Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng đăng tải chia sẻ của thầy.
Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao. Môn Toán là môn học không nhiều học sinh yêu thích ngay từ những ngày đầu tiên, mặc dù chúng ta tiếp cận nó thường xuyên trong thực tiễn cuộc sống.
Thầy Nguyễn Đức Thắng trong một tiết dạy môn Toán. Ảnh: NVCC |
Vậy, làm sao để học sinh thích học toán và yêu toán học?
(1). Làm cho học sinh thấy mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống thực tiễn: Thông qua hoạt động trải nghiệm, thực hành để học sinh giải quyết một số vấn đề của cuộc sống. Học sinh thấy được công dụng của toán học trong cuộc sống mỗi ngày.
(2). Mỗi chủ đề dạy-học thường xuyên liên hệ và kết nối với các vấn đề trong cuộc sống xung quanh các em. Giáo viên khai thác các chủ đề tích hợp liên môn, vận dụng dạy học theo định hướng STEM để các em thực hành, vận dụng toán học vào giải quyết bài toán các em đặt ra cũng như bài toán nảy sinh trong quá trình học tập.
(3). Các nội dung toán học đưa vào giảng dạy cần làm cho đơn giản, giảm bớt kiến thức hàn lâm. Giáo viên xây dựng tài liệu học tập sống động, đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ học.
(4). Dựa trên tìm hiểu sâu chương trình, sách giáo khoa theo chương trình mới người Giáo viên xây dựng kế hoạch bài học theo hướng cá nhân hóa cao đối tượng học sinh; phân hóa đối tượng học sinh để học sinh được học nội dung phù hợp với năng lực và giải quyết được vấn đề đặt ra với sự nỗ lực của bản thân.
(5). Đa dạng hóa các hình thức dạy-học như học tập trực tuyến- Elearning; lớp học ảo; lớp học tương tác đa phương tiện. Khai thác ứng dụng của công nghệ vào trong dạy học.
(6). Trong dạy học, giáo viên kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học cá nhân với hợp tác. Hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm; bài kiểm tra với dự án học tập,….
(7). Cần thay đổi quan niệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh: Ngoài hình thức đánh giá qua điểm số, cần triển khai đánh giá quá các sản phẩm học tập của học sinh; đánh giá thông quan hồ sơ học tập trong suốt quá trình học tập của học sinh.
(8). Rèn luyện tư duy đặc biệt là tư duy phản loogic, tư duy phản biện; cần làm cho học sinh hiểu bản chất toán học đặc biệt là các khái niệm toán học trong chương tình; chú trọng rèn luyện kĩ năng học tập, tự học, kĩ năng đặt câu hỏi…
(9). Ngay từ khi còn nhỏ, cho học sinh tiếp xúc với sách thuộc các thể loại khác nhau: sách truyện có nội dung toán học hay sách về toán trong cuộc sống và trong tự nhiên, sách về trò chơi toán học, lịchọc sinhọc sinhử toán học, đối vui giải trí toán học,…từ đó khơi dậy sự yêu thích toán học của các con.
(10). Xóa bỏ các rào cản tâm lí dẫn đế sợ toán như bị ép học nhiều toán, bị bạn bè và người lớn chế giễu khi bị điểm kém hoặc bài giảng môn toán khô khan, hình thức và giáo điều trên lớp,…nên dành thời gian cho học sinh được suy ngẫm, tìm tòi, tự học và tự đọc sách để giải quyết vấn đề của học sinh còn vướng mắc.
Có nhiều học sinh cho rằng, toán học khô khan, khó hiểu, trừu trượng và không thực tế... Học giỏi toán là biết giải những bài toán khó, lắt léo, tìm ra mẹo mực để giải quyết bài toán…Điều đó dẫn đến học sinhọc sinhọc sinhẽ sợ toán. Vậy, làm thế nào để học sinh không còn sợ toán?
Theo tôi, để học sinh không còn sợ toán trước hết phải thay đổi các tiếp cận chương trình, sách giáo khoa cũng như thay đổi cách kiểm tra đánh giá; quan tâm đúng mực đến công tác đào tạo giáo viên; xây dựng phong cách học tập trong nhà trường.
Để nội dung toán học dễ hiểu hơn, đơn giản và thiết thực hơn. Thông qua các hoạt động giải quyết những bài toán thực tiễn trong cuộc sống và học tập để học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của toán học. Đặc biệt, cần gắn kết toán học với các môn khoa học khác, đưa toán học trở thành công cụ để giải quyết những vấn đề phù hợp năng lực của học sinh.
Hiện nay, chương trình mới đã công bố có rất nhiều điểm mới. Để triển khai thành công chương trình mới thì vai trò của giáo viên mang yếu tốt then chốt, người giáo viên phải là nắm rõ định hướng, quan điểm trương trình mới như coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học; tích hợp liên môn và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
Kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học; khai thác công nghệ để dạy-học đa dạng và hiệu quả hơn; coi trọng phát triển tư duy, rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho học sinh, phân hóa trong dạy học, cá nhân hóa việc học tập của học sinh hay làm thế nào kết hợp linh hoạt đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình?
Quan trọng người giáo viên phải là người đi tiên phong, dám thay đổi và sẵn sàng, chủ động trong triển khai chương trình mới.