PV: Đầu tiên, cảm ơn ông đã đồng ý trả lời VietNamNet về một vấn đề được coi là “nóng” nhất về Constrexim Holdings hiện nay sau khi có kết quả thanh tra định kì của Thanh tra Bộ xây dựng.
Để độc giả có được góc nhìn đa chiều về “đường đi” của đất công trong thương vụ Constrexim – Hòa Phát, xin ông giải thích rõ hơn ngoài những ý kiến trong văn bản của Thanh tra?
Ông Đinh Trần Quân: Đất đai là tài sản quốc gia, do Nhà nước quản lý. Nhà nước cho Constrexim Holdings thuê đất để xây tòa nhà văn phòng. Nay chúng tôi chuyển nhượng tòa nhà văn phòng đó cho Tập đoàn Hòa Phát, Nhà nước thu hồi đất lại và cho Tập đoàn Hòa Phát thuê tiếp theo đúng qui định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 111 Luật đất đai. Vậy đất công vẫn của Nhà nước, không chạy đi đâu cả.
PV: Vậy việc chuyển nhượng tòa nhà văn phòng của Constrexim Holdings có trái qui định của pháp luật không?
Ông Đinh Trần Quân: Chúng tôi làm nghề kinh doanh bất động sản, việc bán bất động sản là nghiệp vụ hàng ngày, không có gì trái quy định cả.
PV: Nhưng theo Báo cáo thanh tra thì Constrexim Holdings ký hợp đồng chuyển nhượng trước khi có văn bản chấp thuận của UBND Thành phố Hà Nội 16 ngày, và ký hợp đồng công chứng trước khi có Quyết định thu hồi đất, ông giải thích thế nào?
Ông Đinh Trần Quân: Đó là qui trình đặc thù của loại hình chuyển nhương bất động sản gắn liền với đất thuê. Hợp đồng ngày 18/05/2011 giữa Constrexim Holdings và Hòa Phát (mà báo chí gọi là “trao tay”) là Hợp đồng dân sự, thể hiện sự cam kết mua và cam kết bán của 2 bên. Trên cơ sở đó, hai bên mua-bán cùng ký văn bản trình UBND Thành phố Hà Nội xin chấp thuận chủ trương chuyển nhượng.
Sau khi được chấp thuận (văn bản số 4364/UBND-TNMT ngày 3-6-2011) thì Hai bên mới ký được Hợp đồng công chứng về việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại 39 Nguyễn Đình Chiểu. Hợp đồng công chứng đó là cơ sở để UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định thu hồi và cho Bên Mua tiếp tục thuê đất. Đây là qui trình chuẩn mực mà chúng tôi đã tuân thủ.
PV: Nhưng có vẻ lô đất, hay nói cách khác là quyền thuê đất, chạy từ Doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, như vậy có bất thường không?
Ông Đinh Trần Quân: Quan điểm kinh tế vĩ mô là các loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Việt Nam chỉ có một Luật doanh nghiệp, vậy không nên phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều cần quan tâm là Nhà nước được gì? Xã hội được gì qua giao dịch đó.
PV: Ông đang đề cao lợi ích của Nhà nước và xã hội. Vậy theo Ông Nhà nước được gì? Xã hội được gì?
Ông Đinh Trần Quân: Về lợi ích nhà nước, tối thiểu Nhà nước thu được 28 tỷ đồng VAT, thu được phí trước bạ, thu được hàng chục tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại thuộc về các cổ đông của doanh nghiệp, trong đó phần lớn thuộc về cổ đông nhà nước.
Đấy là chưa kể đến giá thuê đất, Nhà nước trước đây cho Constrexim Holdings thuê lô đất với giá cũ là 38,5 triệu đồng/năm, nay cho Tập đoàn Hòa Phát thuê với giá mới là 676 triệu đồng/năm. Những giao dịch như vậy lẽ ra phải đặc biệt khuyến khích, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng hiện nay.
Còn về lợi ích xã hội, rõ ràng việc phát triển tòa nhà văn phòng này mang lại công ăn việc làm cho rất nhiều người, đóng góp một công trình kiến trúc được đánh giá là đẹp cho Thủ đô; và lô đất, cũng như công trình trên đất, đều là tài sản xã hội, được Tập đoàn Hòa phát sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Đó chính là lợi ích chung của xã hội.
PV: Đối với các ý kiến khác của Thanh tra Bộ Xây dựng, Tổng Cty đã thực hiện đến đâu?
Ông Đinh Trần Quân: Trong môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn chỉnh, Constrexim Holdings cũng không thể tránh khỏi những sơ suất, khuyết điểm. Hội đồng quản trị Constrexim Holdings đã họp nghiêm túc kiểm điểm về những vấn đề Thanh tra Bộ Xây dựng nêu ra. Ban lãnh đạo cũng đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục và tổng hợp báo cáo Thanh tra Bộ Xây dựng đúng qui định.
Trong luật Đất đai năm 2003, Điểm c, Khoản 1, Điều 111: tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của Nhà nước có quyền bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
Để độc giả có được góc nhìn đa chiều về “đường đi” của đất công trong thương vụ Constrexim – Hòa Phát, xin ông giải thích rõ hơn ngoài những ý kiến trong văn bản của Thanh tra?
Ông Đinh Trần Quân – Phó TGĐ Constrexim Holdings “Đất công không chạy đi đâu cả” (Ảnh: Chi Mai) |
Ông Đinh Trần Quân: Đất đai là tài sản quốc gia, do Nhà nước quản lý. Nhà nước cho Constrexim Holdings thuê đất để xây tòa nhà văn phòng. Nay chúng tôi chuyển nhượng tòa nhà văn phòng đó cho Tập đoàn Hòa Phát, Nhà nước thu hồi đất lại và cho Tập đoàn Hòa Phát thuê tiếp theo đúng qui định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 111 Luật đất đai. Vậy đất công vẫn của Nhà nước, không chạy đi đâu cả.
PV: Vậy việc chuyển nhượng tòa nhà văn phòng của Constrexim Holdings có trái qui định của pháp luật không?
Ông Đinh Trần Quân: Chúng tôi làm nghề kinh doanh bất động sản, việc bán bất động sản là nghiệp vụ hàng ngày, không có gì trái quy định cả.
PV: Nhưng theo Báo cáo thanh tra thì Constrexim Holdings ký hợp đồng chuyển nhượng trước khi có văn bản chấp thuận của UBND Thành phố Hà Nội 16 ngày, và ký hợp đồng công chứng trước khi có Quyết định thu hồi đất, ông giải thích thế nào?
Ông Đinh Trần Quân: Đó là qui trình đặc thù của loại hình chuyển nhương bất động sản gắn liền với đất thuê. Hợp đồng ngày 18/05/2011 giữa Constrexim Holdings và Hòa Phát (mà báo chí gọi là “trao tay”) là Hợp đồng dân sự, thể hiện sự cam kết mua và cam kết bán của 2 bên. Trên cơ sở đó, hai bên mua-bán cùng ký văn bản trình UBND Thành phố Hà Nội xin chấp thuận chủ trương chuyển nhượng.
Sau khi được chấp thuận (văn bản số 4364/UBND-TNMT ngày 3-6-2011) thì Hai bên mới ký được Hợp đồng công chứng về việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại 39 Nguyễn Đình Chiểu. Hợp đồng công chứng đó là cơ sở để UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định thu hồi và cho Bên Mua tiếp tục thuê đất. Đây là qui trình chuẩn mực mà chúng tôi đã tuân thủ.
Tòa nhà 39 Nguyễn Đình Chiểu do Tổng công ty Constrexim Holdings phát triển đến nay vẫn được coi là một công trình đầy tâm huyết từ thiết kế đến thi công của Tổng công ty này |
PV: Nhưng có vẻ lô đất, hay nói cách khác là quyền thuê đất, chạy từ Doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, như vậy có bất thường không?
Ông Đinh Trần Quân: Quan điểm kinh tế vĩ mô là các loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Việt Nam chỉ có một Luật doanh nghiệp, vậy không nên phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều cần quan tâm là Nhà nước được gì? Xã hội được gì qua giao dịch đó.
PV: Ông đang đề cao lợi ích của Nhà nước và xã hội. Vậy theo Ông Nhà nước được gì? Xã hội được gì?
Ông Đinh Trần Quân: Về lợi ích nhà nước, tối thiểu Nhà nước thu được 28 tỷ đồng VAT, thu được phí trước bạ, thu được hàng chục tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại thuộc về các cổ đông của doanh nghiệp, trong đó phần lớn thuộc về cổ đông nhà nước.
Đấy là chưa kể đến giá thuê đất, Nhà nước trước đây cho Constrexim Holdings thuê lô đất với giá cũ là 38,5 triệu đồng/năm, nay cho Tập đoàn Hòa Phát thuê với giá mới là 676 triệu đồng/năm. Những giao dịch như vậy lẽ ra phải đặc biệt khuyến khích, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng hiện nay.
Còn về lợi ích xã hội, rõ ràng việc phát triển tòa nhà văn phòng này mang lại công ăn việc làm cho rất nhiều người, đóng góp một công trình kiến trúc được đánh giá là đẹp cho Thủ đô; và lô đất, cũng như công trình trên đất, đều là tài sản xã hội, được Tập đoàn Hòa phát sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Đó chính là lợi ích chung của xã hội.
PV: Đối với các ý kiến khác của Thanh tra Bộ Xây dựng, Tổng Cty đã thực hiện đến đâu?
Ông Đinh Trần Quân: Trong môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn chỉnh, Constrexim Holdings cũng không thể tránh khỏi những sơ suất, khuyết điểm. Hội đồng quản trị Constrexim Holdings đã họp nghiêm túc kiểm điểm về những vấn đề Thanh tra Bộ Xây dựng nêu ra. Ban lãnh đạo cũng đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục và tổng hợp báo cáo Thanh tra Bộ Xây dựng đúng qui định.
Trong luật Đất đai năm 2003, Điểm c, Khoản 1, Điều 111: tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của Nhà nước có quyền bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
Chi Mai/vietnamnet