Để vay được tiền từ gói 30.000 tỷ, phải chứng minh "khả năng trả nợ" Trong số 3 vị khách mời giao lưu, người nhận được câu hỏi nhiều nhất là Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, chỉ trong vòng gần 2 giờ giao lưu, Thứ trưởng Nam đã nhận được hơn 100 câu hỏi của bạn đọc, người dân cả nước thắc mắc về chính sách hỗ trợ, cho vay mua nhà ở xã hội. Hoài nghi về tính khả thi có thể mua được nhà thu nhập thấp, một độc giả thắc mắc: Nói như GS Đặng Hùng Võ, tiết kiệm được khoảng 500.000 đồng/tháng thì sau... 40 năm sẽ mua được nhà giá rẻ. Tôi muốn hỏi là giá của những căn giá rẻ này sau 40 năm nữa liệu có giữ ở mức 500 triệu đồng/căn như bây giờ hay không? Hay là ước mơ nhà giá rẻ sẽ mãi là một cuộc đuổi bắt không có hồi kết với những người thu nhập thấp như tôi?
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận được gần 100 câu hỏi của độc giả liên quan đến nhà xã hội |
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Nếu chúng ta chỉ trông vào tiết kiệm tiền lương thì khó mua được nhà, chính vì vậy mà nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp. Bản thân gia đình bạn phải có nỗ lực trong việc nâng cao thu nhập cùng sự phát triển kinh tế của đất nước.
"Đại gia" Geleximco trả lại dự án tỷ USD: Không hiệu quả thì… nghỉ
Cận cảnh ngôi nhà 137 tỷ ở HN bị đại gia Nguyễn Thị Liễu đập bỏ
Chúng ta phải tin rằng, trong tương lai, không phải mỗi tháng bạn để dành 500.000 đồng. Thu nhập của gia đình phải tăng lên, năng lực tái chính cũng tăng lên để đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần sự giúp đỡ cả gia đình, họ hàng. Trong trường hợp khó khăn quá thì bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách đi thuê nhà. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho thuê với giá thấp phù hợp với các hộ gia đình quá khó khăn về thu nhập”. Độc giả Đỗ Thường Quân (Vũng Tàu) chi sẻ, với mức giá 12 triệu đồng/m2 nhiều gia đình ở TP HCM có thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng cũng khó có đủ khả năng để mua nhà. Vậy, Bộ Xây dựng đã bao giờ tính đến phương án không chỉ đóng vai trò của Nhà nước là trung gian môi giới, mà nên quan tâm hơn tới người dân, đảm bảo công bằng, minh bạch hơn, chẳng hạn nên có một chính sách giá nhà chung, không để chỗ này 12 triệu, chỗ kia 15 triệu...? Về đề xuất này, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, hiện nay, nguồn lực của nhà nước còn hạn chế, chưa đủ sức để bỏ tiền ngân sách ra xây nhà ở xã hội cho người dân theo một mức giá đồng nhất mà chúng ta phải phát triển nhà ở xã hội theo hướng huy động nguồn lực tổng thể của toàn xã hội, trong đó tạo cơ chế ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng nhà ở xã hội. “Vì vậy, dù nhà nước không thu tiền sử dụng đất nhưng doanh nghiệp phải tự lo phần quỹ đất của dự án bằng cách đi đền bù, giải phóng mặt bằng. Nói cách khác, doanh nghiệp phải mua lại quyền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân. Và tại các địa điểm vị trí khác nhau, với điều kiện hạ tầng khác nhau thì chi phí về tiền đất của các dự án cũng khác nhau. Cộng với việc các thiết kế và cái mức độ hoàn thiện căn hộ khác nhau, dẫn tới giá bán của các dự án là cũng khác nhau. Cho nên, vấn đề của người dân là tự cân đối cái năng lực tài chính của mình, điều kiện ăn ở và làm việc của mình để lựa chọn dự án có quy mô và giá cả phù hợp” – Thứ trưởng Nam cho biết. Trước thắc mắc của độc giả về đối tượng thu nhập thấp được vay tiền mua nhà trong gói 30.000 tỷ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh: “Có 2 đối tượng được vay tiền mua nhà trong gói 30.000 tỷ đồng. Thứ nhất là người thuộc diện thu nhập thấp, những người này là chỉ cần có hợp đồng đã ký với doanh nghiệp bán nhà thu nhập thấp là đủ điều kiện nộp hồ sơ ra ngân hàng vay tiền. Khi ra ngân hàng, cần có thêm điều kiện là có khả năng trả nợ ngân hàng. Để có được hợp đồng mua bán nhà thu nhập thấp phải có đủ yếu tố khó khăn về thu nhập, nhà ở. Đối với những người mua nhà thương mại dưới 70m2 và có giá trị dưới 15 tr đồng/m2 thì đối tượng này cũng được vay và phân làm 2 nhóm. Nếu là công chức, viên chức nhà nước, hưởng lương ngân sách nhà nước thì chỉ cần lấy xác nhận của cơ quan nơi đang công tác về điều kiện ở. Đối với những người làm công ăn lương ở các doanh nghiệp, làm nghề tự do, người lao động ngoài không ăn lương nhà nước thì phải có giấy xác nhận của UBND phường, nơi mình cư trú về việc khó khăn về nơi cư trú. “Cái khó ở chỗ là chứng minh được năng lực trả nợ hoặc bằng nguồn thu nhập ổn định, hoặc bằng tài sản thế chấp” – Thứ trưởng Nam thẳng thắn cho biết. Trong khi đó, giải đáp lo lắng của độc giả Trần Minh Tuấn cho rằng, việc tập trung nhà thu nhập thấp quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa trong 2-3 năm tới. Khi đó sẽ có tình trạng chuyển nhượng nhà trái phép. Bộ Xây dựng có biện pháp gì để xử lý nếu vi phạm xảy ra?
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau 2 tháng triển khai, tính đến ngày 13/8, các ngân hàng đã cam kết cho vay 219 khách hàng cá nhân với số tiền 65,57 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 208 khách hàng với dư nợ 48,92 tỷ đồng.
Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng cá nhân lớn nhất (chiếm tỷ trọng 29,25% toàn quốc), tiếp theo là Hà Nội (28,58%), Vĩnh Phúc (11,85%), TP.Hồ Chí Minh (10,51%), còn lại 19,81% ở các tỉnh, thành phố khác.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có số khách hàng cá nhân thuộc diện vay hỗ trợ nhà ở lớn nhất với tổng vốn cam kết 23,8 tỷ đồng. Nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mới là ngân hàng có tốc độ giải ngân nhanh nhất, đạt gần 100%. Còn Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị duy nhất chưa giải ngân cho khách hàng nào (mặc dù có cam kết cho vay 2,7 tỷ đồng với 11 khách hàng).
Hiện nay, Đà Nẵng là thành phố cho vay hỗ trợ nhà ở đối với khách hàng cá nhân lớn nhất (chiếm tỷ trọng 29,25% toàn quốc), tiếp theo là Hà Nội (28,58%), Vĩnh Phúc (11,85%), TP.Hồ Chí Minh (10,51%), còn lại 19,81% ở các tỉnh, thành phố khác.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có số khách hàng cá nhân thuộc diện vay hỗ trợ nhà ở lớn nhất với tổng vốn cam kết 23,8 tỷ đồng. Nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mới là ngân hàng có tốc độ giải ngân nhanh nhất, đạt gần 100%. Còn Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị duy nhất chưa giải ngân cho khách hàng nào (mặc dù có cam kết cho vay 2,7 tỷ đồng với 11 khách hàng).
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, thứ nhất, hiện nay theo điều tra khảo sát của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh thành phố thì nhu cầu nhà thu nhập thấp là rất lớn. Ví dụ, riêng tại các khu vực đô thị đã có khoảng 1.750.000 người có khó khăn về nhà ở, khoảng 1,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là ở TP HCM và Hà Nội. Ở Hà Nội, theo tổng hợp nhu cầu có khoảng 110.000 căn, TP HCM có 134.000 căn, Bình Dương là 104.000 căn, Đồng Nai là 95.000 căn. Trong khi đó, ví dụ ở Hà Nội, tổng các dự án nhà ở xã hội cộng lại được khoảng 15.000 căn. Khó khăn cơ bản là thiếu nguồn cung, Bộ Xây dựng và chính quyền các cấp đang tập trung vào thúc đẩy giải quyết khó khăn về trình tự thủ tục để đẩy mạnh tăng trưởng nguồn cung về nhà ở xã hội nên không có chuyện dư thừa. Trong quy định hiện hành, các nhà ở xã hội chỉ được quyền giao dịch tự do sau 10 năm, sắp tới giảm xuống sau 5 năm. Những ai chuyển nhượng trái pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đã có 208 cá nhân vay được tiền theo gói 30.000 tỷ đồng, Trước câu hỏi nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Xây dựng khi mới đây Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc giải ngân hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nhà trên thị trường, tiền phía Ngân hàng đã luôn sẵn sàng rồi, chỉ là do thiếu hàng, tức là nguồn cung nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, nhà xã hội hiện vẫn rất thấp. Như vậy, để người dân khó có cơ hội sở hữu nhà giá rẻ nhanh nhất là do lỗi từ phía Bộ Xây dựng? Bộ đã có giải pháp gì chưa cho việc thúc đẩy nguồn hàng? Trả lời câu hỏi này Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, như tôi đã nói ở trên, vấn đề mấu chốt là phải tập trung tăng nguồn cung, hiện nay nguồn cung còn đang ít, và các trình tự thủ tục để khởi công dự án nhà ở xã hội còn đang có trở ngại. Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư hướng dẫn số 02 của Bộ Xây dựng về việc chuyển đổi nhà ở sang nhà ở xã hội mới 5 tháng mà Bộ Xây dựng giới thiệu được 59 dự án sang ngân hàng thì cũng không phải là ít. Mà mới có 1 dự án vay được tiền. Nên vấn đề ở đây là Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đẩy mạnh hơn tiến độ giải ngân cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi công và hoàn thành xây dựng phần móng để có thể tiến hành làm hợp đồng. “Nhân đây tôi xin cung cấp thông tin, cho đến ngày 13/8, số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân được cho 208 hộ gia đình cá nhân vay tiền theo gói 30.000 tỷ đồng, với tổng sổ tiền là 49 tỷ đồng. So sánh với thời hạn chốt ngày 30/6 mới có 19 khách hàng vay được 3,46 tỷ đồng, thì con số tăng lên hàng ngày. Chúng tôi hy vọng, khi một số dự án đủ điều kiện bán hàng, số tiền được giải ngân sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay” – Thứ trưởng Nam cho biết thêm. Trước thắc mắc của nhiều doanh nghiệp cho rằng gặp khó khi tiếp cận gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho đến nay, "theo thông tin tôi mới nhận được ngân hàng nhà nước mới xác nhận vốn vay cho 2 doanh nghiệp ở TP HCM và Huế. Trong đó, mới có 1 doanh nghiệp được giải ngân. Vậy nên việc của các ngân hàng là thẩm định tính hiệu quả cụ thể của dự án, cũng như là năng lực, phương án trả nợ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tự cho vay". Theo báo cáo của ngân hàng, trong tháng 8, các ngân hàng đang tích cực có thẩm định để trong cuối tháng 8 có doanh nghiệp được thẩm định và được giải ngân. Về phía các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thông tư, quy định để chuẩn bị thật tốt bộ hồ sơ thuyết phục ngân hàng trong vấn đề vay vốn. Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thành lập các tổ công tác đi đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn của ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình thẩm định và cho vay. Về điều kiện xét duyệt các doanh nghiệp vào diện được vay vốn, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết trước hết Bộ Xây dựng sẽ thẩm định tính pháp lý của hồ sơ và uy tín. Dựa trên 3 tiêu chí: thứ nhất là có dự án về nhà ở thu nhập thấp đã được phê duyệt, thứ 2 là có đất sạch, đã được giải phóng mặt bằng, thứ 3 là có quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền.
Đã có 208 cá nhân vay được tiền theo gói 30.000 tỷ đồng, Trước câu hỏi nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Xây dựng khi mới đây Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc giải ngân hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung nhà trên thị trường, tiền phía Ngân hàng đã luôn sẵn sàng rồi, chỉ là do thiếu hàng, tức là nguồn cung nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, nhà xã hội hiện vẫn rất thấp. Như vậy, để người dân khó có cơ hội sở hữu nhà giá rẻ nhanh nhất là do lỗi từ phía Bộ Xây dựng? Bộ đã có giải pháp gì chưa cho việc thúc đẩy nguồn hàng? Trả lời câu hỏi này Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, như tôi đã nói ở trên, vấn đề mấu chốt là phải tập trung tăng nguồn cung, hiện nay nguồn cung còn đang ít, và các trình tự thủ tục để khởi công dự án nhà ở xã hội còn đang có trở ngại. Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư hướng dẫn số 02 của Bộ Xây dựng về việc chuyển đổi nhà ở sang nhà ở xã hội mới 5 tháng mà Bộ Xây dựng giới thiệu được 59 dự án sang ngân hàng thì cũng không phải là ít. Mà mới có 1 dự án vay được tiền. Nên vấn đề ở đây là Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đẩy mạnh hơn tiến độ giải ngân cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi công và hoàn thành xây dựng phần móng để có thể tiến hành làm hợp đồng. “Nhân đây tôi xin cung cấp thông tin, cho đến ngày 13/8, số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân được cho 208 hộ gia đình cá nhân vay tiền theo gói 30.000 tỷ đồng, với tổng sổ tiền là 49 tỷ đồng. So sánh với thời hạn chốt ngày 30/6 mới có 19 khách hàng vay được 3,46 tỷ đồng, thì con số tăng lên hàng ngày. Chúng tôi hy vọng, khi một số dự án đủ điều kiện bán hàng, số tiền được giải ngân sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay” – Thứ trưởng Nam cho biết thêm. Trước thắc mắc của nhiều doanh nghiệp cho rằng gặp khó khi tiếp cận gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho đến nay, "theo thông tin tôi mới nhận được ngân hàng nhà nước mới xác nhận vốn vay cho 2 doanh nghiệp ở TP HCM và Huế. Trong đó, mới có 1 doanh nghiệp được giải ngân. Vậy nên việc của các ngân hàng là thẩm định tính hiệu quả cụ thể của dự án, cũng như là năng lực, phương án trả nợ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tự cho vay". Theo báo cáo của ngân hàng, trong tháng 8, các ngân hàng đang tích cực có thẩm định để trong cuối tháng 8 có doanh nghiệp được thẩm định và được giải ngân. Về phía các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thông tư, quy định để chuẩn bị thật tốt bộ hồ sơ thuyết phục ngân hàng trong vấn đề vay vốn. Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thành lập các tổ công tác đi đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn của ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình thẩm định và cho vay. Về điều kiện xét duyệt các doanh nghiệp vào diện được vay vốn, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết trước hết Bộ Xây dựng sẽ thẩm định tính pháp lý của hồ sơ và uy tín. Dựa trên 3 tiêu chí: thứ nhất là có dự án về nhà ở thu nhập thấp đã được phê duyệt, thứ 2 là có đất sạch, đã được giải phóng mặt bằng, thứ 3 là có quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền.
Hoàng Lực (TH)