Chủ tịch Quốc Hội: "Chúng ta phải nhất quán vấn đề chủ quyền biển đảo"

06/08/2011 23:28
(GDVN)-"Việt Nam phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn hòa bình, hữu nghị; tăng cường xây dựng quan hệ đối tác chiến lược", ông Nguyễn Sinh Hùng nói.

(GDVN) - "Trước khi đảm nhận cương vụ Chủ tịch Quốc hội, tôi đã có thời gian làm trong Chính phủ. Như vậy một đại biểu bám sát cuộc sống, thực tiễn chắc nay chuyển sang Quốc hội có nhiều thuận lợi".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định như vậy trong buổi họp báo kết quả kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII vào chiều ngày 6/8.

Đổi mới căn bản và cụ thể.

Trước câu hỏi, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, việc đổi mới cả về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động nhằm phát huy tối đa tính hiệu quả của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội này sẽ được thực hiện như thế nào, nhất là trong việc thực hiện chức năng giám sát, Chủ tích Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Quốc hội có 3 chức năng nhiệm vụ chính theo quy định: Một là lập hiến lập pháp, hai là QH quyết định các vấn đề lớn, quan trọng của đất nước. thứ ba là giám sát.  

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
"Như vậy thực hiện đổi mới gì thì cũng phải xoay quanh những chức năng nhiệm vụ đó để tiến hành. Trước hết là phải kế thừa kết quả của 12 khóa QH đã qua, kế thừa ưu điểm và nhận ra những hạn chế.  

Căn cứ vào tình hình mới, cần phải xác định nội dung đổi mới là những gì? Đối với chức năng lập hiến, lập pháp thì phải đổi mới về chương trình. Chương trình xây dựng pháp luật cần phải lựa cho cho đúng, sát với yêu cầu thực tiễn của đổi mới.

Đổi mới quy trình làm luật. Đổi mới các bước từ lúc soạn thảo cho đến thảo luận, thông qua ủy ban, thường vụ, ra đến QH. Phải đảm bảo chặt chẽ đem lại chất lượng, hiệu quả cao. Khi ban hành một luật, pháp lệnh thì cần phải chỉ đạo việc thực hiện nó như thế nào để đi vào cuộc sống. 

Đối với chức năng quyết định những vđề quan trọng: Chúng ta cần lọc ra đâu là những vấn quan trọng và cấn phải Quốc hội quyết. Có thể phân cấp ở địa phương, ở HĐND, các bộ, chính phủ… quyết. Quy trình chuẩn bị và xem xét những vấn đề này cũng phải được sàng lọc kỹ.

Đối với chức năng giám sát: Có giám sát tối cao, giám sát ở các đoàn, giám sát của các đại biểu, giám sát của các cơ quan của Quốc hội, thường vụ Quốc hội…. cần phải chọn lọc việc giám sát phải cho đúng. Cần giám sát cái gì, giám sát đến nơi đến chốn… ", tân Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Nhận định về việc đã từng giữ cương vị Phó Thủ tướng thường trực nay chuyển sang làm Chủ tịch Quốc hội.  Chủ tịch Quốc hội cho khẳng định: Công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta là làm theo yêu cầu và theo phân công của tổ chức. Căn cứ vào đó để xem xét năng lực, phẩm chất, tiêu chuẩn để tiến hành phân công và bầu cử. 

"Tôi sẽ không nhầm vai"

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: "Với tư cách là một đại biểu bám sát cuộc sống, nắm bắt thực tiễn chắc chắn là sẽ làm tốt nhiệm vụ. Việc tôi đang làm ở Chính phủ, bám sát công việc nên chuyển sang Quốc hội có nhiều thuận lợi. Nhưng cái khó của tôi là từ cơ chế thủ trưởng - quyết định mọi việc, nay chuyển sang Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị, nghị trường, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. Hai công việc đó rất khác nhau". 

“Tôi từng làm Bộ trưởng Tài chính sau đó làm Phó thủ tướng, hai công việc đó cũng khác nhau nhưng tôi vẫn ngồi đúng vai. Trong cương vị mới tôi chắc mình sẽ không nhầm vai (Quốc hội - Chính phủ)”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.   

Nhận định về cơ hội cũng như thách thức đối với quá trình đổi mới Quốc hội trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng:  “Chúng ta có thuận lợi, chính là sự kế thừa của 12 khóa Quốc hội. Quốc hội khóa trước đã tiến hành 10 chuyên đề và giờ gần như có sản phẩm. Quốc hội khóa này có 1/3 đại biểu chuyên trách, 2/3 đại biểu có kinh nghiệm nằm ở các ngành. Những thuận lợi này nếu nắm bắt được sẽ thành cơ hội. 

Đổi mới hoạt động của Quốc hội không phải là đổi mới chức năng, nhiệm vụ mà là đổi mới cách làm để hoạt động này hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Quốc hội có 500 người, nên phải tập trung vào đại biểu và tạo điều kiện cho họ phối hợp được tốt nhất. Các đại biểu phải gắn với ủy ban của mình thì mới làm được luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Lực lượng đổi mới chính là đại biểu, các đoàn đại biểu, cơ quan quốc hội, Thường vụ quốc hội”. 

Đánh giá về tình hình Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: "Chúng ta phải nhất quán vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền phù hợp với pháp luật quốc tế, Luật công ước biển 1982. Việt Nam phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn hòa bình, hữu nghị; tăng cường xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tùy theo đặc điểm tình hình của mỗi quốc gia. Đây vừa là nguyện vọng, là trách nhiệm của dân tộc ta vừa phù hợp với pháp luật quốc tế. Thời gian qua, chúng ta đã giải quyết tốt với Trung Quốc trong các vấn đề còn có quan điểm khác biệt".

{iarelatednews articleid='9237,8802,8799,8628,8522,8444,8423,8419,8397,8374,8333'}

Bùi Khương