Ảnh: Bí ẩn giáo phái ăn thịt người tại Ấn Độ

03/03/2015 10:20
Nguyễn Hường
(GDVN) - Các tu sĩ giáo phái Aghori thường sống xung quanh khu vực hỏa táng bên dòng sông Hằng và thực hiện các nghi lễ ăn thịt người.

Tại Ấn Độ tồn tại một nhóm tu sĩ bí ẩn sống lang bạt được gọi là Aghori. Những tu sĩ này tôn thờ lễ ăn thịt người Varasani nên thường sống gần các nghĩa trang để tìm kiếm cái họ gọi là "sự giác ngộ tâm linh".

Người Ấn Độ tin rằng các tu sĩ Aghori có khả năng dự đoán tương lai.
Người Ấn Độ tin rằng các tu sĩ Aghori có khả năng dự đoán tương lai.

Những hình ảnh hiếm hoi về các tu sĩ Aghori do nhiếp ảnh gia người Ý Cristiano Ostinelli thực hiện trong thời gian sống cùng họ vừa được công bố trên tờ Daily Mail cho thấy một góc khuất trong đời sống tâm linh tại Ấn Độ.

Những tu sĩ Aghori sống quanh quẩn các địa điểm hỏa táng và các nghĩa địa.
Những tu sĩ Aghori sống quanh quẩn các địa điểm hỏa táng và các nghĩa địa.

Đặc điểm nhận dạng các tu sĩ Aghori là họ thường phủ khắp mình thứ bột màu trắng, quấn quanh đầu và cổ vô số tràng hạt và thường sống quanh quẩn trong các khu hỏa táng bên sông Hằng.

Họ ăn xác người, thậm chí uống nước tiểu và ăn phân người để hy vọng đạt được cái họ xem là sự giác ngộ về tâm linh.
Họ ăn xác người, thậm chí uống nước tiểu và ăn phân người để hy vọng đạt được cái họ xem là sự giác ngộ về tâm linh.

Các tu sĩ Aghori không mặc quần áo hoặc mặc rất ít vì muốn thể hiện cơ thể người ở dạng "tinh khiết nhất" của nó.

Các tu sĩ còn uống rượu bằng sọ người và cắn đầu động vật sống trong các nghi lễ huyền bí.
Các tu sĩ còn uống rượu bằng sọ người và cắn đầu động vật sống trong các nghi lễ huyền bí.

Những tu sĩ này tin rằng thịt và máu chỉ là những thứ nhất thời và xác thịt là những thứ phù du.

Một tu sĩ Aghori sử dụng rượu và cần sa để đạt đến cái gọi là sự giác ngộ.
Một tu sĩ Aghori sử dụng rượu và cần sa để đạt đến cái gọi là sự giác ngộ.

Do đó, họ thường sống xung quanh khu vực hỏa táng bên dòng sông Hằng và thực hiện các nghi lễ ăn thịt người chết không được hỏa táng, uống rượu từ sọ người, nhai đầu động vật sống và ngồi trên các ngôi mộ để tìm kiếm "sự giác ngộ về tâm linh".

Giáo phái Aghori có nguồn gốc từ một giáo sĩ sống ở thế kỷ 17 tên là Baba Kinaram, người được cho là đã sống đến 170 tuổi. 

Theo nhiếp ảnh gia Ostinelli, có một bức màn bí ẩn lớn xung quanh các tu sĩ Aghori khiến người Ấn Độ cảm thấy sợ họ. Người Ấn Độ tin rằng các tu sĩ Aghori sở hữu một sức mạnh siêu nhiên như có thể dự đoán được tương lai, đi bộ trên mặt nước và có thể đưa ra những lời tiên tri hắc ám.

Hiện còn khoảng 20 tu sĩ Aghori đang sống ở Ấn Độ, chủ yếu tại Varasani, nhưng trong thế kỷ 19 họ có hàng trăm tín đồ.
Hiện còn khoảng 20 tu sĩ Aghori đang sống ở Ấn Độ, chủ yếu tại  Varasani, nhưng trong thế kỷ 19 họ có hàng trăm tín đồ.

Nhưng các tu sĩ Aghori trên thực tế đã sử dụng một hỗn hợp của cần sa, rượu và cái họ gọi là "thiền định" để giúp họ đạt tới cảnh giới gần hơn với vị thần Shiva mà họ tôn kính.  

Các tu sĩ Aghori tôn thờ thần Shiva.
Các tu sĩ Aghori tôn thờ thần Shiva.

Các tu sĩ Aghori cũng tin rằng những nghi lễ bị mọi người xem là cấm kỵ hoặc phản cảm giúp họ đạt được sự giác ngộ.

Các tu sĩ Aghori tìm kiếm sự giác ngộ từ những gì mọi người xem là cấm kỵ và phản cảm.
Các tu sĩ Aghori tìm kiếm sự giác ngộ từ những gì mọi người xem là cấm kỵ và phản cảm.

Theo nhiếp ảnh gia người Ý, giáo phái Aghori có nguồn gốc từ một giáo sĩ sống ở thế kỷ 17 tên là Baba Kinaram, người được cho là đã sống đến 170 tuổi. Hiện còn khoảng 20 tu sĩ Aghori đang sống ở Ấn Độ, chủ yếu tại Varasani.

Chân dung một trong số ít các tu sĩ Aghori còn tồn tại.
Chân dung một trong số ít các tu sĩ Aghori còn tồn tại.
Tu sĩ Aghori mặc rất ít quần áo để thể hiện "sự tinh khiết" của cơ thể người.
Tu sĩ Aghori mặc rất ít quần áo để thể hiện "sự tinh khiết" của cơ thể người.
Họ xem xác thịt là những thứ phù du nên chọn sống ở nghĩa địa và ăn thịt người.
Họ xem xác thịt là những thứ phù du nên chọn sống ở nghĩa địa và ăn thịt người.
Một nữ tu Aghori.
Một nữ tu Aghori.
Nguyễn Hường