Ông Nguyễn Văn Đệ là ai mà lộng quyền, coi thường lãnh đạo xứ Thanh như vậy?

05/08/2016 08:28
BẢO MINH
(GDVN) -Trong cuộc họp về nội dung báo cáo của Sở Nội vụ, tuy Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất đồng ý với báo cáo của Sở nhưng ông Đệ đều gạt đi, dọa giải tán Hiệp hội.

"Dọa" giải tán Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

Nguồn tin của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, sáng 03/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị để nghe Sở Nội vụ báo cáo kết quả xác minh, vụ "Sở Xây dựng Thanh Hóa bị tố "trả đũa" doanh nghiệp".

Kết luận của chủ tọa hội nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng nhất trí cơ bản với báo cáo của Sở Nội vụ.

Cũng tại hội nghị này, đại diện Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Doanh nghiệp tư nhân Huy Lâm đều phản đối gay gắt báo cáo này.

Không dừng lại ở việc coi thường kết luận của chủ tọa - Chủ tịch UBND tỉnh, sau cuộc họp, ông Đệ ngang nhiên trả lời trên báo chí là: "Tôi đã phát biểu thay mặt Hiệp hội đề nghị tổ chức đại hội bất thường để giải tán Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa".

Trước đó, lợi dụng pháp luật về khiếu nại, tố cáo, ông Nguyễn Văn Đệ với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp liên tục ký nhiều văn bản tố cáo sai sự thật, dấu hiệu vu khống cơ quan quản lý Nhà nước.

Sở Nội vụ cũng kiến nghị buộc “bầu” Đệ phải xin lỗi, xem xét trách nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân của vị này.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2016-2021 (ảnh: VTC).
Ông Nguyễn Văn Đệ, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2016-2021 (ảnh: VTC).

Về việc thông tin xem xét trách nhiệm Đại biểu hội đồng của ông Nguyễn Văn Đệ, PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hà Nội) cho rằng, những hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn Đệ là rõ ràng. Do vậy, Thanh Hóa cần có hình thức kỷ luật phù hợp với Đại biểu hội đồng vi phạm pháp luật.

Cơ quan dân cử địa phương là đại diện cao nhất của người dân và có quyền lực cao nhất ở địa phương. Anh là đại biểu – người đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân mà vi phạm thì còn nói được ai?

Trong khi đó, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của người đại biểu là tính trung thực. Anh đã vi phạm còn gọi gì là trung thực?

PGS.TS Bùi Thị An cũng cho rằng: "Từ chuyện Đại biểu hội đồng vi phạm pháp luật, Thanh Hóa nên thực hiện rà soát lại toàn bộ sự việc, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xem ông Nguyễn Văn Đệ có còn đáp ứng được các tiêu chuẩn, tư cách Đại biểu hội đồng nhân dân hay không? 

Ông Đệ vi phạm tới đâu thì xử lý tới đó để xử lý nghiêm, đồng thời xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong sự việc này.

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó, việc xử lý cán bộ cũng không thể có vùng cấp được”, PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Văn

Ông Nguyễn Văn Đệ là ai mà lộng quyền, coi thường lãnh đạo xứ Thanh như vậy? ảnh 2

Thanh Hóa kết luận "bầu" Đệ tố cáo sai sự thật, cần xử lý hình sự tội vu khống

Đệ với tư cách Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa nên xin lỗi cử tri về những hành vi vi phạm của mình thay vì chống chế, phản kháng.

Về việc này, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, đây là việc làm không cần thiết.

“Trong lúc này, xin lỗi cũng không giải quyết được gì. Nếu biết xin lỗi, ông Đệ đã không vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng. Lời xin lỗi chỉ có hiệu quả khi anh biết nhận sai, khắc phục hậu quả.

Từ sự việc Đại biểu vi phạm pháp luật, PGS.TS Bùi Thị An, lưu ý, sàng lọc kỹ khi đưa Đại biểu là doanh nhân vào cơ quan dân cử.

“Nhiều bài học về những doanh nhân là Đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật gần đây cử tri giảm niềm tin đối với đại biểu cơ quan dân cử...

Việc để xảy ra tình trạng đại biểu vi phạm pháp luật, có nguyên nhân từ việc buông lỏng quản lý về công tác nhân sự. Ở đó, có thể có chuyện chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm tồn tại khá lâu", PGS.TS Bùi Thị An nhận định. 

Tỉnh không chịu sức ép khi xử lý vụ việc

Hôm 3/8, trao đổi ngắn với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về báo cáo mới đây của Sở Nội vụ Thanh Hóa gửi cơ quan có thẩm quyền trước vụ việc “Sở Xây dựng Thanh Hóa bị tố “trả đũa” doanh nghiệp”, ông Phạm Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc xử lý vi phạm của Đại biểu hội đồng nhân dân phải có ý kiến của Thường vụ tỉnh ủy.

“Chúng tôi đã nắm được báo cáo của Sở Nội vụ về vụ

Ông Nguyễn Văn Đệ là ai mà lộng quyền, coi thường lãnh đạo xứ Thanh như vậy? ảnh 3

Đại biểu Nguyễn Văn Đệ “xảo ngôn”, ai dám đập bỏ các công trình sai phép?

việc này. Việc xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm tiên phải do UBND tỉnh, sau đó báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy để ra quyết định.

Trong quá trình hoạt động, cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm thì các cơ quan như Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan kiểm tra, thanh tra của Đảng... sẽ thực hiện kiểm tra, kết luận vụ việc bằng văn bản và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Việc xử lý tư cách Đại biểu hội đồng nhân dân phải thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo đó, căn cứ theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền trong việc làm rõ vi phạm của cá nhân, tổ chức mới đưa ra hướng xử lý được", ông Sơn cho biết.

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nói thêm: "Tùy theo tính chất của mức độ sai phạm của đại biểu, thì Hội đồng nhân dân sẽ xem xét, xử lý. Việc xử lý phải theo quy định".

Ông Phạm Thanh Sơn cũng cho rằng, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa không chịu sức ép nào thì trong việc xử lý cán bộ, nếu phát hiện vi phạm.

Sau khi cơ quan quản lý Nhà nước kết luật phản ánh sai sự thật, ông Đệ không chịu hối cải, khắc phục mà lại "phản đòn", dọa đòi giải tán Hiệp hội Doanh nghiệp của tỉnh. 

Sao lúc này ông Đệ không"dũng cảm" xin rút luôn đại biểu hội đồng nhân dân?

Chẳng có lẽ cả tỉnh Thanh Hóa, với hơn 3,6 triệu dân, trong đó có hơn 12 ngàn doanh nghiệp không còn người nào có khả năng thay thế, đảm đương vị trí của ông Đệ? 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.

BẢO MINH