Toán tại Huế.
Nhớ về những "người thầy giáo lớn của đời tôi"
Trầm ngâm hồi lâu khi nhớ lại quãng thời gian học dưới mái trường quốc học Huế, GS Hoàng Tụy cho biết, tuy chuyên về Toán nhưng ông lại rất thích học văn, chính vì vậy để nói về những người thầy đáng kính của mình thì rất nhiều, mỗi môn có những người thầy đáng nhớ riêng.
Ông cho biết, với môn toán, người thầy mà ông và bạn bè ông thời đó không thể nào quên, đó là thầy Nguyễn Dương Đôn: “Thầy Đôn là nhà khoa học, giáo sư trường Khải Định, Huế (1939-1945). Chúng tôi rất kính trọng và phục thầy, không chỉ về học vấn mà cách đối nhân xử thế của thầy cũng để nhiều học sinh noi theo”.
Trầm ngâm hồi lâu khi nhớ lại quãng thời gian học dưới mái trường quốc học Huế, GS Hoàng Tụy cho biết, tuy chuyên về Toán nhưng ông lại rất thích học văn, chính vì vậy để nói về những người thầy đáng kính của mình thì rất nhiều, mỗi môn có những người thầy đáng nhớ riêng.
Ông cho biết, với môn toán, người thầy mà ông và bạn bè ông thời đó không thể nào quên, đó là thầy Nguyễn Dương Đôn: “Thầy Đôn là nhà khoa học, giáo sư trường Khải Định, Huế (1939-1945). Chúng tôi rất kính trọng và phục thầy, không chỉ về học vấn mà cách đối nhân xử thế của thầy cũng để nhiều học sinh noi theo”.
GS Hoàng Tụy nhắn nhủ, làm khoa học phải có niềm tin, niềm tin về những công trình của mình sẽ có ích. Ảnh Xuân Trung |
Có thiên hướng về toán nhưng Hoàng Tụy mê mẩn học văn, khi còn học ở trường quốc học và trường tư, nhận thấy tài văn của ông, nhiều thầy giáo nghĩ rằng ông sẽ theo nghiệp văn chứ không theo toán. Hồi đó, ai học văn đạt điểm 6-7 được coi là cao, nhưng với Hoàng Tụy, điểm văn lúc nào cũng trên 8 điểm.
Người thầy dạy văn cho Hoàng Tụy lúc bấy giờ là thầy Hoài Thanh: “Thầy Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận văn học. Tôi rất cám ơn ông ý đã truyền cảm hứng cho tôi, nhất là đối với văn học Việt Nam. Đối với tôi, những người thầy ở trường quốc học và trường tư đều đáng trân trọng - những con người có tài của thế kỷ trước”
Người thầy dạy văn cho Hoàng Tụy lúc bấy giờ là thầy Hoài Thanh: “Thầy Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận văn học. Tôi rất cám ơn ông ý đã truyền cảm hứng cho tôi, nhất là đối với văn học Việt Nam. Đối với tôi, những người thầy ở trường quốc học và trường tư đều đáng trân trọng - những con người có tài của thế kỷ trước”
Đối với GS Hoàng Tụy, từ khi còn là cậu bé học sinh cho tới lúc ông trở thành nhà nghiên cứu, không lúc nào ông không cố gắng để biến ước mơ thành hiện thực, ngay cả khi ốm tưởng chừng không qua khỏi.
Đã từng là học trò và rồi trở thành nhà giáo, đã qua bao thế hệ thầy trò, GS Hoàng Tụy lúc nào cũng nhắc học trò của mình rằng: Sống phải có sự đam mê, nếu cần thì có một mơ ước, luôn luôn sống và cố thực hiện cho được mơ ước đó. Mặc dù hoàn cảnh thực sự khó khăn đến mức nào, đôi khi trong cái khó ló cái khôn, trong cái rủi có cái may. “Sống phải có niềm tin, đối với người làm khoa học rất cần thiết, đó là niềm tin vào những việc của mình sẽ không vô ích” GS Hoàng Tụy một lần nữa nhấn mạnh.
Cho tới bây giờ, khi nói về người thầy đáng kính – GS Hoàng Tụy - các học trò không ai là không nhớ tới phương pháp "lát cắt Tụy" được thực hiện vào năm 1964, đây được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục.
Xuân Trung