Phát biểu tại Hội nghị dân vận toàn quốc vào sáng 27/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến vai trò hết sức quan trọng của công tác dân vận trong bối cảnh hiện nay.
Tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ lịch sử, Tổng Bí thư khẳng định.
Lời dạy của Bác Hồ: “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên." (Ảnh: baochinhphu.vn) |
Đề cập đến sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, Tổng Bí thư chỉ rõ: "Nhiều cán bộ các cấp các ngành còn tác phong quan liêu, gia trưởng độc đoán, thậm chí trù dập ức hiếp quần chúng…"; "Có người ăn chặn của dân, vòi vĩnh, đòi quà cáp, biếu xén.
Một số người có chức có quyền còn tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách ở địa phương nào, đơn vị nào thì như ông vua con, thậm chí có những cá nhân, tập thể bị trù dập, ức hiếp”.
Trước tình trạng đó, Tổng Bí thư nhắc lại bài học của cha ông “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước, nước có thể chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền được” và lời dạy của Bác Hồ: “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên."
Đó là những bài học không thể nào quên trong công tác dân vận.
Que diêm và rừng cỏ dại(GDVN) - Vì sao xuất hiện “một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm? |
Nhìn lại lịch sử cách mạng từ khi còn trứng nước rồi trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại, mọi thắng lợi của cách mạng đều xuất phát từ sức mạnh của nhân dân.
Dựa vào dân, lấy dân làm gốc là bài học đầu tiên cho công tác dân vận nhằm đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh vô biên đưa phong trào cách mạng đi đến bến bờ thắng lợi.
Còn nhớ thời máu lửa, cán bộ đảng viên sống hòa đồng với nhân dân theo phương châm "ba cùng": Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân.
Người dân lúc bấy giờ dù đói khổ, thiếu thốn trăm bề, thậm chí không có cơm ăn áo mặc nhưng vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, chở che cán bộ, một lòng gắn bó và hi sinh vì cách mạng, "Cắn đôi hạt muối chung đời cháo rau" (thơ Tố Hữu/Nước non ngàn dặm).
Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã khái quát thành thơ bài học xương máu về quan điểm nhân dân của người nghệ sĩ nói riêng và cán bộ cách mạng nói chung:
"Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu/Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/Của triệu người yêu dấu gian lao" (Xuân Diệu/Những đêm hành quân).
Bài học gần dân của một thời làm nên lịch sử, sao chúng ta có thể quên?
Bây giờ, cán bộ, đảng viên nhất là những người có tí chức quyền, xa dân quá.
Nói về cái sự xa rời dân, Tổng Bí thư chỉ rõ có những đảng viên coi thường quần chúng, không lắng nghe ý kiến quần chúng, không vận động quần chúng.
Một số cán bộ, công chức có quan hệ trực tiếp với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân, thiếu lễ độ với dân.
“Một số cán bộ, đảng viên nói quyền làm chủ của dân nhưng hô khẩu hiệu suông, không có hành động thiết thực”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Nhắc đến chuyện dân vận bỗng liên tưởng tới chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dân chúng trong mấy ngày vừa qua.
Ý Đảng và lòng dân(GDVN) - Mong rằng các đại biểu hãy là đại biểu của dân, do dân, vì dân để sáng suốt lựa chọn những cá nhân đủ tâm, tầm và tài đáp ứng đưa ý Đảng đến với lòng dân. |
Tại sao ông Obama, tổng thống nước Mỹ cách chúng ta nửa vòng Trái Đất, vốn là cựu thù của hơn 40 năm trước lại được dân chúng Việt Nam chào đón?
Gạt ra một bên vị thế của tổng thống cường quốc số 1 thế giới, có thể thấy, sự thân thiện, gần gũi, đồng cảm là bảo bối giúp ông Obama tiếp cận dễ dàng với người dân.
Nhìn ở góc độ này, quả thực ông Obama là bậc thầy trong công tác dân vận. Không lí thuyết suông, không ngôn từ bóng bẩy, ông đã chinh phục người dân ở một quốc gia khác bằng cử chỉ hành động thân thiện xuất phát từ cái tâm chân thật của mình.
Những gì mà ông Obama đã làm trong chuyến thăm Việt Nam trong 3 ngày từ 23-25/5 vừa qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Bài học gần dân, thân thiện với dân vì thế không có gì mới.
Thời đấu tranh cách mạng đầy gian khổ hi sinh, cán bộ đảng viên ta còn làm hơn thế. Chỉ có điều là chúng ta "ngủ" quá lâu sau chiến thắng, không ít cán bộ đảng viên đã sớm quên đi bài học xương máu đó, để bây giờ họ chỉ biết "quẩn quanh" trong phòng lạnh nơi công sở, một bước cũng xe đưa xe đón. Sự xa dân, coi thường dân của họ là điều dễ hiểu.
Một ông tổng thống nước cựu thù mà còn chinh phục được tình cảm của dân chúng, vậy mà chúng ta sống giữa lòng nhân dân lại không làm được điều tưởng như đơn giản đó?
Dân vận, không có cách nào khác là phải gần dân.
Hãy bỏ đi những thuyết lí, những khẩu hiệu suông, hãy bước ra khỏi phòng máy lạnh và xế hộp di động để hòa mình vào cuộc sống nhân dân, "cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu" với "triệu người yêu dấu gian lao".
Lúc ấy dân sẽ tin, sẽ yêu và hơn thế nữa.
Tài liệu tham khảo: