Báo Đức: Trung-Nga liên minh vũ trụ đối kháng phương Tây

Báo Đức: Nga-Trung chống phương Tây không phải là "tình yêu lãng mạn"

29/12/2014 09:05
Việt Dũng
(GDVN) - Báo Đức cho rằng hai bên liên minh để chống lại phương Tây, chỉ rõ Trung Quốc muốn "giao lưu" về trạm không gian, mua động cơ tên lửa đẩy.
Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga
Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 12 dẫn tờ tuần san "Gương sáng" Đức ngày 28 tháng 12 đăng bài viết "Đồng minh hàng không vũ trụ mới: Nga-Trung đối kháng thế giới" của tác giả Gerhard Kowalski.

Moscow và Bắc Kinh đang kết thành một đồng minh hàng không vũ trụ. Trong đó người đóng vai trò thúc đẩy là Nga, họ hy vọng cân bằng với hậu quả do sự trừng phạt của phương Tây.

Thế giới bắt đầu tái sắp xếp tổ chức. Điều này không chỉ xảy ra trên trái đất - nơi mọi người lo ngại lại rơi vào Chiến tranh Lạnh, mà còn xảy ra trên vũ trụ. Ở đó đang xuất hiện một loại liên minh mới: Một bên là mặt trận phương Tây gồm Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), bên kia là Nga và nước có đầy tham vọng Trung Quốc.

Liên minh Nga-Trung chống phương Tây hoàn toàn không phải xuất phát từ "tình yêu lãng mạn", mà là một cuộc "hôn nhân sáng suốt". Hai nước cần nhau, không chỉ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Kinh tế liên tục phát triển của Trung Quốc cần nguyên vật liệu và năng lượng của Nga cung cấp, Nga thì ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mong muốn đầu tư của Trung Quốc. Phương Tây trừng phạt đối Nga làm cho hai nước xích lại gần nhau hơn.

Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga
Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga

Hiện nay hai bên còn tồn tại một số vấn đề che giấu. Từ sau khi tên lửa đẩy Nga mang theo một máy thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc thất bại vào năm 2011, Trung Quốc đã băn khoăn về trình độ hàng không vũ trụ của Nga. Ngược lại, mấy chục năm qua Nga cũng luôn chỉ trích Trung Quốc sao chép công nghệ hàng không vũ trụ của họ.

Tuy nhiên, đến nay, hai bên đã có một sự khởi đầu mới. Cuối tháng 6, tại Hội chợ Trung-Nga lần đầu tiên tổ chức ở Cáp Nhĩ Tân, Phó thủ tướng Nga Rogozin phụ trách quân sự và không gian đã đem lại khởi đầu cho hợp tác hàng không vũ trụ hai nước. Sau khi kết thúc hợp tác vũ trụ với NASA, Rogozin mở cánh cửa cho "người bạn Trung Quốc". Hai bên hợp tác nghiên cứu vũ trụ, đặc biệt là "chuyến đi khám phá" mang con người lên mặt Trăng, sao Hỏa.

Cục trưởng Cục hàng không vũ trụ Nga cũng đã tiến hành nói rõ và cụ thể về vấn đề này. Trong Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014, ông đề xuất dự định trọng điểm hợp tác hàng không vũ trụ Nga-Trung với đồng nghiệp Trung Quốc.

Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga
Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga

Hiện nay, 90% linh kiện trong chương trình không gian của Trung Quốc là "made in China", mua của nước ngoài chỉ có 10%. Nga thì ngược lại. Do EU cấm vận công nghệ cao, Nga đang cân nhắc mua một số linh kiện của Trung Quốc.

Trong các lĩnh vực tiên tiến hơn như hàng không vũ trụ mang theo con người và dẫn đường không gian, Nga có triển vọng xây dựng kế hoạch chung với Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có ý định mua động cơ tên lửa đẩy của Nga.

Trung Quốc còn mời nhà du hành vũ trụ Nga thăm "Thiên Cung-1", tiến hành "giao lưu kinh nghiệm". Để "báo đáp", Nga có thể mời phía Trung Quốc tham quan Trạm không gian quốc tế, nhưng do Mỹ cấm chặt, người Trung Quốc hiện nay sẽ không thể bay lên Trạm không gian quốc tế.

Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga
Tên lửa đẩy hạng nặng mới Angara-A5 Nga
Việt Dũng