Chuyên gia Séc: Mỹ sẽ bỏ chạy trước khi Ukraine sụp đổ

23/08/2015 08:21
Nguyễn Hường
(GDVN) - Mỹ sẽ dần dần rời bỏ Ukraine bởi vì họ đã không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này để giành được lợi thế chiến lược để chối bỏ trách nhiệm.

Mỹ sẽ rời bỏ từ trước khi Ukraine sụp đổ, nhưng Nga sẽ vẫn dang tay ra giúp láng giềng, chuyên gia phân tích an ninh và là cựu nhân viên BIS của Cộng hòa Séc, Ian Schneider, nhận định trong cuộc phỏng vấn gần đây với trang Parlamentni Listy.

Mỹ sẽ dần dần rời bỏ Ukraine bởi vì họ đã không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này. Ảnh Sputnik.
Mỹ sẽ dần dần rời bỏ Ukraine bởi vì họ đã không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này. Ảnh Sputnik.

Tờ Sputnik dẫn lời chuyên gia này cho biết, Mỹ sẽ dần dần rời bỏ Ukraine bởi vì họ đã không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này để giành được lợi thế chiến lược và nền kinh tế Kiev đang sụp đổ nhanh chóng.

Mỹ sẽ sớm chấm dứt sự can thiệp trực tiếp vào công việc của chính phủ Ukraine bởi họ muốn né tránh trách nhiệm trực tiếp về sự sụp đổ đang khó tránh khỏi của quốc gia này.

Sau đó, Mỹ sẽ đẩy trách nhiệm về những gì xảy ra ở Ukraine cho Tổng thống Petro Poroshenko như cái cách họ đã từng làm với  Saakashvili trong năm 2008.

Việc Mỹ từ bỏ Ukraine sẽ giúp thay đổi tình hình ở đất nước này vì cuối cùng, người dân Ukraine sẽ nhận ra rằng phương Tây đã nuốt lời hứa giúp đỡ họ.

"Tất nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi những người Ukraine hẹp hòi nhất hiểu ra rằng ai là người thực sự tốt với họ và sự khác biệt giữa những gì phương Tây đã hứa và làm cho họ", nhấn mạnh các nhà phân tích.

Trong khi đó, Nga vẫn sẵn sàng giúp đỡ Ukraine giải quyết các vấn đề nội bộ của mình, khôi phục lại hợp đồng quá cảnh khí đốt, nhưng Moscow chỉ nối lại mối quan hệ lâu dài với láng giềng này khi họ thể hiện được sự tôn trọng đối với sự hỗ trợ đó.

Bi kịch của Ukraine sau cuộc khủng hoảng chính trị là nền kinh tế sụp đổ, nhiều tài sản rơi vào tay các tập đoàn quốc tế, vì chúng đã bị biến thành tài sản thế chấp cho các khoản vay chưa thanh toán.

Schneider cũng lo ngại về những diễn biến hiện nay ở Ukraine, đặc biệt là sự nổi lên của các nhóm và phong trào cấp tiến. 

Ông cho rằng tổ chức dân tộc cực đoan Right Sector rất có khả năng tiến hành một cuộc đảo chính khác và những đầu sỏ chính trị có thể lợi dụng nó để đạt được mục tiêu của mình. 

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi Washington từ chối tài trợ cho Tiểu đoàn Azov, trong đó có các phần tử phát xít. Các cơ quan an ninh Ukraine cũng đã nhận ra các mối đe dọa từ những tổ chức này và đang tích cực sử dụng các biện pháp chống lại các nhóm dân tộc chủ nghĩa có vũ trang.

Dẫu vậy, sự lạc quan về tương lai ở Ukraine vẫn còn quá xa vời khi mà đất nước này sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thế lực cực đoan hiếu chiến trong tương lai gần.

Bình luận về các chiến dịch vận động đang diễn ra tại Ukraine và các hoạt động gần đây của NATO, chuyên gia người Séc tin rằng NATO đang tỏ ra khá hoảng loạn và tuyệt vọng hơn chứ không phải là đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh sắp tới tại châu Âu./.

Nguyễn Hường