Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc |
Mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 21 tháng 12 đưa tin, châu Á - khu vực kinh tế sôi động nhất thế giới đang đối mặt với tình trạng căng thẳng an ninh trầm trọng hơn. Trung Quốc cho biết, trong "tranh chấp lãnh thổ", sự tự tin của họ không ngừng tăng lên. Đồng thời, họ đang từng bước mở rộng vai trò ảnh hưởng ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhật Bản thì đang nỗ lực thoát khỏi hạn chế của chính sách an ninh trước đây, đồng thời mở rộng mạnh phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ. Ở các khu vực của châu Á, các quốc gia có năng lực đều đang đầu tư rất nhiều cơ sở quân sự.
Theo bài viết, 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 3, ngân sách quốc phòng của Indonesia cũng đã tăng gấp đôi, Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nói tóm lại, khu vực này đang đứng trước mối đe dọa chạy đua vũ trang. Loại tình hình này cũng đã được hỗ trợ bởi năng lực tài chính. Loại năng lực tài chính này được tích lũy liên tục nhiều năm nhờ tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Rủi ro xảy ra xung đột quân sự ở châu Á đang tăng lên.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử |
Quy mô kinh tế của châu Á và các tuyến đường thương mại, cung ứng quan trọng có thể bị quấy rối - hiện trạng này có nghĩa là, châu Á xảy ra chiến tranh sẽ gây phá hoại đối với kinh tế toàn cầu. Mặc dù xung đột khu vực này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu, nhưng bất kể EU hay các nước châu Âu riêng lẻ, hiện đều không phát huy vai trò trong chính sách an ninh của châu Á. Rõ ràng, cuộc chiến xảy ra ở các đảo đá tại Viễn Đông là quá xa xôi, hơn nữa sẽ không xảy ra bất cứ hậu quả đặc biệt nào.
Trái lại, EU luôn đặt mối quan tâm vào vấn đề cấp bách xuất hiện ở xung quanh họ. Kết quả, tình hình hiện nay có thể có nghĩa là, châu Âu sẽ không phát huy vai trò trong vấn đề chính sách an ninh của châu Á. Chính giới châu Âu tồn tại một đồng thuận, đó là gia tăng sự hiện diện quân sự của châu Âu ở châu Á hoặc can thiệp vào chính sách an ninh của khu vực này còn chưa nằm trong danh sách cân nhắc của họ.
Lập trường này mâu thuẫn với một sự thực, đó chính là: Châu Á đã trở thành một trong những thị trường chủ yếu của công nghiệp quốc phòng châu Âu, hiện nay, giữa châu Âu và châu Á tồn tại lượng thương mại to lớn. Xét tới ngân sách quốc phòng các nước châu Âu đang giảm đi, rất nhiều doanh nghiệp coi thị trường xuất khẩu châu Á là cơ hội duy trì năng lực chế tạo của họ và bù đắp giảm thu nhập ở thị trường châu Âu.
Máy bay chiến đấu J-10B Trung Quốc bay thử |
Các doanh nghiệp châu Âu trên thực tế cung cấp vũ khí cho các nước châu Á - Indonesia và Singapore mua sắm xe tăng, Singapore và Hàn Quốc mua sắm tàu ngầm, Ấn Độ mua sắm máy bay chiến đấu mũi nhọn. Từ súng trường tấn công, công nghệ radar đến hệ thống vũ khí phức tạp, pháo tự hành và máy bay trực thăng tấn công đều nằm trong danh sách xuất khẩu vũ khí của châu Âu.
Mặc dù hiện nay tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại nhận được công nghệ quân dụng-dân dụng (lưỡng dụng) với số lượng đáng kinh ngạc từ châu Âu.
Vì vậy, việc tiêu thụ vũ khí của châu Âu ở châu Á có nghĩa là, châu Âu sớm đã cuốn vào "cuộc đánh cờ lớn" đang tiến hành ở châu Á. Nhưng, châu Âu không muốn thừa nhận điểm này.
Chính sách của châu Âu đối với châu Á không có phương hướng chiến lược rõ ràng. Các doanh nghiệp vũ khí của châu Âu cạnh tranh thị phần trên trường quốc tế. Sự ủng hộ chính trị mà họ nhận được chỉ phản ánh được lợi ích kinh tế của quốc gia thúc đẩy. Hiện nay, tình hình này không thể thay đổi.
Nội bộ Đức và giữa các nước xuất khẩu vũ khí chính của châu Âu không tồn tại tranh cãi mang tính thực chất trên các phương diện như "lợi ích an ninh chính trị của châu Âu ở châu Á" và "làm thế nào gắn với tiêu thụ vũ khí ở khu vực này".
Biên đội hộ tống tốp thứ 16 Trung Quốc và biên đội 465 EU lần đầu tiên tổ chức diễn tập chống cướp biển |
Họ rất ít cân nhắc các vấn đề, đó là: Để tăng cường an ninh khu vực, tăng cường quan hệ với các nước nhỏ châu Á bị các nước lớn như Trung Quốc có phù hợp với lợi ích của châu Âu hay không? Châu Âu cần tiến hành tiếp xúc chặt chẽ hơn với Mỹ và hỗ trợ cho chiến lược "chuyển hướng châu Á"? Chỉ cần hỗ trợ cho các nước dân chủ ở châu Á? Hay để châu Âu tự tìm kiếm nhiều lợi ích từ các đối tác tại khu vực này?
Rõ ràng, vai trò ảnh hưởng của châu Âu có hạn. Mỹ, Nga và Trung Quốc đã kiểm soát thị phần lớn hơn. Tuy nhiên, do mở rộng quan hệ chính trị dựa vào thương mại cùng với thông qua quan hệ chính sách quốc phòng dựa vào thỏa thuận vũ khí - có thể dùng để tăng cường vai trò ảnh hưởng của châu Âu ở khu vực này.
Họ có thể ủng họ xây dựng một hệ thống an ninh khu vực, hệ thống này có thể bảo đảm ổn định lâu dài của châu Á. Nhìn vào bối cảnh này, hiện nay, phương thức không phối hợp của châu Âu trong vấn đề chính sách an ninh châu Á có nghĩa là, châu Âu còn lâu mới phát huy năng lực của họ.
Quả thật, phần lớn các nước sẽ cảm thấy khó mà công khai bàn về nguyên tắc đằng sau việc tiêu thụ vũ khí của họ, giống như khó mà bàn về công việc thuộc cơ quan tình báo của họ. Gần đây, những cuộc tranh cãi của EU liên quan đến việc Pháp bán 2 tàu sân bay trực thăng cho Nga chính là ví dụ chứng minh.
Biên đội hộ tống tốp thứ 16 Trung Quốc và biên đội 465 EU lần đầu tiên tổ chức diễn tập chống cướp biển |
Nhưng, xét tới rủi ro chiến tranh không ngừng gia tăng ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện đã là lúc Đức và châu Âu xử lý mang tính chiến lược đối với các thách thức chính sách an ninh của mà họ đối mặt ở Viễn Đông.