"Trung Quốc không dám xem thường sức mạnh quân sự Việt Nam"

21/05/2014 08:16
Đông Bình
(GDVN) - Việt Nam xây dựng "2 tuyến chiến trường", thực hiện "cân bằng nam-bắc", nhất là phát triển hải, không quân của Việt Nam, làm cho TQ không dám xem thường.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Tờ "Want Daily" Đài Loan ngày 20 tháng 5 đăng bài viết của phóng viên Trần Trúc Quân cho rằng, đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên quyết liệt, hai nước có bùng nổ thành chiến tranh trên biển hay không đã trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận quốc tế, so sánh thực lực quân sự của hai bên hiện nay, các quan điểm phổ biến cho rằng, phía Trung Quốc có phần lấn lướt.

Nhưng, thực ra, khi Trung Quôc tích cực phát triển hải, không quân thì Việt Nam cũng mở rộng quân bị, đồng thời điều chỉnh chiến lược quân sự Biển Đông của mình, xây dựng "2 tuyến chiến trường", thực hiện "cân bằng nam-bắc", đặc biệt là sự phát triển thực lực hải, không quân của Việt Nam, điều này làm cho Trung Quốc cảnh giác, không dám xem thường.

Tờ "Thành báo" Hồng Kông cho rằng, mặc dù thực lực quân sự tổng thể của Việt Nam kém so với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cách quần đảo Trường Sa tương đối gần, hơn nữa ở quần đảo Trường Sa đã tiến hành xây dựng 10 năm, sớm đã hình thành thế có lợi "lấy thủ thay công" ở khu vực này, thế yếu trong chiến tranh cục bộ của hải, không quân Việt Nam hoàn toàn không lớn như vậy.

Tàu hộ vệ tàng hình Lý Thái Tổ số hiệu HQ-012 của Hải quân Việt Nam
Tàu hộ vệ tàng hình Lý Thái Tổ số hiệu HQ-012 của Hải quân Việt Nam

Nhìn vào sức mạnh hải quân, Việt Nam đã có một lực lượng trên biển được trang bị tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard hiện đại, tàu tên lửa lớp Tarantul, hệ thống phòng thủ bờ biển tầm xa Bastion và tàu ngầm lớp Kilo.

Cho dù lý thuyết cho rằng Việt Nam không thể giành được quyền kiểm soát biển khi hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra xung đột, nhưng e rằng cũng sẽ gây tổn thất tương đối lớn cho Trung Quốc.

Còn về sức mạnh phòng không, Việt Nam lấy máy bay chiến đấu Su-30 làm chủ lực, lấy tên lửa phòng không S-300 làm vũ khí yểm trợ, lấy máy bay chiến đấu Su làm lực lượng đột kích trên biển, sử dụng tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa siêu âm bảo vệ đảo, đá ngầm, phối hợp với lực lượng tàu ngầm lớp Kilo và tên lửa chống hạm siêu âm bờ biển Bastion.

Cho dù biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có điều đến quần đảo Trường Sa thì cũng không thể dễ dàng chiến thắng hải, không quân Việt Nam.

Ngoài việc tích cực mở rộng quân bị, Việt Nam đồng thời còn điều chỉnh chiến lược quân sự Biển Đông, nỗ lực xây dựng "2 tuyến chiến trường", thực hiện "cân bằng nam-bắc", đó là vừa mở rộng lở khu vực phía bắc và giữa Biển Đông, Việt Nam vừa tập trung xây dựng chiến trường khu vực phía nam Biển Đông, đặc biệt là trên hướng cửa ra vào eo biển Malacca, xây dựng một "vùng phục kích tàu ngầm", triển khai lực lượng tàu ngầm có tác dụng răn đe đối với các tàu chiến mặt nước, phong tỏa tuyến đường tiến xuống phía nam và đi vào eo biển Malacca của Trung Quốc.

Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải
Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải
Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P của Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải
Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải
Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam được báo Đài Loan đăng tải

Đông Bình