"Bộ Tài chính nên khống chế tiền lời tối đa 500 đồng một lít xăng"

17/09/2012 06:55
Độc giả Ngô Vũ Sen/vnexpress
Khi lợi nhuận của các doanh nghiệp xăng dầu trong nước tăng lên trên 500 đồng thì các doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ để đưa lợi nhuận kinh doanh xăng dầu về mốc 500 đồng. Khi các doanh nghiệp xăng dầu trong nước lỗ thì được quyền tăng giá bán mà không cần phải xin chủ trương của Bộ Tài chính.
Làm thế nào để minh bạch giá xăng dầu là điều mà người dân quan tâm cũng như làm sao mà không để các doanh nghiệp lúc nào cũng yêu cầu tăng giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng dầu. Tránh tình trạng giá xăng dầu tăng nhanh, giảm chậm.

Chúng ta cần đưa ra một biện pháp để hạn chế vấn đề trên. Vì vậy, cần áp dụng mức “Lợi nhuận trần” cho những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Lợi nhuận trần là sao? Ở đây không phải hiểu như là một mức giá trần để rồi khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bán ra với giá trần và nhập xăng dầu vào cao hơn giá trần thì doanh nghiệp kêu lỗ và tăng giá mà lợi nhuận trần ở đây nghĩa là ta sẽ khống chế mức lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Nên đặt ra "lợi nhuận trần" đối với các công ty xăng dầu để điều tiết giá cả. Ảnh minh họa: Internet
Nên đặt ra "lợi nhuận trần" đối với các công ty xăng dầu để điều tiết giá cả. Ảnh minh họa: Internet

Để khống chế được mức lợi nhuận này thì nhà nước và cơ quan chức năng phải thường xuyên, kịp thời theo dõi giá xăng dầu thế giới, kiểm soát chặt chẽ giá bán ra của các doanh nghiệp trong nước.
Nên đặt ra

Hiện nay, giá bán lẻ ra thị trường 1 lít xăng A92 là 23.650 đồng. Giả sử các doanh nghiệp sau khi nhập xăng dầu thành phẩm về, đóng đầy đủ các loại thuế, phí và trừ tất cả chi phí khác, các doanh nghiệp thu được 500 đồng lợi nhuận. Như vậy, 500 đồng là lợi nhuận trần của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Khi giá xăng dầu thế giới hạ xuống và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước tăng lên trên 500 đồng thì các doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ để đưa lợi nhuận kinh doanh xăng dầu về mốc 500 đồng. Mặt khác, khi giá xăng dầu thế giới tăng thì lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ bị âm. Khi mà lỗ 200 đồng trên 1 lít thì các doanh nghiệp trong nước được quyền tăng giá bán mà không cần phải xin chủ trương của Bộ Tài chính.

Để thực hiện tốt việc này, Bộ Tài chính cần quy định cách tính giá xăng dầu, mức khấu hao nhân công cụ thể và các doanh nghiệp cần công khai, minh bạch việc tính giá xăng này.

Đối với những doanh nghiệp nào mà khi giá xăng dầu thế giới giảm mà không giảm giá bán thì nhà nước cần có chế tài, biện pháp cứng rắn để doanh nghiệp đó phải thực hiện việc giảm giá bán. Khi mà giá xăng dầu thế giới tăng mà doanh nghiệp chưa tăng giá bán lẽ thì đó là tín hiệu tốt cho người tiêu dùng thậm chí đó là cách để các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau.

Mặt khác, theo quy định này thì làm cho người tiêu dùng cần phải cân nhắc xem có nên mua xăng vào thời điểm này hay không? Người kinh doanh xăng dầu cũng phải cân nhắc có nên nhập xăng thành phẩm vào kho hay không? Do giá xăng luôn thay đổi theo thị trường có thể trong cùng một ngày buổi sáng giá xăng khác buổi chiều.

Việc quy định mức lợi nhuận trần mang lại những mặt tích cực như: Tạo ra được tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu bán lẻ, khi nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần tính toán chi phí khác sao cho hợp lý và thu được mức lợi nhuận cao; người tiêu dùng sẽ hưởng lợi; minh bạch hóa giá xăng dầu; tránh sự đầu cơ, tích trữ hàng chờ giá tăng; tránh được chuyện các doanh nghiệp bắt tay nhau trục lợi.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Ngô Vũ Sen/vnexpress