Những người đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn tâm lý thường khó tự điều chỉnh lại cảm xúc của mình, theo nhận định của quyển sách “Phương pháp trị liệu bằng Facebook: Lý do mọi người chia sẻ tâm tư cá nhân trên mạng”.
xem các chức năng cập nhật và chia sẻ bình luận, tình trạng cá nhân (status) trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook như là “cứu cánh” giúp mình bình tâm trở lại.
Sử dụng nhiều Facebook là biểu hiện của tự kỷ? |
Ngoài ra, quyển sách này cũng cho thấy, việc chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình với hi vọng sẽ nhận được sự an ủi, động viên từ cộng đồng mạng, sẽ giúp cải thiện tâm trạng của những người đang gặp khủng hoảng.
Nhiều chuyên gia tâm lý nhận định người dùng Facebook thực sự nhận được sự an ủi, động viên về mặt tâm lý nhiều hơn những người khác, theo Business Insider. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của phương pháp điều chỉnh bất ổn tâm trạng này là, khi chia sẻ tâm tư trên trang mạng xã hội, người ta đưa ra những điều tốt đẹp, làm cho bạn bè của mình hình dung ra một cuộc sống lý tưởng khó đạt tới và điều này sẽ khiến họ cảm thấy tự ti.
Theo các chuyên gia tâm lý, mạng xã hội Facebook là nơi tạo dựng các mối quan hệ bạn bè hời hợt, không thân thiết và chóng tàn, theo Business Insider.
Trong tháng10, một đường dây tội phạm lợi dụng Facebook để bắt cóc, mua bán trẻ em đang gây chấn động dư luận Indonesia.
Nữ sinh 14 tuổi Tatan (tên đã được thay đổi) nhanh chóng bị xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của người đàn ông tự xưng tên là Yogi (24 tuổi) trên Facebook, và họ đã trao đổi số điện thoại. Sau một tháng quen nhau trên Facebook, Yogi đề nghị hẹn gặp mặt Tatan tại một khu mua sắm và cô bé cảm thấy Yogi là một người đàn ông rất dễ mến, tốt bụng. Tatan nói dối với mẹ rằng cô bé đến thăm một người bạn bị bệnh, rồi leo lên xe Yogi đang đậu ở gần nhà cô bé ở Depok, ngoại ô thủ đô Indonesia Jakarta.
Facebook là nơi tạo dựng các mối quan hệ bạn bè hời hợt, không thân thiết và chóng tàn? |
Yogi chở Tatan đến thị trấn Bogor (Indonesia) rồi nhốt cô bé trong một căn nhà cùng với ít nhất năm cô gái khác, tuổi từ 14 đến 17. Tại đây, Tatan bị ép uống thuốc ngủ, tra tấn và bị hiếp dâm liên tục. Sau một tuần bị tra tấn, gã đàn ông nói với Tatan rằng cô đã bị bán và đưa đến hòn đảo Batam (một địa chỉ tai tiếng với những nhà thổ và nạn ấu dâm). Sau đó, vẫn chưa rõ vì sao Yogi đã thả Tatan tại một trạm xe buýt ở Bogor vào hôm 30.9.
Ủy ban Bảo vệ trẻ em quốc gia Indonesia cho biết tính từ đầu năm 2012 đến nay, có 129 trẻ em Indonesia mất tích, trong đó có khoảng 27 trẻ được cho là bị bắt cóc rồi ép vào đường dây mại dâm sau khi bị lừa đảo trên Facebook. Riêng tháng 9 có đến bảy trẻ bị bắt cóc sau khi bị lừa đảo trên Facebok.
Còn nữa...
Còn nữa...
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Vietq