Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất |
Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 13 tháng 8 đưa tin, một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 12 tháng 8 cho biết, Nhật Bản có thể sẽ đồng ý cho Ấn Độ chế tạo linh kiện của thuỷ phi cơ US-2, từ đó đạt được một thỏa thuận tiêu thụ với New Delhi.
Nguồn tin này cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch tổ chức hội đàm với Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi vào ngày 1 tháng 9 tới, khi đó ông Shinzo Abe có thể sẽ tuyên bố Nhật Bản có ý định phê chuẩn cho Ấn Độ sản xuất một số linh kiện của loại máy bay này.
Tháng 4 năm 2014, Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi quan trọng lần đầu tiên đối với lệnh cấm vũ khí đã thực hiện mấy chục năm qua, đã nới lỏng quy định tiêu thụ thiết bị quốc phòng và chuyển nhượng công nghệ quốc phòng.
Thủy phi cơ US-2 có đơn giá khoảng 12 tỷ yên (khoảng 720 triệu nhân dân tệ). Nó có thể cất hạ cánh ngoài khơi có sóng to gió lớn, Ấn Độ bày tỏ quan tâm đối với tính năng xuất sắc của nó.
Thông qua đạt được thỏa thuận tiêu thụ với Ấn Độ, nội các Shinzo Abe có thể khẳng định, trong điều kiện chặt chẽ của họ, thông qua xuất khẩu đã đạt được tiến triển trên phương diện chấn hưng nền công nghiệp quốc phòng ngày càng suy yếu của họ.
Thủy phi cơ US-2 là vũ khí lợi hại săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Trong thời điểm Trung Quốc ngày càng phô trương thực lực ở các vùng biển châu Á, vụ mua bán vũ khí này đem lại một lợi ích nữa cho Nhật Bản, đó là tăng cường quan hệ an ninh với các nước khác trong khu vực.
Từ tháng 12 năm 2013 trở đi, Nhật Bản và Ấn Độ luôn bàn thảo vấn đề tiêu thụ loại máy bay này. Điểm bất đồng chủ yếu ở chỗ phải chăng cho phép Ấn Độ sản xuất linh kiện loại máy bay này. Nhật Bản cho rằng cần thiết tiến hành nhượng bộ để nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Theo tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 8, tại triển lãm hàng không quốc tế Farnborough tổ chức ở ngoại ô London vào trung tuần tháng 7, mô hình máy bay tuần tra P-1 mới nhất do Nhật Bản sản xuất gây chú ý cho người xem.
Đây là máy bay tuần tra động cơ phản lực nội địa hoàn toàn của Nhật Bản, so với máy bay P-8 của hãng Boeing Mỹ, có tính cơ động ưu việt và khả năng bay tầm thấp và lâu.
Máy bay tuần tra săn ngầm của Không quân Anh đã nghỉ hưu toàn bộ vì cũ kỹ. Hiện nay, nội bộ chính phủ đang thỏa thuận mua loại máy bay mới. Trước đó, sự lựa chọn chỉ có thể là P-8 do Mỹ sản xuất.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản chế tạo |
Mặc dù là đồng minh, nhưng quá lệ thuộc vào Mỹ về trang bị quốc phòng cũng sẽ kéo theo rủi ro rất lớn. Chính quyền Shinzo Abe vào tháng 4 năm 2014 đã sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", việc xuất khẩu máy bay tuần tra P-1 cho Anh chỉ cần được chính phủ đồng ý là được.
Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ cho biết: "Đối với Anh, ma lực của máy bay P-1 ở chỗ nó sẽ làm cho Anh không bị Mỹ kiềm chế, không phải nói gì nghe nấy".
Chính sách mới của Ấn Độ sẽ thúc đẩy hợp tác vũ khí Ấn-Nhật
Tờ “Nikkei” Nhật Bản ngày 11 tháng 7 cũng có bài viết cho rằng, theo công bố của Chính phủ Ấn Độ, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 12% so với năm trước, đạt 2.290 tỷ rupee (khoảng 237,6 tỷ nhân dân tệ), lập kỷ lục mới. 10 năm gần đây đã tăng gấp khoảng 3 lần.
Được biết, ngân sách quốc phòng do Ấn Độ công bố lần này đã tăng 50 tỷ rupee so với ngân sách lâm thời do chính quyền tiền nhiệm Singh đưa ra vào tháng 2.
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 do Nhật Bản chế tạo |
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển thống kê cho biết, nhìn vào kim ngạch nhập khẩu vũ khí từ năm 2009-2013, Ấn Độ đứng đầu thế giới.
Theo bài báo, Đảng Nhân Dân (BJP) Ấn Độ do ông Modi lãnh đạo đã đưa ra sửa đổi chính sách hạt nhân quy định “không sử dụng trước vũ khí hạt nhân”. Khuynh hướng tăng cường quân bị của Ấn Độ kết hợp với “chủ nghĩa tối thượng của Ấn Độ giáo” có khả năng gây lo ngại cho các nước xung quanh Ấn Độ.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ ngày 10 tháng 7 cho biết, trần bỏ vốn của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng sẽ từ 26% hiện nay tăng lên 49%. Trước đó xuất phát từ cân nhắc bảo đảm an ninh, Ấn Độ giữ thái độ thận trọng về mở cửa lĩnh vực này, nhưng để xây dựng ngành chế tạo quốc phòng, đề xuất khuyến khích hấp thu công nghệ nước ngoài.
Điều này có khả năng đẩy nhanh giao dịch mua bán thủy phi cơ US-2 giữa Nhật Bản và Ấn Độ cũng như tham vấn liên chính phủ Nhật-Ấn liên quan đến sản xuất tại Ấn Độ.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo |