Hình ảnh này được Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 10 tháng 10 năm 2014 đăng và giải thích là "đảo Gaven trên báo chí nước ngoài". Đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc ăn cướp. |
Trang mạng Sina của TQ dẫn thông tin từ tờ "Kanwa Defense Review" Canada (báo này do một tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ biên), ngày 3 tháng 10 đưa tin, cùng với việc Trung Quốc xây dựng rầm rộ một số đá ngầm ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), mở rộng khu vực thi công lớn bằng 17 sân bóng đá, trên mạng trực tuyến xuất hiện bản vẽ thi công "dự án nghiên cứu kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" - bản vẽ này rõ ràng là phương thức xây dựng căn cứ liên hợp hải, không quân, hầu như chính là tàu sân bay không chìm.
Các trang mạng chính thức hoàn toàn không cho biết lúc nào xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy, nhưng toàn bộ thiết kế đã tương đối cụ thể hóa, phương hướng thi công của nó rất giống công trình lấn biển (bất hợp pháp) tiến hành ở đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện nay. Toàn bộ phía tây của đá ngầm đã xây dựng đường băng sân bay ngang, điều đáng chú ý là, phía tây đường băng đã đậu 2 máy bay ném bom tầm ra H-6.
Ở phía đông đá ngầm, bản vẽ tưởng tượng không rõ ràng hầu như cho thấy có công trình phát điện bằng sức gió và có một quân cảng, bên ngoài đã xây dựng đê chắn sóng cỡ nhỏ. Hai bến tàu có thể lần lượt đậu 1 tàu khu trục tên lửa và 1 tàu mặt nước cỡ vừa và nhỏ. Ở bến tàu còn bố trí 2 cần trục, có nghĩa là có khả năng sửa chữa tàu chiến. Có nghĩa là có 1 khu cảng 5.000 tấn và 1 khu cảng 50.000 tấn.
Có tới 6 bể dầu cỡ lớn và vừa. Ngoài ra còn có nền cất hạ cánh máy bay trực thăng, đường băng dài ít nhất 2.500 km. Xây dựng đường băng cất hạ cánh máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu có tiêu chuẩn khác nhau, xây dựng đường băng máy bay ném bom H-6 cần tiêu chuẩn bê tông cứng hơn.
Hình ảnh này được cho là "Dự án nghiên cứu kỹ thuật đá ngầm Biển Đông" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Đường băng đảo nhân tạo hầu như có 2, một dùng cho cất hạ cánh máy bay ném bom cỡ lớn, một dùng cho cất hạ cánh máy bay chiến đấu, ở bãi hạ cánh có 5 khu, tối đa có thể đỗ 6 máy bay ném bom H-6. Giữa hai đường băng có 23 khu, khi cần thiết có thể tiếp nhận máy bay chiến đấu.
Đây là đảo nhân tạo xây tương đối lớn, đặc biệt là tiêu chuẩn xây dựng có thể cất hạ cánh máy bay ném bom gây kinh ngạc, điều này có nghĩa là Không quân Trung Quốc cuối cùng có ý đồ lợi dụng đảo nhân tạo như đá Gạc Ma, cất hạ cánh máy bay ném bom H-6, hành trình của H-6 đạt 6.000 km, mang theo 9 tấn bom, bán kính tác chiến của tên lửa hành trình là 1.800 km, tốc độ cao nhất là 1.050 km/giờ, tốc độ tuần tra là MO. 75.
H-6K là phiên bản mới nhất, mang theo 6 quả tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km. H-6 phiên bản hải quân còn mang theo các tên lửa không đối hạm như YJ-83, YJ-12, tầm bắn đều trên 200 km. Bán kính tác chiến như vậy có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Hơn nữa một khi có sự cố, Quân đội Mỹ triển khai ở miền bắc Australia sẽ bị tấn công.
Ý đồ xây dựng căn cứ máy bay ném bom H-6 ở Biển Đông theo kế hoạch phải chăng còn sử dụng tên lửa hành trình tầm xa, thời chiến tấn công mục tiêu căn cứ Quân đội Mỹ ở Australia? Đây là điều đáng chú ý.
Đá Gạc Ma cách miền bắc Australia 3.200 km, dựa vào bán kính tác chiến 1.800 km của H-6, phối hợp với tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km, có thể tiến hành tấn công chiến lược đối với căn cứ quân Mỹ ở miền bắc Australia, đây là hành động kiềm chế quan trọng đối với chính sách "quay trở lại châu Á" của Quân đội Mỹ.
Hình ảnh đá Vành Khăn - đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cướp (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) |
Trên đảo cũng đã thi công 6 kho chứa máy bay kiểu đóng kín, rõ ràng dùng cho một biên đội máy bay chiến đấu tính năng cao, thời chiến cung cấp nhiệm vụ hộ tống cho H-6. Trên một bản vẽ thiết kế khác còn cho thấy chuẩn bị xây dựng 2 kho dự trữ nước ngọt, một bến nước sâu lớp chục nghìn tấn, đường băng dài 3.500 m.
Hiện nay hoàn toàn chưa rõ Trung Quốc có ý đồ xây dựng mấy "tàu sân bay không chìm" tương tự ở Biển Đông? Một đá ngầm khác thích hợp cho xây dựng "tàu sân bay không chìm" như vậy là đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) 5 chòi gác đơn giản và 1 cụm công trình bê tông dài 43 m và rộng 29 m trên đá ngầm. Toàn bộ đá ngầm dài theo chiều đông-tây là 8.900 m, rộng 6.000 m. Cách miền nam Philippines chỉ có 244 km, cách Brunei 548 km.
Bất kể là xây dựng (bất hợp pháp) "tàu sân bay không chìm" ở đá Vành Khăn hay ở đá Gạc Ma, toàn bộ miền nam Việt Nam, lãnh thổ Singapore, Indonesia, Malaysia đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa hành trình trang bị cho H-6. Nhất là Singapore, nơi đã triển khai tàu tuần tra phản ứng nhanh duyên hải (tàu tuần duyên) của Quân đội Mỹ.
Xây dựng căn cứ cỡ lớn, đặc biệt là xây dựng sân bay quân sự chắc chắn sẽ phải xây dựng thêm trạm radar đối không, đối hải tầm xa, thậm chí các loại công trình nghe lén. Trong bản vẽ thi công "dự án nghiên cứu dự trữ kỹ thuật đá ngầm Biển Đông", có một tháp giám sát sân bay, không phát hiện thấy có sự tồn tại của trận địa phòng không và radar, đương nhiên đây chỉ là một bản vẽ nghiên cứu kỹ thuật, một khi thực sự xây dựng căn cứ quân sự thì chắc chắn sẽ xây thêm cơ sở phòng không.
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma - quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu) |
Khu cảng 50.000 tấn còn có nghĩa là có thể đậu bất cứ tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào của Hải quân Trung Quốc ngoài tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay, bao gồm tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071.
Tuy là tàu sân bay không chìm, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là căn cứ hải không quân trên những đá ngầm hóa đảo này có thể phòng thủ vững chắc, hai đá ngầm nêu trên cách thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam khoảng 850 km, cũng thuộc bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 của Quân đội Việt Nam, một khi có sự, Quân đội Việt Nam hay Quân đội Mỹ có thể đi đầu tấn công căn cứ máy bay ném bom trên các đá ngầm này.
Cuối cùng, nếu loại căn cứ quân sự tổng hợp này thực sự bắt đầu xây dựng thì chắc chắn sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ của các nước xung quanh.
Đá Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc ăn cướp của Việt Nam |
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo |