Báo Nhật khuyến khích Ấn Độ mua nhiều vũ khí tiên tiến Mỹ

19/08/2014 12:31
Việt Dũng
(GDVN) - Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để không bị lệ thuộc, quan hệ đối tác chiến lược la một vũ khí nhân lên sức mạnh gấp bội giúp phát đi thông điệp với kẻ thù...
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ phóng tên lửa Hellfire (ảnh minh họa)
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ phóng tên lửa Hellfire (ảnh minh họa)

Trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 13 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Ấn Độ đa dạng hóa mua sắm vũ khí" cho rằng, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ cần đa dạng hóa. Cho dù Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, phần lớn vũ khí của họ lại đến từ Nga.

Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, 5 năm qua, trong số vũ khí trị giá 20 tỷ USD Ấn Độ nhập khẩu, có khoảng 15 tỷ USD (3/4) đến từ Nga.

Tình hình lệ thuộc Nga này là không lành mạnh: Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, một trong những nguyên nhân Ấn Độ mua máy bay chiến đấu ném bom Jaguar từ một doanh nghiệp châu Âu chính là lo ngại Ấn Độ sẽ lệ thuộc vào vũ khí Liên Xô.

Ấn Độ đã bắt đầu tiến hành công tác đa dạng hóa mua sắm vũ khí. Họ cùng Pháp ký kết hợp đồng để mua sắm máy bay chiến đấu tiên tiến Rafale.

Cho dù thỏa thuận có liên quan đến máy bay chiến đấu Rafale đã bị trì hoãn lâu và đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ấn Độ cũng đã mua sắm vũ khí của Israel với số lượng tương đối.

Nhưng Ấn Độ chưa tận dụng đầy đủ Mỹ - nước có công nghệ quân sự tiên tiến nhất trên thế giới.

Máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout do Mỹ chế tạo
Máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout do Mỹ chế tạo

Mặc dù Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai của Ấn Độ, nhưng trong 5 năm qua, nói về quy mô vốn, tỷ lệ vũ khí Mỹ trong nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ không đến 7%.

Hiện nay là lúc Ấn Độ tăng cường nhập khẩu từ Mỹ để thực hiện đa dạng hóa nguồn vũ khí, đặc biệt các vũ khí liên quan đến công nghệ mũi nhọn như máy bay không người lái tiên tiến.

Đối với Ấn Độ, tận dụng tốt hơn vũ khí của Mỹ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Ấn Độ có thể trước tiên thông qua mua sắm các máy bay không người lái như MQ-8 Fire Scout hoặc MQ-9 Reaper để giải quyết vấn đề phát triển công nghệ máy bay không người lái tiên tiến, Mỹ có kinh nghiệm nhất trên lĩnh vực này.

Một thượng nghị sĩ Mỹ gần đây đề nghị hai nước hợp tác chế tạo hệ thống vũ khí trong đó có máy bay không người lái.

Cùng với sự chuyển hướng chiến lược của Quân đội Ấn Độ, tầm quan trọng của máy bay không người lái sẽ tăng lên, bởi vì nó sẽ hình thành bộ phận quan trọng của mạng lưới thu thập tình báo.

Hiện nay, máy bay không người lái Searcher và máy bay không người lái Heron tầm xa là sự lựa chọn không tồi. Nhưng, “Thỏa thuận kiểm soát công nghệ tên lửa” đã đưa ra một số hạn chế, thỏa thuận này hạn chế bán hệ thống máy bay không người lái có tầm bắn trên 300 km và có thể mang theo tải trọng hiệu quả lớn hơn hoặc bằng 500 kg.

Máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo
Máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo

Thu thập tình báo của bộ cảm biến máy bay không người lái còn yêu cầu có phần mềm tiên tiến với khả năng phân tích và giải thích số liệu rất mạnh.

Đưa thêm vào những khả năng này sẽ rất quan trọng đối với hệ thống phân tích hình ảnh của máy bay không người lái. Trên thực tế, hệ thống máy bay không người lái hoàn thiện sẽ nâng cao rất lớn khả năng trinh sát, theo dõi cho Ấn Độ.

Đối với Ấn Độ, lợi ích của nhập khẩu máy bay không người lái là khó đánh giá. Máy bay không người lái sẽ có lợi cho khắc phục những hạn chế trong theo dõi, kiểm soát lãnh thổ biển rộng lớn của Ấn Độ, trong khi đó lãnh thổ biển là lợi ích cần bảo vệ của Ấn Độ.

Các hoạt động giám sát, kiểm soát Ấn Độ Dương trong mọi điều kiện thời tiết rất quan trọng, đến nay lượng giao thông trên Ấn Độ Dương đã tăng gấp vài lần so với trước.

Cho nên, về tầm chiến lược, dư luận Ấn Độ cũng nhiều lần chất vấn nguyên nhân Ấn Độ không dồn mọi nỗ lực để có được máy bay không người lái – loại khả năng kiểm soát hiệu quả này.

Sở hữu vũ khí và công nghệ tiên tiến rất quan trọng, nhưng giành được công nghệ ở đâu là điều quan trọng hơn. Như đưa ra một thông điệp nào đó cho bạn bè và kẻ thù, Ấn Độ tuyên bố mua máy bay không người lái của Mỹ sẽ có giá trị tiềm tàng to lớn.

Ở châu Á bất ổn, quan hệ đối tác chiến lược là một loại vũ khí nhân lên sức mạnh gấp bội tốt nhất, Ấn Độ cần hết sức tập trung trên phương diện này.

Máy bay tấn công không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay tấn công không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu)
Việt Dũng