Uống thuốc Nam bán dạo bị tử vong vì ngộ độc hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là mẹt thuốc như vậy bày bán đầy ở các chợ quê.
Thuốc bổ… gây chết người! Ngày 20/11, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai (TT) tiếp nhận 2 trẻ em trong tình trạng nguy kịch vì ngộ độc chì. Đây là 2 chị em ruột con chị Thơm (Hải Hậu, Nam Định). Hiện bé gái 11 tuổi bị tổn thương não, la hét liên tục, đau bụng, tiểu tiện ra máu. Còn cháu trai 9 tuổi bị đau đầu, đau bụng. Một bé nhỏ tuổi nhất (4 tuổi) đã tử vong Theo chị Thơm, thấy con xanh xao, chán ăn, chị đã mua thuốc bổ của một người bán dạo ở chợ gần nhà cho cả nhà cùng uống. Sau 10 ngày uống thuốc, 3 đứa con chị đều có biểu hiện đau bụng, đau đầu. Gia đình đưa 3 con lên Bệnh viện Nhi T.Ư thì bác sĩ nghi uống phải thuốc nhiễm độc chì đã chuyển các cháu sang BV Bạch Mai. TS Phạm Duệ - Giám đốc TT cho biết đã chuyển hai cháu xuống khoa Nhi để điều trị tiếp.
Thuốc bổ… gây chết người! Ngày 20/11, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai (TT) tiếp nhận 2 trẻ em trong tình trạng nguy kịch vì ngộ độc chì. Đây là 2 chị em ruột con chị Thơm (Hải Hậu, Nam Định). Hiện bé gái 11 tuổi bị tổn thương não, la hét liên tục, đau bụng, tiểu tiện ra máu. Còn cháu trai 9 tuổi bị đau đầu, đau bụng. Một bé nhỏ tuổi nhất (4 tuổi) đã tử vong Theo chị Thơm, thấy con xanh xao, chán ăn, chị đã mua thuốc bổ của một người bán dạo ở chợ gần nhà cho cả nhà cùng uống. Sau 10 ngày uống thuốc, 3 đứa con chị đều có biểu hiện đau bụng, đau đầu. Gia đình đưa 3 con lên Bệnh viện Nhi T.Ư thì bác sĩ nghi uống phải thuốc nhiễm độc chì đã chuyển các cháu sang BV Bạch Mai. TS Phạm Duệ - Giám đốc TT cho biết đã chuyển hai cháu xuống khoa Nhi để điều trị tiếp.
Những mẹt thuốc Nam bán dạo ở chợ Giá (Thủy Nguyên, Hải Phòng). |
Cuối tháng 10 vừa qua, TT cũng đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam bôi miệng, do gia đình mua từ các thầy lang vườn. Theo TS Phạm Duệ, sở dĩ một số loại thuốc cam, thuốc bổ bán dạo bị nhiễm độc chì là do các lang băm (không có giấy phép hành nghề) học lỏm được vài bài thuốc, cho chu sa (thần sa), hùng hoàng… vào trong thuốc. Đây là các loại quặng kim loại, có chứa chì, thủy ngân, asen… và khi dùng (uống, bôi...), chất độc hấp thu vào trong máu gây ngộ độc. Với chì, nồng độ máu bình thường dưới 10 microgam/dl. Nhiễm chì với nồng độ lớn hơn hoặc bằng 10 microgam/dl mới có các biểu hiện, triệu chứng của ngộ độc chì. Trẻ em bị ngộ độc chì thường bị tổn hại hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên gây co giật, rối loạn hành vi, mất trí nhớ, cơ bắp bị co rút, bại liệt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngộ độc chì nhẹ với các biểu hiện mơ hồ như còi cọc, gầy yếu, chậm lớn thì nhiều bố mẹ không biết. "Kể cả đã được giải độc thì trẻ em bị ngộ độc chì vẫn có thể bị di chứng lâu dài như: Gầy yếu, kém phát triển trí tuệ" - TS Duệ cho biết. Ngoài ra còn một số kim loại nặng như asen có trong thạch tín cũng thường được "lang băm" sử dụng, gây ngộ độc cấp.
Thuốc bán đầy ở các chợ quê Từ Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi ngược về các chợ quê và nhận thấy rất nhiều chợ có các mẹt thuốc Nam bán công khai. Tại Hải Phòng, các mẹt thuốc này được bày bán nhiều nhất, mỗi mẹt chỉ đơn giản với chục loại thuốc "hầm bà làng" bày trên chiếc mẹt hay tấm nylon. Thế là một "hiệu thuốc" có thể hành nghề. Thường là những thuốc rởm, thuốc không bảo đảm và không có giấy phép mới đi bán dạo. Tuyệt đối bà con không nên uống các loại thuốc này - TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Đến chợ Hàng (chợ phiên ở Hải Phòng), chợ Giá (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), người ta dễ dàng thấy hàng chục "cửa hàng" thuốc chữa bệnh với đủ các loại "trên trời, dưới biển", từ các loại thuốc bằng rễ, cây, củ, quả, đến các loại côn trùng, động vật… được quảng cáo với các công hiệu như: Chữa bỏng, biếng ăn, tiêu hóa, đau đầu, xương khớp, trĩ, bệnh ngoài da, bổ thận tráng dương… Hoạt động mua bán thuốc mẹt diễn ra bình thường như người ta mua bán mớ rau, con cá. Người mua chỉ cần kể bệnh là người bán đưa ngay thuốc và hướng dẫn cách sử dụng. Lương y Đỗ Huy Tố, ở phường Bắc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng phân tích: "Do cả người bán và người mua đều thiếu hiểu biết, nên việc mua bán thuốc chủ yếu dựa trên… niềm tin. Bệnh nhân thường phó mặc tính mạng vào lời quảng cáo của những "ông lang, bà lang". Người bán thuốc mẹt có thể trộn đủ loại thuốc thành hỗn hợp không theo tỷ lệ nào cả, nên người bệnh uống, bôi dễ ngộ độc, nhẹ thì dị ứng, thậm chí chết người". Thực tế, các bệnh viện ở Hải Phòng đã tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc các loại thuốc uống, bôi… bán dạo. Bác sĩ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng Trần Hoài Nam cho biết: "Từ đầu năm tới nay, khoa Hồi sức cấp cứu nội tiếp nhận điều trị cho một số ca bị ngộ độc thuốc Nam. Những trường hợp này có triệu chứng nôn mửa, đau bụng dữ dội, khó thở, sau khi xét nghiệm chủ yếu bệnh nhân bị tổn thương về thận, đường tiêu hóa". Tuy nhiên, những mẹt thuốc dạo này hầu như không bị kiểm soát. Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hải Phòng Đào Việt Hải cho biết: Các hiệu thuốc mẹt ở chợ chưa có đăng ký hành nghề và cũng không ai có bằng cấp gì. Họ bán thuốc như vậy là vi phạm quy định về hành nghề y dược. Hàng năm Sở có đi kiểm tra các cơ sở đông y và đã xử phạt một số cơ sở vi phạm theo Điều 1, Nghị định 45 của Chính phủ, còn các hàng bán thuốc mẹt ở các chợ thì chưa kiểm tra đến nên chất lượng của những thuốc mẹt này là rất khó kiểm soát.
Thuốc bán đầy ở các chợ quê Từ Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi ngược về các chợ quê và nhận thấy rất nhiều chợ có các mẹt thuốc Nam bán công khai. Tại Hải Phòng, các mẹt thuốc này được bày bán nhiều nhất, mỗi mẹt chỉ đơn giản với chục loại thuốc "hầm bà làng" bày trên chiếc mẹt hay tấm nylon. Thế là một "hiệu thuốc" có thể hành nghề. Thường là những thuốc rởm, thuốc không bảo đảm và không có giấy phép mới đi bán dạo. Tuyệt đối bà con không nên uống các loại thuốc này - TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Đến chợ Hàng (chợ phiên ở Hải Phòng), chợ Giá (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), người ta dễ dàng thấy hàng chục "cửa hàng" thuốc chữa bệnh với đủ các loại "trên trời, dưới biển", từ các loại thuốc bằng rễ, cây, củ, quả, đến các loại côn trùng, động vật… được quảng cáo với các công hiệu như: Chữa bỏng, biếng ăn, tiêu hóa, đau đầu, xương khớp, trĩ, bệnh ngoài da, bổ thận tráng dương… Hoạt động mua bán thuốc mẹt diễn ra bình thường như người ta mua bán mớ rau, con cá. Người mua chỉ cần kể bệnh là người bán đưa ngay thuốc và hướng dẫn cách sử dụng. Lương y Đỗ Huy Tố, ở phường Bắc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng phân tích: "Do cả người bán và người mua đều thiếu hiểu biết, nên việc mua bán thuốc chủ yếu dựa trên… niềm tin. Bệnh nhân thường phó mặc tính mạng vào lời quảng cáo của những "ông lang, bà lang". Người bán thuốc mẹt có thể trộn đủ loại thuốc thành hỗn hợp không theo tỷ lệ nào cả, nên người bệnh uống, bôi dễ ngộ độc, nhẹ thì dị ứng, thậm chí chết người". Thực tế, các bệnh viện ở Hải Phòng đã tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc các loại thuốc uống, bôi… bán dạo. Bác sĩ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng Trần Hoài Nam cho biết: "Từ đầu năm tới nay, khoa Hồi sức cấp cứu nội tiếp nhận điều trị cho một số ca bị ngộ độc thuốc Nam. Những trường hợp này có triệu chứng nôn mửa, đau bụng dữ dội, khó thở, sau khi xét nghiệm chủ yếu bệnh nhân bị tổn thương về thận, đường tiêu hóa". Tuy nhiên, những mẹt thuốc dạo này hầu như không bị kiểm soát. Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hải Phòng Đào Việt Hải cho biết: Các hiệu thuốc mẹt ở chợ chưa có đăng ký hành nghề và cũng không ai có bằng cấp gì. Họ bán thuốc như vậy là vi phạm quy định về hành nghề y dược. Hàng năm Sở có đi kiểm tra các cơ sở đông y và đã xử phạt một số cơ sở vi phạm theo Điều 1, Nghị định 45 của Chính phủ, còn các hàng bán thuốc mẹt ở các chợ thì chưa kiểm tra đến nên chất lượng của những thuốc mẹt này là rất khó kiểm soát.
Pha dầu hỏa với... thuốc Nam
Về việc gia đình chị Thơm (xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định) bị nhiễm độc chì, trao đổi với NTNN ngày 24.11, bà Đặng Thị Minh – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết: Khi nhận được tin, Phòng Y tế huyện Hải Hậu đã điều tra sơ bộ, kết quả là chồng chị Thơm nhận anh ta có pha dầu hỏa vào một số loại lá, thuốc khác để cả nhà (2 vợ chồng và 3 con) cùng uống để chữa bệnh. Bà Minh khẳng định đang cử cán bộ y tế phối hợp với công an điều tra cặn kẽ, xác minh các thành phần của “thuốc tự chế” xem ngoài nguyên nhân ngộ độc do dầu hoả còn có nguyên nhân do thuốc nhiễm chì hay không, sau đó sẽ chỉ đạo cụ thể và đề nghị xử lý theo đúng pháp luật.
Theo Dân Việt