Xem thêm:
> Giọt nước mắt của người mẹ ‘kình ngư’ giành 2 HCV SEA Games
> Thưởng nóng 10 triệu cho 'rái cá' Hoàng Quý Phước
> Xem 'rái cá sông Hàn' Hoàng Quý Phước về nhất
> Kình ngư Quý Phước: ‘Hot boy’ tuổi 18 đoạt 2 HCV SEA Games
> Hoàng Quý Phước: Cậu bé mồ côi đi vào lịch sử SEA Games
Giành 2 HCV, 1 HCĐ, phá kỷ lục Quốc gia và kỷ lục SEA Games ở nội dung 100m bơi bướm tự do, ‘rái cá sông Hàn’ Hoàng Quý Phước đã đi vào lịch sử bơi lội của Việt Nam dù mới đang ở tuổi 18.
Ngay sau khi Quý Phước trở về Việt Nam từ Indonesia, Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ‘dị nhân sông Hàn’. Phước trả lời với đôi chút rụt rè, bẽn lẽn, khác xa với sự mạnh mẽ, quyết đoán thường thấy trên đường đua xanh.
Không ngủ quên trong chiến thắng
GDVN: Xin chào Phước. Cảm giác của em lúc này thế nào?
Quý Phước: Sau thời gian dài tập huấn bên Trung Quốc và thi đấu ở Indonesia, được về lại Đà Nẵng, được gặp bạn bè người thân và gia đình nên em rất vui sướng. Giây phút này không khác gì khi em giành được Huy chương Vàng.
GDVN: Trước khi tham dự SEA Games 26, Phước có đặt mục tiêu giành HCV hay không?
Quý Phước: Không. Em chỉ có một suy nghĩ trong đầu là phải cố gắng làm sao thi đấu tật tốt để mang thành tích về cho Đoàn Thể thao Việt Nam.
GDVN: Phước sẽ giành tặng thành quả này cho ai?
Quý Phước: Trước tiên, em xin cảm ơn người hâm mộ đã dành tình cảm cho em suốt thời gian qua. Chiếc Huy chương Vàng đầu tiên em dành tặng cho gia đình, đặc biệt là mẹ em. Huy chương thứ hai em xin gửi đến thầy Toại, thầy Hải và thầy Quảng, những người luôn quan tâm động viên em trong suốt quá trình tập luyện, thi đấu. Nếu không có các thầy, em sẽ không thể có thành tích như ngày hôm nay.
GDVN: Đã 2 lần tham dự SEA Games, em có nghĩ các kỳ Đại hội khu vực Đông Nam Á không còn cân xứng với năng lực của mình?
Quý Phước: Em nghĩ sân chơi khu vực vẫn phù hợp với khả năng của em nhất. Những chiến thắng của em không hề dễ dàng, em chỉ thấy dễ thở với những nội dung sở trường. Chắc chắn em sẽ không ngủ quên trong chiến thắng, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.
GDVN: Phước đặt mục tiêu gì tại Olympic London 2012?
Quý Phước: Do chưa lần nào tham gia giải đấu tầm cỡ Olympic nên em không dám hứa hẹn gì. Hiện em cũng chưa có kế hoạch gì, sau SEA Games 26, ban huấn luyện đội tuyển sẽ có kế hoạch cụ thể.
GDVN: Chế độ đãi ngộ của Sở VH-TT&DL Đà Nẵng với Phước thế nào?
Quý Phước: Trước kia em và các đồng đội cũng gặp khó khăn trong sinh hoạt nhưng từ ngày 1/8/1011 thì chế độ đãi ngộ với tụi em đã rất ổn.
GDVN: Tên tuổi đã được mọi người biết đến, Phước có nghĩ đến chuyện đầu quân cho một đơn vị mạnh hơn, trả lương cao hơn?
Quý Phước: (Cười) Đà Nẵng là nơi em sinh ra và lớn lên, chắc chắn em sẽ không rời xa nó. Nhất là ở đây em đã quen với bạn bè, các thầy trong đội, đặc biệt em không thể xa mẹ. Ba em đã mất, chỉ còn mẹ nên ngoài lúc tập luyện, em muốn dành tất cả cho mẹ.
Bị đánh đòn vì trốn nhà đi bơi
GDVN: Liên tục phải xa nhà, có lần nào Phước nhớ nhà mà ‘mít ướt’ chưa?
Quý Phước: (Cười) Nếu nhớ nhà quá, em gọi điện về nói chuyện với mọi người. Em là người ít biểu lộ tình cảm, có chuyện gì em sẽ kìm nén trong lòng.
GDVN: Mỗi lần xa nhà em thường nghĩ đến ai?
Quý Phước: Là ba em. Em luôn cố gắng hết mình bởi hình ảnh người lính là ba em luôn thôi thúc em thi đấu thật tốt để mang vinh quang về cho Tổ quốc.
GDVN: Kỷ niệm nhớ nhất của Phước ngày nhỏ là gì?
Quý Phước: Chị Tú (chị gái Phước) cho em nhiều kỷ niệm nhất. Ngày em học lớp 4 hay 5 gì đó, em có lần bỏ nhà đi tắm biển mãi tối mới về nên bị chị đánh trận đòn nhớ đời vì để cả nhà bỏ cơm tối đi tìm. Ngày ấy em ghét chị lắm, mãi khi lớn lên em mới hiểu.
GDVN: Ai là người ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của em?
Quý Phước: Ngoài ba em thì thầy Toại (HLV bơi lội của Phước) là người có ảnh hưởng lớn nhất đến em. Thầy luôn tận tình chỉ bảo và chăm sóc em. Chính thầy đã đưa em đến với môn bơi lội.
GDVN: Phước có dự định gì cho tương lai của mình chưa?
Quý Phước: Em còn trẻ, trước mắt em sẽ nỗ lực hết mình. Em cũng sẽ tích lũy kinh nghiệm và theo học lớp HLV môn bơi lội.
GDVN: Cảm ơn Phước về cuộc trao đổi! Chúc em gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
> Giọt nước mắt của người mẹ ‘kình ngư’ giành 2 HCV SEA Games
> Thưởng nóng 10 triệu cho 'rái cá' Hoàng Quý Phước
> Xem 'rái cá sông Hàn' Hoàng Quý Phước về nhất
> Kình ngư Quý Phước: ‘Hot boy’ tuổi 18 đoạt 2 HCV SEA Games
> Hoàng Quý Phước: Cậu bé mồ côi đi vào lịch sử SEA Games
Giành 2 HCV, 1 HCĐ, phá kỷ lục Quốc gia và kỷ lục SEA Games ở nội dung 100m bơi bướm tự do, ‘rái cá sông Hàn’ Hoàng Quý Phước đã đi vào lịch sử bơi lội của Việt Nam dù mới đang ở tuổi 18.
Ngay sau khi Quý Phước trở về Việt Nam từ Indonesia, Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ‘dị nhân sông Hàn’. Phước trả lời với đôi chút rụt rè, bẽn lẽn, khác xa với sự mạnh mẽ, quyết đoán thường thấy trên đường đua xanh.
Không ngủ quên trong chiến thắng
GDVN: Xin chào Phước. Cảm giác của em lúc này thế nào?
Quý Phước và mẹ. |
Quý Phước: Sau thời gian dài tập huấn bên Trung Quốc và thi đấu ở Indonesia, được về lại Đà Nẵng, được gặp bạn bè người thân và gia đình nên em rất vui sướng. Giây phút này không khác gì khi em giành được Huy chương Vàng.
GDVN: Trước khi tham dự SEA Games 26, Phước có đặt mục tiêu giành HCV hay không?
Quý Phước: Không. Em chỉ có một suy nghĩ trong đầu là phải cố gắng làm sao thi đấu tật tốt để mang thành tích về cho Đoàn Thể thao Việt Nam.
GDVN: Phước sẽ giành tặng thành quả này cho ai?
Quý Phước: Trước tiên, em xin cảm ơn người hâm mộ đã dành tình cảm cho em suốt thời gian qua. Chiếc Huy chương Vàng đầu tiên em dành tặng cho gia đình, đặc biệt là mẹ em. Huy chương thứ hai em xin gửi đến thầy Toại, thầy Hải và thầy Quảng, những người luôn quan tâm động viên em trong suốt quá trình tập luyện, thi đấu. Nếu không có các thầy, em sẽ không thể có thành tích như ngày hôm nay.
GDVN: Đã 2 lần tham dự SEA Games, em có nghĩ các kỳ Đại hội khu vực Đông Nam Á không còn cân xứng với năng lực của mình?
Quý Phước: Em nghĩ sân chơi khu vực vẫn phù hợp với khả năng của em nhất. Những chiến thắng của em không hề dễ dàng, em chỉ thấy dễ thở với những nội dung sở trường. Chắc chắn em sẽ không ngủ quên trong chiến thắng, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.
GDVN: Phước đặt mục tiêu gì tại Olympic London 2012?
Quý Phước: Do chưa lần nào tham gia giải đấu tầm cỡ Olympic nên em không dám hứa hẹn gì. Hiện em cũng chưa có kế hoạch gì, sau SEA Games 26, ban huấn luyện đội tuyển sẽ có kế hoạch cụ thể.
GDVN: Chế độ đãi ngộ của Sở VH-TT&DL Đà Nẵng với Phước thế nào?
Quý Phước: Trước kia em và các đồng đội cũng gặp khó khăn trong sinh hoạt nhưng từ ngày 1/8/1011 thì chế độ đãi ngộ với tụi em đã rất ổn.
GDVN: Tên tuổi đã được mọi người biết đến, Phước có nghĩ đến chuyện đầu quân cho một đơn vị mạnh hơn, trả lương cao hơn?
Quý Phước: (Cười) Đà Nẵng là nơi em sinh ra và lớn lên, chắc chắn em sẽ không rời xa nó. Nhất là ở đây em đã quen với bạn bè, các thầy trong đội, đặc biệt em không thể xa mẹ. Ba em đã mất, chỉ còn mẹ nên ngoài lúc tập luyện, em muốn dành tất cả cho mẹ.
Bị đánh đòn vì trốn nhà đi bơi
GDVN: Liên tục phải xa nhà, có lần nào Phước nhớ nhà mà ‘mít ướt’ chưa?
Người thân, người hâm mộ chào đón Phước. |
Quý Phước: (Cười) Nếu nhớ nhà quá, em gọi điện về nói chuyện với mọi người. Em là người ít biểu lộ tình cảm, có chuyện gì em sẽ kìm nén trong lòng.
GDVN: Mỗi lần xa nhà em thường nghĩ đến ai?
Quý Phước: Là ba em. Em luôn cố gắng hết mình bởi hình ảnh người lính là ba em luôn thôi thúc em thi đấu thật tốt để mang vinh quang về cho Tổ quốc.
GDVN: Kỷ niệm nhớ nhất của Phước ngày nhỏ là gì?
Quý Phước: Chị Tú (chị gái Phước) cho em nhiều kỷ niệm nhất. Ngày em học lớp 4 hay 5 gì đó, em có lần bỏ nhà đi tắm biển mãi tối mới về nên bị chị đánh trận đòn nhớ đời vì để cả nhà bỏ cơm tối đi tìm. Ngày ấy em ghét chị lắm, mãi khi lớn lên em mới hiểu.
GDVN: Ai là người ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của em?
Quý Phước: Ngoài ba em thì thầy Toại (HLV bơi lội của Phước) là người có ảnh hưởng lớn nhất đến em. Thầy luôn tận tình chỉ bảo và chăm sóc em. Chính thầy đã đưa em đến với môn bơi lội.
GDVN: Phước có dự định gì cho tương lai của mình chưa?
Quý Phước: Em còn trẻ, trước mắt em sẽ nỗ lực hết mình. Em cũng sẽ tích lũy kinh nghiệm và theo học lớp HLV môn bơi lội.
GDVN: Cảm ơn Phước về cuộc trao đổi! Chúc em gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
Lê Đình