Mô hình tàu khu trục tên lửa kiểu mới 052D (ảnh từ Internet) |
Ngày 4/9, trang mạng tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản có bài viết nhan đề “Hải quân Trung Quốc ưu tú: Tàu khu trục tên lửa mới của Trung Quốc” của Toshi Yoshihara, James R.Holmes, Học viện Quân sự Hải quân Mỹ. Nội dung chính của bài viết như sau:
Hải quân Trung Quốc chế tạo tàu chiến kiểu mới cuối cùng sẽ làm thay đổi cân bằng sức mạnh hải quân của khu vực.
Từ các hình ảnh về tàu khu trục tên lửa 052D lớp Lữ Dương II xuất hiện trên mạng phán đoán, Hải quân Trung Quốc đã tiếp tục nghiêm túc bắt tay nghiên cứu chế tạo dòng tàu khu trục tên lửa này.
Mãi đến gần đây, một số nhà quan sát phương Tây theo dõi các động thái của Quân đội Trung Quốc còn cho rằng, nhà máy đóng tàu Trung Quốc đã giảm tốc độ hoặc ngừng chế tạo tàu chiến mặt nước chủ yếu như tàu khu trục tên lửa, nghiêng về sản xuất tàu tấn công tốc độ nhanh và tàu hộ vệ tên lửa có thể tích tương đối nhỏ, hành trình tuần tra tương đối ngắn, thiên về chức năng phòng ngự hơn.
Những bài viết gần đây cho biết, tàu khu trục tên lửa 052 thứ sáu do Nhà máy đóng tàu Giang Nam-Thượng Hải chế tạo đã được hạ thủy và chạy thử.
Bình quân mỗi năm, nhà máy này sản xuất 2 chiếc tàu chiến loại này. Tàu chiến mới đang chế tạo ở bệ lắp ráp tàu được cho là tàu khu trục tên lửa 052D thế hệ tiếp theo của tàu khu trục tên lửa 052C.
Trên thực tế, một nhà quân sự Trung Quốc nổi tiếng thừa nhận, một chiếc trong lô tàu chiến mới này đã hạ thủy vào tuần trước, điều này thậm chí được coi là một cột mốc quan trọng.
Tàu khu trục 052D đang được Trung Quốc chế tạo (ảnh từ internet) |
Hải quân Trung Quốc có lẽ đã tìm được tàu chiến mặt nước quan trọng nhất của họ. Theo tờ “Thời báo Đài Bắc”, loại tàu khu trục kiểu mới này là phiên bản cải tiến của tàu khu trục tên lửa 052C, được những người yêu thích hải quân của Trung Quốc ca ngợi là tàu “Aegis Trung Hoa” (Chinese Aegis), tức là nó nổi tiếng như tàu chiến được chế tạo với trình độ công nghệ hiện có của Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa 052D có chức năng tàng hình, lượng giãn nước khoảng 6.000 tấn. Tàu này thiết kế 64 ô phóng thẳng, có thể phóng tên lửa tấn công đối đất hoặc tên lửa phòng không, chống hạm với tốc độ nhanh.
Ít ra là nhìn vào hình ảnh, thiết kế của tàu khu trục tên lửa 052D hầu như mộc mạc hơn so với tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ.
Lượng giãn nước của tàu khu trục tên lửa 052D nhỏ hơn lượng giãn nước của các tàu chiến Mỹ nêu trên. Điều này cho thấy lượng dự trữ nhiên liệu của nó thấp hơn, hành trình tuần tra cũng ngắn hơn.
Mặt khác, thể tích của nó lại vượt thể tích của tàu chiến dùng để thực hiện nhiệm vụ khu vực; vì vậy có thể được điều tới duyên hải hoặc Ấn Độ Dương.
Quy mô vũ khí trang bị của nó không thể so sánh được với tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu khu trục lớp Ticonderoga. Nhưng, loại tàu khu trục này của Trung Quốc có thể phát động tấn công chí tử trong các cuộc xung đột khu vực ở các vùng biển lân cận châu Á. Trong đa số trường hợp, nó có thể triển khai hành động dưới sự chi viện của hỏa lực bờ biển.
Hạm đội tàu nổi Trung Quốc bao gồm 5 loại tàu khu trục kiểu mới, nhưng mỗi loại đều không vượt quá 2 chiếc.
Tình hình này đã xác nhận phương pháp “tiến lên chầm chậm”. Hải quân Trung Quốc có thể đạt được giá trị thực sự từ đó, đồng thời cử tàu thử nghiệm tới biển xa, dùng để đào tạo kỹ năng cho thủy thủ và tổng kết kinh nghiệm.
Trong thời gian tiến hành tuần tra tấn công cướp biển ở Ấn Độ Dương, Hải quân Trung Quốc chắc chắn đã thực hiện các hành động trên.
Mặc dù vậy, Hải quân Trung Quốc cuối cùng cần lựa chọn một loại phương án thiết kế để sản xuất quy mô lớn tàu khu trục tên lửa. Hiện nay, hầu như đang ở thời cơ có lợi, bởi vì việc thử nghiệm của hạm đội Trung Quốc giai đoạn hiện nay đang gần kết thúc.
Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc - tàu sân bay Varyag đã trải qua một loạt cuộc chạy thử trên biển.
Nhưng, một yếu tố quan trọng thiếu thốn của hạm đội tàu sân bay ban đầu thành lập của Hải quân Trung Quốc là tàu chiến phòng không dùng để bảo vệ tàu chủ lực tránh bị đe dọa từ trên không và sự tấn công của tên lửa. Tàu khu trục tên lửa 052D có thể đóng vai trò này.
Cuối cùng, Trung Quốc chế tạo tàu khu trục tên lửa phải chăng sẽ gây ra sự thay đổi cán cân sức mạnh trên biển ở khu vực là một điều rất đáng phải xem xét. Câu trả lời trực tiếp là: Đúng vậy.
Dự đoán của báo cáo “Cán cân sức mạnh quân sự” của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) rất có sức thuyết phục. Nếu như dự tính của tờ “Thời báo Đài Bắc”, Quân đội Trung Quốc triển khai trên biển 10 tàu khu trục tên lửa 052D, thì cho dù Trung Quốc không tiếp tục chế tạo loại tàu chiến này - đương nhiên điều này không có khả năng lắm – Trung Quốc cũng sẽ sở hữu một hạm đội được hợp thành bởi 16 tàu chiến có thể sánh với tàu Aegis. Trong khi đó, hiện nay, hai cường quốc trên biển ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt chỉ có 6 và 3 tàu khu trục Aegis.
Ít nhất về danh nghĩa, điều này làm cho Trung Quốc chính thức trở thành người nổi trội của hải quân châu Á. Một khi tàu khu trục tên lửa 052D gia nhập hạm đội của Quân đội Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có thể coi thường hạm đội của các nước khác trong khu vực – đương nhiên điều này không bao gồm Hải quân Mỹ, khả năng giành chiến thắng của họ sẽ rất cao. Ưu thế của Trung Quốc đối với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ là 16:6, ưu thế đối với Hải quân Hàn Quốc là 16:9. Lực lượng như vậy không được phép coi thường.
Tàu khu trục 052C lớp Lữ Dương II số hiệu 170, 171 được gọi là Aegis Trung Hoa |
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA