Bác sỹ từ Canada “vạch trần” trách nhiệm của FV về cái chết ông Kiên

13/09/2012 13:44
Độc giả: Dr. Tony Tuan Nguyen
(GDVN) - Bức thư đầy tâm huyết được gửi từ Canada của một bác sỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam và khá hiểu biết về phẫu thuật nội soi, với mong muốn phản biện lại những phát ngôn bất nhất của TGĐ bệnh viện FV xung quanh cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên.

LTS:
Mặc dù đã có kết luận của Sở Y tế TP.HCM  về nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên, tuy nhiên ngay sau đó ông
Jean Marcel Guillon - TGĐ bệnh viện Pháp – Việt (FV), đã đăng đàn tuyên bố “không đồng tình” với kết luận này. Trong khi sự việc đang gây nhiều tranh cãi và xôn xao dư luận, tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam nhận được lá thư đầy tâm huyết của một bác sỹ gửi từ Canada “bóc tách” nhiều thông tin liên quan trong vụ kiện này.

Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải nguyên văn nội dung lá thư này.
“Kính gửi: Ban biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Tôi tên Tony Tuan Nguyen. Hiện ở tại: 3xxx. Oakglade crescent, Mississauga, On, Canada. Điện thoại: Nhà riêng : (416) 900-9xxx – Di Động : ( 647 ) 719-xxx8 Là bác sĩ đã có thời gian công tác khá dài ở Việt Nam và cũng hiểu biết khá rõ về phẫu thuật nội soi tổng quát cũng như và từng gặp khá nhiều trường hợp tương tự bệnh nhân Mai Trung Kiên, với tư cách là một người dân, tôi xin nêu một số ý kiến phản biện với những phát ngôn của ông Jean Marcel Guillon - CEO bệnh viện FV và các đồng nghiệp tại bệnh viện FV. TP.HCM như sau (tôi xin phép chỉ lược ghi 1 số điểm cần lưu ý):1. Về “phản pháo” của ông Jean Ông Jean đã phát biểu: "Thứ nhất, ông Kiên đang bị loãng máu, không thể phẫu thuật mở mà phải dùng phương pháp nội soi. Phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Tim Tâm Đức chỉ có các máy móc, thiết bị dùng cho phẫu thuật tim".
Trong lá thư gửi về từ Canada, bác sỹ Tony Tuan Nguyen đã phản biện lại các ý kiến của TGĐ bệnh viện FV. Ông Tony cho rằng: các bác sỹ FV đã quá chủ quan.
Trong lá thư gửi về từ Canada, bác sỹ Tony Tuan Nguyen đã phản biện lại các ý kiến của TGĐ bệnh viện FV. Ông Tony cho rằng: các bác sỹ FV đã quá chủ quan.
Thưa bạn Jean – Marcel Guillon, một khi bệnh nhân đã bị xuất huyết nội sau phẫu thuật (nhất là phẫu thuật nội soi ) thì phải tiến hành ngay các biện pháp xác định vị trí chảy máu để cầm máu....., mà điều này làm tốt nhất là phải tiến hành mổ hở vì khi ấy phẩu thuật viên sẽ kiểm soát tốt nhất phẫu trường… chứ chẳng ai dại gì mà cứ loay hoay với phẫu thuật nội soi để cầm máu đâu! Bài học xương máu này đã từng có một đồng nghiệp là PGS.TS đầu ngành phẫu thuật nội soi ở Việt Nam mắc sai lầm cho một ca bệnh ở Hoàn Mỹ TP.HCM cách đây 7 năm, mà bất kỳ phẫu thuật viên nội soi nào cũng rất lưu ý khi học bài học vỡ lòng về phẫu thuật viên nội tổng quát!2. Về mặt chuyên môn đã khá rõ ràng khi Sở Y tế đã kết luận. Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Jean – Marcel Guillon đã nói: “Các chỉ số tim của bệnh nhân đo được rất cao và bất thường. Bệnh nhân từng mổ cầu tim 4 lần ở Thái Lan. 2 năm nay ông Kiên không uống thuốc chống đông máu mà lẽ ra người bị bệnh như ông ta phải uống. Từ những căn cứ trên, chúng tôi cho rằng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, lập tức cho uống thuốc chống đông máu để động mạch ở tim không bị tắc”. Cũng chính vì uống thuốc chống đông máu, máu bệnh nhân bị loãng và làm chảy máu vết mổ chứ không phải vết mổ tự biến chứng gây chảy máu. a. Cho dù là bệnh nhân Kiên có tiền sử tim mạch nhưng không dùng thuốc chống đông 2 năm nay cũng là lẽ thường tình chứ không thể nhất định phải uống chống đông một khi bệnh nhân vẫn kiểm tra thường xuyên và không có vấn đề gì về tim mạch trước khi phẫu thuật. Phải đảm bảo an toàn về tim mạch khi gây mê, hồi sức... thì FV mới dám phẫu thuật chứ, đúng không?! b. Không thể chỉ vì uống thuốc chống đông mà làm loãng máu, gây chảy máu vết mổ ? Tại sao anh không nghĩ là do thao tác hoặc khâu nối vết mổ là 1 trong những nguy cơ rất lớn cho việc chảy máu trong của vết mổ trong phẫu thuật nội soi, sau đó việc xử lý cho uống thuốc chống đông sẽ làm chảy máu ào ạt hơn mà bản thân bác sỹ phẫu thuật vì quá chủ quan không nghĩ là có thể chảy máu mặc dù bệnh nhân đã nói là có triệu chứng đau bụng (chứ không giống những triệu chứng như đau tim trước đó vì bệnh nhân cũng là người có hiểu biết về ngành Y). Nói chung, tôi nghĩ, bác sỹ quá chủ quan. c. Vấn đề quan trọng là sự bảo thủ của bác sỹ phẫu thuật, không chịu tiến hành mổ hở cấp cứu ngay để tìm vị trí chảy máu....(có lẽ do ở Việt Nam các bác sỹ rất ngại tai tiếng là chuyên môn kém khi đã mổ nội soi thất bại phải chuyển sang mổ hở cho bệnh nhân là điều tối kỵ chăng?!).
"Vấn đề quan trọng là sự bảo thủ của bác sỹ phẫu thuật, không chịu tiến hành mổ hở cấp cứu ngay để tìm vị trí chảy máu..." đã gây nên cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên - theo ý kiến của ông Tony Tuan Nguyen (Ảnh: Công văn kết luận của Sở Y tế Tp.HCM).
"Vấn đề quan trọng là sự bảo thủ của bác sỹ phẫu thuật, không chịu tiến hành mổ hở cấp cứu ngay để tìm vị trí chảy máu..." đã gây nên cái chết của bệnh nhân Mai Trung Kiên - theo ý kiến của ông Tony Tuan Nguyen (Ảnh: Công văn kết luận của Sở Y tế Tp.HCM).
Trong biên bản buổi làm việc giữa 2 bên có chữ ký của ông TGĐ bệnh viện FV: FV đã thừa nhận sai sót về chuyên môn của mình. Tuy nhiên, không hiểu về lý do gì, sau đó, bệnh viện này đã "quay ngoắt" 180 độ.
Trong biên bản buổi làm  việc giữa 2 bên có chữ ký của ông TGĐ bệnh viện FV: FV đã thừa nhận sai sót  về chuyên môn của mình. Tuy nhiên, không hiểu về lý do gì, sau đó, bệnh viện này đã "quay ngoắt" 180 độ.
Và cũng có thể là cả êkip của FV chưa đủ kinh nghiệm để nhận định tình trạng chảy máu trong của bệnh nhân nên xử lý chậm chạp vấn đề cầm máu + truyền máu nên dẫn đến bệnh nhân tử vong do mất máu + trụy mạch… Không thể như ông Jean: “Chỉ số máu của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật là 10,3 gram, lúc phát hiện chảy máu trong là 8,1 gram. Tức là ông Mai Trung Kiên chỉ mất khoảng 2 gram máu thì không thể tử vong vì mất máu được”. Nói như thế này là hoàn toàn thiếu khoa học, 1 khi đã chảy máu trong + bệnh nhân di chuyển + thuốc chống đông... thì chỉ trong tích tắc bệnh nhân hoàn toàn có thể mất máu và trụy mạch ngay. Qua thư này, tôi cũng muốn nói một vài lời chia sẻ rằng: Thật sự chuyện cũng đã qua rồi, người chết không thể sống lại, vấn đề là nếu anh bác sỹ biết mình sai thì nên có thái độ đối nhân đúng mực để gia đình thân nhân không phải tức giận. Chắc có lẽ thời gian sẽ giúp gia đình thân nhân nguôi ngoa, chứ đối kháng kiểu này thì cũng rất mệt mỏi và chiếu theo luật pháp Việt Nam thì hoàn toàn có thể khởi tố hình sự được, có nghĩa là sẽ không được hành nghề... Điều này thì chẳng ai muốn chỉ vì một lúc sơ sẩy!. Thân !
Canada 13/9/2012
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả: Dr. Tony Tuan Nguyen