Báo Trung Quốc nói gì về việc Nga bàn giao Su-30MK2 cho Việt Nam?

19/12/2014 09:32
Đông Bình
(GDVN) - Nhiều đánh giá cho rằng, Việt Nam mua máy bay Su Nga là để triển khai ở Biển Đông bảo vệ biển đảo, vì nó có năng lực tác chiến trên biển tốt...
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc

Theo truyền thông Trung Quốc, Việt Nam vừa nhận lô 2 máy bay Su-30MK2 thứ ba. Đây là lô đầu tiên trong hợp đồng đặt mua 12 máy bay Su-30MK2 Nga của Việt Nam.

Hợp đồng này trị giá 600 triệu USD, được ký kết vào tháng 8 năm 2013 giữa Không quân Việt Nam và công ty Rosoboronexport Nga. 2 chiếc mới nhất đã đến cảng Đà Nẵng vào ngày 6 tháng 12 năm 2014.

2 máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 đã được máy bay vận tải An-124-100M của Công ty hàng không Volga-Dnepr Nga đưa về cảng Đà Nẵng. 2 máy bay này có năng lực tiến hành tác chiến trên biển, đuôi máy bay đánh số là 8583 và 8584, được sản xuất ở nhà máy thuộc Tập đoàn Sukhoi ở Komsomolsk-on-Amur.

Theo báo "Kommersant"Nga Công ty Sukhoi cho biết, năm 2014 công ty này sẽ bàn giao 4 máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam, 8 chiếc còn lại sẽ bàn giao vào năm 2015. Đến cuối tháng 12 năm 2014, 2 máy bay Su-30MK2 khác sẽ đến Việt Nam.

Từ năm 2004 đến năm 2012, Việt Nam đã ký 3 hợp đồng đặt mua Su-30MK2, tổng cộng đã bàn giao 24 chiếc, số hiệu đuôi máy bay là 8531 đến 8542, 8571 đến 8582.

Theo quan điểm đánh giá của trang mạng "Đa chiều" tiếng Trung ngày 14 tháng 12, mặc dù Việt Nam không chính thức tiến hành giải thích cụ thể, nói rõ về hợp đồng mua 12 máy bay Su-30MK2 mới, nhưng điều có thể khẳng định là, Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự có mục đích là để có thể "tăng thêm thẻ bài đối kháng với Trung Quốc ở Biển Đông".

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc

Máy bay chiến đấu Su-30 là một loại máy bay chiến đấu ném bom hạng nặng đa năng được nghiên cứu chế tạo để đối phó với máy bay chiến đấu F-15 Mỹ, có năng lực bay liên tục siêu thấp, năng lực phòng thủ rất mạnh và tính năng tàng hình xuất sắc. Khi thiếu thông tin của hệ thống chỉ huy mặt đất vẫn có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt, trong đó bao gồm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thọc sâu. Hiện nay, loại máy bay này chủ yếu trang bị cho Không quân Trung Quốc, Không quân Việt Nam và Không quân Ấn Độ.

Hệ thống vũ khí của Su-30 bao gồm một khẩu pháo GSH-301 30 mm, lắp ở cánh mũi bên phải rìa cánh máy bay, mang theo 150 viên đạn. Có 12 giá treo, trong đó 8 giá dưới cánh, 4 giá ở thân máy bay, lượng đạn tổng cộng là 8.000 kg. Có thể mang theo 8 quả tên lửa không đối không cự ly trung bình R-27P1 hoặc R-27P1F được dẫn đường bằng radar bán chủ động, 2 quả tên lửa không đối không cự ly trung bình R-27T dẫn đường hồng ngoại hoặc 6 quả tên lửa R-77 dẫn đường radar chủ động.

Chiến đấu cự ly gần có thể sử dụng 6 quả tên lửa không đối không tầm gần R-73 dẫn đường hồng ngoại. Đối đất có thể sử dụng 6 quả tên lửa X-29T, X-29II hoặc X-29MII dẫn đường vô tuyến hoặc dẫn đường laser, hoặc 6 quả bom KAB-500KP dẫn đường vô tuyến, mỗi quả nặng 500 kg. Vũ khí không dẫn đường gồm có 10 quả bom thông thường 500 kg hoặc quả bom thông thường 250 kg, 8 quả bom chùm KMT-Y, hoặc 6 bộ máy bay tên lửa S-13 và S-8 (mang theo 30 quả đạn tên lửa 122 mm hoặc 120 quả đạn tên lửa 80 mm). Khi thực hiện nhiệm vụ chống hạm, Su-30 có thể mang theo tên lửa chống hạm.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam rò rỉ được đăng trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam rò rỉ được đăng  trên truyền thông Trung Quốc

Máy bay chiến đấu Su-30 nhập khẩu của Trung Quốc về cơ bản sử dụng thiết bị điện tử hàng không của Nga. Trong khi đó, việc nội địa hóa Su-30 cùng với nội địa hóa Su-27 hợp thành một chương trình, tức là phiên bản phát triển tiếp theo của J-11. Hơn nữa, Quân đội Trung Quốc cũng không ngừng tăng đơn đặt hàng nhập khẩu Su-30, trong đó lực lượng hàng không Hải quân đã lần đầu tiên nhận được Su-30 vào cuối năm 2002.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 18 tháng 12 cũng dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 17 tháng 12 đưa tin, trong các giai đoạn khác nhau, máy bay của Không quân Việt Nam thuộc máy bay các giai đoạn khác nhau của Liên Xô và Nga. Nổi tiếng nhất là máy bay tiêm kích MiG. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Không quân Việt Nam đã sử dụng chúng, tiêu diệt được 350 máy bay Mỹ.

Hiện nay, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga. Căn cứ vào 2 hợp đồng đã thực hiện, Quân đội Việt Nam đã nhận được 20 máy bay loại này. Lô 12 chiếc đầu tiên của hợp đồng thứ ba cũng đã được vận chuyển đến Việt Nam.

Trong các thời kỳ khác nhau có nhiệm vụ khác nhau. Theo đó cần có công nghệ khác nhau - Giám đốc Korotchenko, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Moscow bình luận. Máy bay Su và máy bay MiG có tính năng kỹ thuật khác nhau. Máy bay MiG là máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ, trong khi đó máy bay Su là máy bay tiêm kích hạng nặng.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc

Máy bay Su có uy lực tên lửa-ném bom mạnh, bán kính tác chiến rất lớn. Ngoài vũ khí thông thường, nó mang theo tên lửa chống hạm, có thể hoàn thành hành động quân sự đối với các mục tiêu trên biển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với khu vực tồn tại tranh chấp lãnh thổ đảo và khu vực thềm lục địa. Rất rõ ràng, Việt Nam đã chọn lựa máy bay Su là do những máy bay này có thể giúp họ giải quyết vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc.

Su-30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng, đứng vào hàng ngũ loại máy bay tốt nhất thế giới, hơn nữa có một số tính năng vượt trội so với các loại khác.

Máy bay này dài 22 m, sải cánh gần 15 m, độ cao bay trên 17 km, tốc độ cao nhất là 2.100 km/giờ. Không tiếp dầu thì hành trình xa nhất là 3.000 km, một lần tiếp dầu trên không có thể làm cho hành trình tăng gấp đôi. Máy bay có thể mang theo tên lửa, bom với tải trọng đạt 6 tấn. Trên máy bay trang bị pháo đường kính 30 cm.

Tổ lái của mỗi máy bay tiêm kích gồm 2 người. Vì vậy, 32 máy bay cung cấp theo 3 hợp đồng cần khoảng 100 phi công. Chính phủ Việt Nam đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo phi công và vừa nhận được đồng ý.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc

Chuyên gia Nga giải thích cho rằng, thứ nhất, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu bay của phi công Việt Nam và Ấn Độ giống nhau hơn nhiều so với điều kiện của Nga. Ngoài ra, Ấn Độ đã có rất nhiều máy bay tiêm kích Su Nga, 4 năm tới họ sẽ có tới 272 chiếc. Các phi công Ấn Độ nắm rất chắc chúng.

Ngoài ra Korotchenko còn cho rằng: Còn phải xét tới quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự, cũng giải quyết được vấn đề tăng cường an ninh của dân tộc mình.

Theo bài báo, Ấn Độ và Việt Nam còn đang thảo luận khả năng cung cấp cho Việt Nam tên lửa BrahMos - loại tên lửa do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất. Tốc độ của loại tên lửa này sẽ gần gấp 3 tên lửa siêu âm Harpoon Mỹ. BrahMos còn có phiên bản trang bị cho máy bay.

Việt Nam bí mật đặt mua 12 máy bay Su-30MK2 của Nga, bố trí ở Biển Đông

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 18 tháng 12 cũng dẫn báo Nga đưa tin, năm 2013, Quân đội Việt Nam đã bí mật đặt mua 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Nga, 2 chiếc chế tạo gần nhất vào ngày 6 tháng 12 đã bí mật vận chuyển đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, 2 chiếc máy bay này có năng lực tác chiến đột phá phòng không trên biển. Máy bay chiến đấu Su-30MK2 có năng lực đột phá phòng  không tốc độ siêu cao và tấn công lướt  biển ở tầng trời siêu thấp. Ngoài ra, 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 vào cuối năm cũng sẽ bàn giao cho Quân đội Việt Nam.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc

Thông tin mới nhất cho biết, 8 năm qua, Quân đội Việt Nam đã nhập khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, triển khai trọng điểm ở tuyến 1 của Biển Đông, ngoài ra, tờ tạp chí "Nhà quân sự" Đài Loan cho rằng, tháng 10 năm 2014, Mỹ quyết định tiến hành dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương dài 40 năm với Việt Nam, trang bị đầu tiên mà Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, hỗ trợ Hải quân Việt Nam nâng cao thực lực để "đối phó Hải quân Trung Quốc".

Vào đầu năm 2014, khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đến thăm Việt Nam đã đạt được thỏa thuận, Việt Nam tăng cường huấn luyến trinh sát quân sự và bảo đảm an ninh trên biển và dưới sự giúp đỡ của Mỹ, ngoài ra, theo tuyên truyền của bài báo nay thì "cộng đồng quốc tế đã chú ý cũng chú ý đến "khả năng Việt Nam cho phép tàu chiến Mỹ chính thức ra vào ở vịnh Cam Ranh" và "Mỹ-Việt cùng hợp tác đối phó hành động của Trung Quốc ở Biển Đông"".

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 Việt Nam trên truyền thông Trung Quốc
Đông Bình