Báo Nga: Trung Quốc cải tiến tên lửa KH-31P dựa trên vũ khí của Nga

13/09/2012 07:40
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Trên cơ sở nhập công nghệ sản xuất tên lửa chống bức xạ KH-31P của Nga, Trung Quốc đã tự sản xuất ra tên lửa YJ-91 cả chống bức xạ và chống hạm.
Báo Nga cho rằng, vào thập niên 1990 Nga xuất khẩu tên lửa chống bức xạ KH-31P cho Trung Quốc. Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu sản xuất loại tên lửa này và đặt tên là YJ-91.
Báo Nga cho rằng, vào thập niên 1990 Nga xuất khẩu tên lửa chống bức xạ KH-31P cho Trung Quốc. Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu sản xuất loại tên lửa này và đặt tên là YJ-91.

Theo Đài tiếng nói tiếng Nga, tên lửa chống bức xạ kiểu mới KH-31P do Công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga nghiên cứu chế tạo bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt, tính năng của nó rõ ràng được nâng lên, tăng tầm phóng, chuyển sang sử dụng đầu đạn tự dẫn thông dụng.

Cashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, sản xuất hàng loạt loại vũ khí này có thể sẽ tạo ra quá nhiều cơ hội cho Trung-Nga hợp tác trong lĩnh vực vũ khí hàng không chính xác cao.

Obnosov, Tổng Giám đốc Công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga cho rằng, khác với KH-31P, tên lửa chống bức xạ KH-31PD kiểu mới có tầm phóng xa hơn.

Điều quan trọng hơn là, để tấn công có hiệu quả các loại radar, trước đây các kiểu loại tên lửa chống bức xạ KH-31 cần 3 loại đầu tự dẫn khác nhau.

Hiện nay, KH-31PD trang bị một đầu tự dẫn thông dụng kiểu mới, không cần thông qua bất cứ sự thay đổi và điều chỉnh đặc biệt nào cũng có thể tấn công tất cả các loại mục tiêu radar.

Báo Nga cho rằng, tên lửa chống bức xạ là vũ khí hàng không hiện đại quan trọng cần thiết của máy bay chiến đấu để tấn công radar của đối phương.

Không có loại tên lửa này, Không quân sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không của đối phương, đương nhiên khó hoàn thành thuận lợi nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất của đối phương.

Mô hình tên lửa chống bức xạ KH-31P của Nga.
Mô hình tên lửa chống bức xạ KH-31P của Nga.
Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao KH-31P trang bị cho máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga
Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao KH-31P trang bị cho máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga

Trong cuộc chiến tranh với Gruzia (Georgia) năm 2008, Không quân Nga đã sử dụng thành công loại tên lửa này, vào ngày thứ hai sau khi nổ ra xung đột, tức ngày 9/8/2008, máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 kiểu mới nhất của Nga sử dụng tên lửa KH-31 tiến hành tấn công và phá hủy các trạm radar quan trọng của Quân đội Gruzia ở khu vực Gori, từ đó phá vỡ triệt để sự vận hành bình thường của hệ thống phòng không Quân đội Gruzia, đã thúc đẩy sự thành công tiếp theo trong tác chiến tiến công của quân Nga.

Ngay từ cuối thập niên 1980, tên lửa KH-31 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt, nó là loại tên lửa hàng không đầu tiên trang bị động cơ phản lực xung áp (ramjet), có thể bay thấp gấp 2 lần vận tốc âm thanh trở lên, hầu như sẽ không bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn có hiệu quả.

Còn tên lửa KH-31P phiên bản cải tiến của nó có tầm phóng vượt 110 km, ngoài sử dụng để phá hủy radar trên mặt đất, còn có thể tấn công tàu chiến của đối phương có trang bị trạm radar.

Báo Nga cho rằng, vào thập niên 1990, Nga xuất khẩu cho Trung Quốc tên lửa chống bức xạ KH-31P. Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu được phép sản xuất loại tên lửa này, đồng thời đặt tên là YJ-91 (Ưng Kích-91). Trước đó, Trung Quốc cũng từng có ý định tự nghiên cứu chế tạo tên lửa chống bức xạ nội địa, kết quả không thể thành công.

Máy bay chiến đấu JH-7 Phi Báo phóng tên lửa YJ-91
Máy bay chiến đấu JH-7 Phi Báo phóng tên lửa YJ-91

Tên lửa chống bức xạ kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc, Trung Quốc còn từng nghiên cứu chế tạo riêng và cải tạo máy bay tác chiến đặc biệt, chẳng hạn máy bay tiêm kích kiểu tấn công J-8IIG.

Nhiều loại máy bay khác của Không quân và lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc cũng có thể sử dụng loại tên lửa này. Trung Quốc sau này còn dựa vào sức mạnh của mình, không ngừng nghiên cứu hoàn thiện tính năng của tên lửa YJ-91, trong đó có tăng tầm phóng.

Theo giới thiệu của một số sách báo công khai, tầm phóng của tên lửa kiểu mới Trung Quốc vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt, rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.

Ngoài ra, do Nga chưa từng xuất khẩu tên lửa KH-31A phiên bản chống hạm cho Trung Quốc, Trung Quốc còn tự lực cánh sinh, đã tự chủ nghiên cứu chế tạo sản phẩm phiên bản chống hạm của tên lửa YJ-91.

Tên lửa chống hạm KH-31A của Nga, trang bị cho máy bay
Tên lửa chống hạm KH-31A của Nga, trang bị cho máy bay
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)